Biện pháp Rèn đọc thành tiếng cho học sinh Lớp 5 trong phân môn Tập đọc
Môn Tiếng Việt trong trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Tập đọc là phân môn của chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học. Đây là phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng đọc, một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh bậc Tiểu học.
Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng bộ phận cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của đọc: đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy), đọc hiểu (thông hiểu nội dung văn bản mình đọc) và đọc hay (đọc diễn cảm). Năng lực đọc có nhiều mức độ, nhiều tầng bậc khác nhau.
Bốn kĩ năng đọc được hình thành trong hai hình thức đọc: đọc thành tiếng và đọc thầm. Chúng được rèn luyện đồng thời hỗ trợ lẫn nhau. Sự hoàn thiện kĩ năng này sẽ tác động đến kĩ năng kia. Vì vậy đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh cũng như cho phép thông hiểu nội dung văn bản. Đọc trở thành đòi hỏi đầu tiên đối với mỗi học sinh khi bước vào bậc Tiểu học. Tập đọc với tư cách là phân môn của Tiếng Việt ở Tiểu học có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu này.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Biện pháp Rèn đọc thành tiếng cho học sinh Lớp 5 trong phân môn Tập đọc
học sinh mắc cũng không nhiều. * Ngọng do bẩm sinh: Ít em mắc nhưng không phải trường hợp nào cũng có khả năng sửa được. Để luyện cho các em cần có một quá trình lâu dài và kiên trì với cả giáo viên và học sinh. Để giúp học sinh luyện đọc tốt, trước tiên mỗi giáo viên phải nắm được tình hình thực tế của lớp mình và tình hình thực tế lớp tôi như sau: Tổng số học sinh: 54 em. Trong đó: - Đọc hay: 4 em - Đọc rõ ràng, rành mạch nhưng chưa diễn cảm: 16 em - Đọc ngọng (âm đầu l – n; dấu thanh hỏi -> nặng, ngã -> sắc, vần anh -> ăn, giọng địa phương ...): 5 em - Đọc chưa lưu loát: 29 em Kết quả khảo sát cho thấy rõ năng lực đọc thành tiếng của học sinh còn yếu. Từ thực tế lớp, tôi đã cố gắng tìm ra các biện pháp nhằm khắc phục chất lượng đọc của học sinh lớp mình, tôi cố gắng tìm biện pháp nhằm rèn kĩ năng đọc thành tiếng cho học sinh. C. Các biện pháp tiến hