Biện pháp Phát triển kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh Lớp 3

Tiếng Anh là một ngôn ngữ Quốc tế có tính thông dụng và là một công cụ giao tiếp thiết yếu trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội. Thời đại toàn cầu hoá, nhu cầu giao tiếp giữa mọi người thuộc mọi quốc gia là bắt buộc.

Do vậy, việc học tiếng Anh đang trở thành một nhu cầu cần thiết và cấp bách giúp chúng ta tiếp cận, mở rộng hiểu biết với nguồn tri thức tiên tiến trên thế giới ở nhiều lĩnh vực khác nhau: Khoa học – kĩ thuật, kinh tế – xã hội, y học Tiếng Anh mặc nhiên trở thành ngôn ngữ toàn cầu.

Trên cơ sở

đó, trong lãnh vực giáo dục, Bộ GD – ĐT đã có định hướng chiến lược cho việc tổ chức dạy học môn Tiếng Anh trong trường tiểu học nhằm tạo điều kiện, môi trường cho học sinh được tiếp xúc với môn học này, tạo tiền đề cho việc học lên các cấp học trên được vững chắc. Hiện nay tất cả các trường Tiểu học trên toàn quốc đã dạy chương trình Tiếng Anh bắt đầu từ lớp 3 và một số trường đã dạy chương trình Tiếng Anh ngay từ lớp 1. Trong đó có trường đã dạy theo chương trình 4 tiết /tuần.

 

docx 18 trang Khương Huỳnh 21/08/2023 2201
Bạn đang xem tài liệu "Biện pháp Phát triển kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Biện pháp Phát triển kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh Lớp 3

Biện pháp Phát triển kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh Lớp 3
 việc giảng dạy và luôn đoàn kết giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.
– Biên chế giáo viên đảm bảo theo nhu cầu phát triển của mỗi nhà
trường; đồng thời giáo viên được đào tạo theo chuẩn, có sự nhiệt tình, năng lực và có tích luỹ được kinh nghiệm.
Các em học sinh năng động và nhanh nhẹn sẵn sàng tiếp thu cái mới, có óc tư duy sáng tạo. Với những học sinh khá giỏi, các em rất hứng thú trong quá trình học nghe và thảo luận khi nói tiếng Anh với bạn bè và giáo viên trước lớp, các em muốn được tham gia vào nhiều tình huống giao tiếp khác nhau để diễn tả được ý tưởng và suy nghĩ của bản thân.
-Một số phụ huynh rất quan tâm đến việc học của con em mình, chuẩn bị đầy đủ sách vở cũng như đồ dùng dạy học khi đến lớp.
Khó khăn:
-Đây là lứa tuổi rất hiếu động, ham chơi hơn ham học, chưa quen với việc tự học, chưa xây dựng được thời khóa biểu cho riêng mình và chưa hiểu được việc học ngoại ngữ là cần thiết.
Còn một số ít HS gặp khó khăn trong việc tiếp cận và nắm bắt ngôn ngữ mới. Từ đó, có ảnh hưởng không ít đến chất lượng dạy-học.
Hầu hết HS ở vùng nông thôn, phát âm tiếng địa phương nên khi đọc
tiếng Anh không chuẩn, thường có xu hướng phát âm tiếng Anh theo cách Việt hoá.
-Bên cạnh đó, học sinh tiểu học rất thích giờ học có nhiều đồ dùng trực quan, nhiều màu sắc và sinh động. Nhưng hiện nay trang thiết bị giảng dạy và học tập môn Anh văn còn hạn chế như: Đĩa CD bài hát và kể chuyện bằng tiếng Anh, tranh ảnh minh hoạ, thẻ hình, truyện tranh bằng tiếng Anh....Vì vậy giáo viên phải tự làm và tìm kiếm để đáp ứng cho việc lên lớp để giảng dạy.
Thực trạng của việc dạy và học kĩ năng nghe nói tiếng Anh:
Thực trạng cuả việc dạy:
So với phương pháp dạy học nhiều năm trước đây, giáo trình dạy tiếng Anh bậc Tiểu học đã có nhiều thay đổi tích cực. Cụ thể, nhà trường đã ý thức được việc phải rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh trong chương trình học chính
khóa. Tuy nhiên, do thời lượng học có hạn,
mỗi tuần chỉ
được học hai tiết
không đủ thời gian để học sinh phát triển tốt kỹ năng giao tiếp tiếng Anh.cộng thêm những đòi hỏi về mặt cơ sở vật chất và chuyên môn của giáo viên nên kĩ năng này vẫn còn gặp nhiều hạn chế, hầu như chỉ được triển khai mạnh mẽ ở các trường trọng điểm trên địa bàn thủ đô.
Thực trạng của việc học:
Tiếng Anh là một môn học rất mới lạ và khó học với học sinh Tiểu học. Các em học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 1,2 mới bắt đầu học làm quen, đang
học ngôn ngữ mẹ đẻ xen lẫn ngôn ngữ tiếng Anh nên các em dễ nhằm lẫn giữa hai ngôn ngữ.
Vì là môn học tự chọn nên một số học sinh chưa chú trọng nhiều đến môn Anh Văn. Vốn từ vựng của các em không có nhiều do các em không thuộc từ vựng hoặc các em không chịu học vì cứ nghĩ đây là môn phụ nên nó không quan trọng.
Một số đông học sinh phát âm còn chưa chính xác và ngại khi nói, dẫn đến nói nhỏ do sợ phát âm sai. Bên cạnh đó,học sinh vẫn chú trọng vào hai kỹ năng Đọc và Viết nhiều hơn, vì hai kỹ năng này được sử dụng nhiều trong thi cử.Vì thế , khả năng nói tiếng Anh của các em con nhiều hạn chế.
Khảo sát tình hình học sinh:
Khi chưa áp dụng phương pháp trên, kết quả kiểm tra cuối năm học 2014-
2015 của khối như sau:
HS
Sĩ số
Điểm KT nói
Giỏi
Khá
TB
Khối 3
336
18%
47%
35%
Vậy để các em có thể học và giao tiếp tốt ngôn ngữ này thì giáo viên dạy Anh văn Tiểu học rất quan trọng, dạy như thế nào mà các em có thể hứng thú với môn học,đặc biệt là tạo cho các em sự dạn dĩ và tự tin trong việc học và nói tốt tiếng Anh.Từ vấn đề trên, tôi xin được trình bày một số kinh nghiệm mà bản
thân tôi đã áp dụng và tích lũy được trong quá trình giảng dạy Anh văn Tiểu học.
II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN DẠY KỸ NĂNG NÓI
o bậc
Để thực hiện giảng dạy tốt kỹ năng nói thì giáo viên phải tiến hành theo các bước sau:
Về giáo viên:
a / Thường xuyên sử dụng Tiếng Anh trong tiết dạy:
- Đối với đối tượng học sinh cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông việc sử dụng Tiếng Anh trong giờ ngoại ngữ là điều hiển nhiên, vì khi đó vốn
từ các em khá đủ để hiểu những điều giáo viên truyền đạt. Nhưng đối với học
sinh Tiểu học vốn từ
các em chưa nhiều để
hiểu tốt yêu cầu của giáo viên,
chính điều này làm cho đa phần giáo viên dạy Tiếng Anh ở bậc tiểu học “lười” nói Tiếng Anh trong giờ dạy. Tôi nghĩ đây là một trong số lý do làm cho học sinh chưa tự tin khi đàm thoại bằng Tiếng Anh. Chúng ta là đầu tàu gương mẫu, lứa tuổi thiếu nhi còn ngây thơ và dễ bắt chước, thầy cô phải là tấm gương để học sinh noi theo, nếu giáo viên thường xuyên nói Tiếng Anh thì những câu nói đó dần dần thấm sâu vào tâm trí các em, khi cần nói tự nhiên các em sẽ phát ra được.
* Thực hiện:
- Vào đầu mỗi tiết dạy, tôi thường đối thoại với học sinh bằng những câu Tiếng Anh đơn giản để làm “nóng” không khí lớp học, tạo sự hưng phấn trong học tập, ứng xử nhanh nhẹn trong giao tiếp.
Ví dụ :
T	:	Good morning, class ! How are you today ?
Ss :	Good morning, Mrs.Linh !
We’re fine, thank you. How are you ?
T :	Very well, thank you!
- Theo cách dạy truyền thống vào đầu tiết dạy giáo viên thường gọi học sinh kiểm tra bài cũ, nhưng đối với tôi thì không làm như thế. Trước khi trở thành giáo viên tôi cũng là một học sinh như các bạn nhỏ bây giờ nên tôi hiểu rõ tâm trạng các em lúc này. Đối với tôi, việc sử dụng các hoạt động trò chơi trước khi bắt đầu tiết học không những giúp không khí lớp học không nặng nề mà còn làm cho tiết học trở nên sinh động, tạo cho học sinh tâm lý thoải mái. Khi đưa ra yêu cầu trò chơi giáo viên nên nói bằng Tiếng Anh, không cần câu nói dài chỉ sử dụng một số cụm từ, câu đơn giản nhưng thường xuyên lặp đi lặp lại, như thế học sinh sẽ hiểu.
Ví dụ:
Teacher: Are you happy now? Students: Yes.
Teacher:	Do you like to play game ? Students: Yes.
Teacher:	Play game “ Slap the board” – Ok ! Students:	Ok!
khác.
Teacher:	Four boys and four girls, please !
Now, any volunteers ? Raise your hand ..
- Sau	khi	chọn được hai đội tôi sử dụng một số câu ra lệnh đơn giản
Ví dụ:
Như

vậy
Teacher: Ready ? Students: Yes .
Teacher: Now, let’s start”.
khi vào lớp giáo viên có thể chào hỏi học sinh những câu hỏi
bằng tiếng Anh để tạo cho học sinh thế chủ động.Đồng thời giáo viên có thể ổn
định lớp để học sinh tập trung sự chú ý bằng một hoạt động trò chơi hay một
bài hát bằng tiếng Anh mà có liên quan đến nội dung bài cũ nhằm ôn lại kiến thức cho học sinh nắm vững hơn.
Ví dụ: Unit 4: How old are you? (Lesson 2) ở chương trình lớp 3 học số từ
10 thì giáo viên có thể
khởi động lớp bằng một bài hát để
ôn lại các số
(numbers).Bằng phương pháp này học sinh sẽ hơn.
quen và nói giao tiếp dễ
dàng
.
Giáo viên vừa hát vừa làm động tác minh họa và học sinh cũng vừa hát vừa làm theo. Giáo viên và học sinh làm khoảng 2 lần rồi vào bài học mới.
Ví dụ: Unit 1: Hello (Lesson 1) ở chương trình lớp 3, giáo viên có thể
tæ chøc trß ch¬i Shask attack để khơi gợi chủ đề bài học mà các con
được học. T«i chuÈn bÞ s½n h×nh vÏ 1 c« bÐ vµ mét con c¸ mËp
c¾t rêi, hoÆc ®«i lóc t«i tù ph¸c häa b»ng vµi nÐt ®¬n gi¶n lªn b¶ng.
H
E	L	L	O
Giáo viên phải tự rèn luyện, học hỏi trao dồi phương pháp dạy với các bạn đồng nghiệp, trên internet, báo đài, phải tự tin và thường xuyên nói Tiếng Anh trong lớp để học sinh noi theo. Tôi nghĩ giáo viên nên là người đầu tiên phải khắc phục mặt hạn chế trên rồi mới đến học sinh.
b / Thái độ giáo viên khi đứng lớp:
Phần lớn giáo viên khi đứng lớp thường có thái độ nghiêm khắc trong
giảng dạy để học sinh tập trung hơn nhưng theo tôi không nên tạo căng thẳng trong giờ học Tiếng Anh. Bởi vì, những tiết học Toán, Tiếng Việt,  học sinh đã tập trung nhiều cho nên đến tiết Tiếng Anh giáo viên cần tạo không khí lớp học sinh động và vui vẻ. Đây là cách cuốn hút học sinh vào tiết dạy của mình để các em thấy rằng Tiếng Anh không khó học và khô khan như mình nghĩ.
* Thực hiện:
Giáo viên cần vui vẻ hoà nhập vào thế giới trẻ thơ của học sinh, chính thái độ của người hướng dẫn sẽ giúp các em tự tin và mạnh dạn tập nói tiếng Anh trong lớp học mà không sợ thầy cô trách phạt hay bạn bè chế giễu khi bị sai.
Khi bước vào lớp điều đầu tiên giáo viên nên làm là mỉm cười với cả lớp tạo sự gần gũi, thân thiện với học trò của mình để bắt đầu một tiết học mới.
Giáo viên cần rèn luyện cho mình có tính “khôi hài” và sử dụng nó trong tiết dạy để cuốn hút học sinh. Người thầy được ví như một nghệ sĩ nếu diễn
tốt sẽ được khán giả mến mộ và đón nhận một cách nồng nhiệt. Làm được điều này bước đầu chúng ta đã thành công. Sau đây là một ví dụ minh hoạ.
Ví dụ:
Tôi cho học sinh chơi trò “Simon says” và sử dụng các câu lệnh ( Stand up, Sit down, Be quiet, Listen.. để áp dụng vào trò chơi. Giáo viên hô: “Simon says:
Stand up” thì học sinh làm, còn không có từ “Simon says” thì học sinh không
làm.Học sinh nào làm thì thua và bị loại khỏi trò chơi. Lúc này đối với các em bị
loaị khỏi trò chơi, tôi kịp thời động viên các em: “You work very well. Try more, dear!” Như vậy ,kể cả các em bị thua cũng được cô giáo khích lệ, động viên, lần sau các em sẽ tiếp tục tham gia trò chơi mà không lo bạn bè chế giễu khi bị thua cuộc.
Về học sinh:
a / Phát âm chuẩn từ vựng và ngữ điệu câu:
Hiện nay, có quan điểm cho rằng học sinh tiểu học còn nhỏ không cần phát âm chuẩn như người bản xứ nhưng đối với tôi thì ngược lại. Phải tập các em nói đúng và chuẩn ngay từ khi mới học Tiếng Anh. Bởi vì người xưa thường nói “Tre non dễ uốn” và một phần do kinh nghiệm bản thân từ nhiều năm nay dạy học sinh tiểu học nên tôi thấy rõ mặt hạn chế của học trò. Nếu giáo viên lơ là trong việc sửa lỗi phát âm, không hướng dẫn chú ý trọng âm từ, ngữ điệu trong câu thì khi nghe người khác phát âm đúng các em không nhận ra và hiểu được người đối diện nói gì. Mặc khác các em sẽ lúng túng không biết thầy mình dạy đúng hay người này đúng làm cho học sinh e dè, không tự tin trong giao tiếp.
* Thực hiện:
- Chúng ta phải cho học sinh nghe băng thường xuyên với giọng đọc chuẩn của người bản xứ và cho lặp lại nhiều lần, chú ý ngữ điệu cuối câu và nhất là phần kết thúc của từ. Hướng dẫn học sinh tập trung trong khi nghe và khuyến khích các em bắt chước giọng đọc trong băng càng giống càng tốt.
Sau bước nghe và lặp lại giáo viên yêu cầu học sinh tự đọc đồng thanh, theo cặp rồi cá nhân. Tuyên dương những học sinh đọc tốt và chỉnh sửa ngay nếu học sinh đọc sai và không chuẩn.
Với học sinh vùng nông thôn do không có điều kiện tiếp xúc với người nước ngoài, ít nghe băng đĩa tiếng Anh nên có xu hướng phát âm tiếng Anh theo cách Việt hoá. Vì vậy, ngay từ đầu giáo viên tiếng Anh phải phát âm thật chuẩn để các em bắt chước và đây là một trong những yếu tố cơ bản trong việc dạy
nghe-nói, giáo viên kiên trì luyện tập phát âm cho học sinh để tạo cho các em có thói quen phát âm đúng và phải phát âm đúng.
* Một số trường hợp khó khi phát âm và một số cách để phát âm đúng
Tập cho các em thói quen đọc nối:
Ví dụ:
It’s a pen.
There is a cloud. Look at him.
Cần chú ý luyện tập cho các em cách phát âm có các âm cuối như:
+ bat
+ notebook
Đối với hình thức số nhiều (plural) cần luyện tập cho các em phát âm:
+ s là /s/ khi đứng sau phụ âm vô thanh như: casettes, kites, notebooks
+ s phát âm là /z/ khi đứng sau nguyên âm hoặc phụ âm hữu thanh như: robots, bats, tables
+ s phát âm là /iz/ khi đứng sau những âm như: -s-, -z-, -sh-,-tch
Ví dụ:	pencil cases
Ngoài ra,một số âm rất khó phát âm,ngay cả với học sinh nhỏ bản ngữ
+ Âm /r/ là âm khó ,học sinh chú ý môi thầy cô,chu môi ra sau đó mở tròn miệng: r r r
+ Âm /th/ chỉ cho học sinh đạt lưỡi giữa hai hàm răng.Chú ý cắn nhẹ
đầu
lưỡi khi đọc âm này. VD: this, they, these
+ Âm /l/ bắt đầu đặt đầu lưỡi đằng sau răng trên
- Cần chú ý: dấu nhấn (Stress), nhịp điệu (Rhythm), ngữ âm, ngữ điệu
(Intonation) là những yếu tố quan trọng trong khi nói Tiếng Anh. Nó giúp người nghe dễ hiểu nội dung cuộc nói chuyện.
+ Có ba mức độ nhấn: nhấn chính (The Primary Stress), nhấn phụ (The Secondary Stress), không nhấn (The None- Stress). Thông thường trong Tiếng
Anh, dấu nhấn chính thường đặt vào những từ trọng trong câu.
mang ý nghĩa nội dung quan
+ Âm điệu, ngữ
điệu: thường lên giọng
o cuối câu hỏi Yes-No và hạ
giọng ở câu hỏi Wh-questions.
Trong quá trình dạy, nếu một HS gặp khó khăn khi phát âm một yếu tố nào đó, GV không nên bắt HS đó đứng dậy đọc đi đọc lại nhiều lần mà nên yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh mẫu đó vài lần. Sau đó học sinh tiếp tục luyện đôi và khi đó giáo viên có thể tiếp tục giúp đỡ những học sinh khó khăn.
b/ Hướng dẫn học sinh sử dụng cử chỉ, điệu bộ khi đối thoại bằng Tiếng
Anh:
Các bạn thấy đó người nước ngoài khi nói chuyện với chúng ta thường
sử dụng nét mặt, cử chỉ, điệu bộ diễn đạt điều muốn nói để người đối diện dễ hiểu và có cảm giác gần gũi hơn trong giao tiếp. Tại sao chúng ta học ngôn ngữ của họ mà không học cách thể hiện như thế để hoàn thiện hơn trong giao tiếp. Đây là lý do tôi chọn biện pháp này để góp phần tạo sự tự tin khi đàm thoại Tiếng Anh.
* Thực hiện:
Tôi yêu cầu học sinh trong khi đối thoại thì nói và diễn phải kết hợp với nhau. Nếu hỏi về tên, sức khoẻ, tuổi,  của người mình muốn hỏi thì chìa tay về người đối diện và tự chỉ vào mình khi nói câu trả lời. Khi hỏi và miêu tả về đồ vật thì đến chọn hay chạm tay vào đồ vật đó. Chính việc làm này góp phần phát triển tốt kỹ năng giao tiếp, giúp học sinh thuộc từ và mẫu câu nhanh hơn.
Ví dụ:
Giáo viên yêu cầu học sinh xây dựng một đoạn hội thoại và trình bày
lại.

Nam :	Hello, Mai. How are you today ?
(Nam đưa tay vẫy và chìa tay về phía Mai) Mai :	Hi, Nam . I’m fine, thank	you.
(Mai vẫy tay và chỉ vào mình trả lời ) Nam :	How old are you ?
(Chỉ tay về phía Mai)
Mai :	I’m eight. (Chỉ vào mình và giơ 8 ngón tay)
tiếp:
Một số biện pháp khác:
a / Phân hoá đối tượng học sinh và chia nhóm rèn luyện kỹ năng giao
Phân định rõ đối tượng nhằm giúp giáo viên bao quát lớp tốt hơn, nắm rõ
số lượng học sinh yếu nhiều hay ít của từng lớp. Từ đó giáo viên lựa chọn, sử dụng phương pháp dạy phù hợp để đạt hiệu quả cao.
* Thực hiện:
- Bắt đầu vào năm học mới sau ba tuần học tôi có thể phân loại nhóm học sinh giỏi, khá và nhóm trung bình, yếu. Tôi chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi
nhóm từ bốn đến năm học sinh) để cùng nhau học tập. Trong nhóm có từ hai
đến ba học sinh thuộc dạng khá giỏi, những em này được phân công làm nhóm
trưởng và nhóm phó để những bạn yếu.
điều hành nhóm hoạt động và có nhiệm vụ
giúp đỡ
Mỗi nhóm được đặt cho một cái tên như: “Blue sky”, “Lion”, “Green grass”, “Tiger”, . để tạo sự mới lạ, hấp dẫn cho học sinh.
Nhóm hoạt động vào đầu mỗi buổi học có tiết Tiếng Anh. Chỉ hoạt
động từ 5 phút đến 10 phút để cùng nhau học Tiếng Anh. Lúc đầu các em chỉ có thể nói một vài câu đơn giản như “Hello. What’s your name? How are you? I’m fine, thank you .”
Qua những bài học tiếp theo số lượng từ vựng và mẫu câu tăng dần từ đó học sinh nói được nhiều và nội dung phong phú hơn.
Ví dụ:
Vy	: Hello, Nam.
Nam : Hi, Vy . What’s the matter? Vy	: I’m thirsty.
Nam : Do you want milk ? Vy	: Yes, I do.
Nam : Here you are ! Vy	: Thank you.
Nam : You’re welcome.
.
Vào cuối mỗi tiết học tôi dành từ ba đến năm phút ở phần mở rộng bài học để kiểm tra từ 1 đến 2 nhóm. Các nhóm sẽ trình bày lại những gì đã thực hành ở đầu giờ học. Nhóm nào thực hành tốt sẽ được thưởng, phần thưởng là
những tràng pháo tay của tập thể, những bông hoa, viên kẹo hay vài chiếc bánh để khích lệ tinh thần các em.
Hoạt động nhóm mục đích giúp cho những học sinh yếu khắc phục tính rụt rè, sợ sệt và mặc cảm khi không nói được Tiếng Anh như các bạn. Thầy cô không có nhiều thời gian để gần gũi và giúp đỡ các em, thông qua hoạt động nhóm bạn sẽ là người hỗ trợ có hiệu quả nhất “Học thầy không tày học bạn”.
b/ Khuyến khích học sinh tập hát nhiều bài hát Tiếng Anh:
Muốn học giỏi Tiếng Anh điều đầu tiên ta phải làm thế nào cho trẻ em yêu thích nó. Âm nhạc chính là cầu nối sẽ giúp các em đến gần môn học này hơn để thấy rằng Tiếng Anh thật thú vị và bổ ích.
* Thực hiện:
Ngoài những bài hát trong chương trình học tôi còn sưu tầm trên internet, băng, đĩa một số bài phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi để dạy các em. Lứa tuổi học sinh tiểu học rất năng động và thích hát, những bài có tiết tấu vui nhộn càng làm các em thích thú. Thông qua đây học sinh sẽ chăm học Tiếng Anh hơn.
Giáo viên cần giải thích ý nghĩa, nội dung bài hát để học sinh hiểu, cảm thụ bài hát. Từ đó các em có hứng thú và hát hay hơn.
Học sinh hát tập thể, nhóm và có thể cho các em tự chọn bạn hát chung với
mình.
Khi dạy bài hát mới tôi lồng ghép vào tiết làm bài tập tại lớp vừa giảm
bớt căng thẳng vừa cung cấp thêm nhiều bài hát cho học sinh.
Ngoài ra để giúp học sinh mau thuộc cấu trúc câu, tôi thường chế lại các cấu trúc theo lời các bài hát mà các em đã thuộc như: “kìa con bướm vàng”
c/ Tận dụng tối đa trang thiết bị có sẵn
Muốn học tốt các em phải được trang bị đầy đủ dụng cụ học tập cũng như tập sách. Còn giáo viên muốn tiết dạy sinh động cũng cần có các thiết bị kèm theo.
Giáo viên tận dụng những trang thiết bị sẵn có và làm ra những đồ dùng dạy học phù hợp với các bài học, bảo quản chúng thật tốt để có thể tái sử dụng nhiều lần.
d/ Sửa lỗi sai cho học sinh
Việc sửa lỗi phát âm, lỗi ngữ pháp cho học sinh trong khi nói là một việc làm quan trọng. Tuy nhiên, làm thế nào để sửa lỗi cho các em, sửa lỗi vào thời
điểm nào cho thích hợp là một việc làm đòi hỏi sự tế nhị và mang tính sư phạm cao.
Khi học sinh đang thực hành phát âm một câu nói nào đó cho đúng thì đây là thời điểm thích hợp để giáo viên sửa lỗi khi các em đọc sai.
ĐỐi với trường hợp khi HS đang tập trung suy nghĩ và tìm ý tưởng từ vựng để thể hiện một nội dung nào đó, giáo viên không nên ngắt lời để sửa lỗi vì điều này sẽ làm mất đi sự tự tin, tính hiếu động, thích tham dự vào các hoạt động rèn luyện giao tiếp của các em.
Giáo viên cần có thái độ tích cực đỐi với lỗi ngôn ngữ của học sinh.
Chấp nhận lỗi như một phần tất yếu trong quá trình học ngoại ngữ, giúp học sinh học tập được từ chính lỗi của bản thân và bạn bè.
Kết quả thực hiện:
Qua việc áp dụng một sỐ thủ thuật trong việc dạy nói cho học sinh trong năm học qua, tôi nhận thấy các em không còn phải lo sợ khi đến tiết học nghe nói. Các em tự tin hơn trong giao tiếp, hứng thú hăng say luyện tập và kết quả tiếp thu bài của học sinh tỐt hơn.
Kết quả đạt được qua đợt khảo sát thực hiện cuối học kì I năm học 2017-2018 của ba khối 3,4,5 như sau:
HS
Sĩ số
Điểm KT nói
Giỏi
Khá
TB
KhỐi 3
336
30%
47%
23%
So sánh: So với kết quả khảo sát cuỐi năm học 2016-2017, tôi thấy
vĐiểm KT nói:
Chất lượng giỏi, khá tăng lên khoảng 10%.
SỐ học sinh trung bình giảm khoảng 15%
Bài học kinh nghiệm
KẾT LUẬN
Từ kết quả
trên cho chúng ta thấy rõ nếu giáo viên có đầu tư
tỐt vào
giảng dạy, biết áp dụng mọi phương pháp phù hợp với năng lực của từng học sinh, phù hợp với tình hình chung của mỗi khỐi lớp thì chúng ta sẽ gặt hái được chất lượng và hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó tạo được tình cảm tỐt “giữa thầy và trò”, “giữa trò và trò”, học sinh cảm thấy yêu thích môn học mà mình phụ trách. Để từ đó các em học tỐt hơn và tạo nền tảng cho sự phát triển sau này.
Kết luận
Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi đã tìm tòi, học hỏi và vận dụng vào phương pháp giảng dạy giao tiếp của mình.Tuy nhiên mỗi phương pháp điều có những ưu điểm và hạn chế.Vì vậy người giáo viên nên linh hoạt, khéo léo để chọn và vận dụng những phương pháp nào cho phù hợp với từng đỐi tượng học sinh của mình. Từ đó, các em sẽ dễ dàng hiểu và tiếp thu bài nhanh hơn, giáo viên cũng nhẹ nhàng và kết quả đạt được cũng cao hơn.
Với những kết quả đã đạt được như trên, tuy nhiên tôi nhận thấy bản thân mình cần phải cỐ gắng học hỏi nhiều hơn nữa để nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ.Đồng thời không ngừng tìm tòi và suy nghĩ để đưa ra hướng giải
quyết tỐt nhất cho bài giảng của mình. Rất mong được sự đóng góp kiến và bổ
sung thêm của Quý Thầy Cô đồng nghiệp để quyển sáng kiến hoàn thiện hơn
Hà Nội, ngày 4 tháng 4 năm 2018
Người viết
Nguyễn Thùy Linh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa tiếng Anh lớp 3- chương trình BGD&ĐT.
- Sách giáo viên tiếng Anh lớp 3- chương trình BGD&ĐT.

File đính kèm:

  • docxbien_phap_phat_trien_ky_nang_noi_tieng_anh_cho_hoc_sinh_lop.docx
  • pdfskkn_-2018_-linh_8620189.pdf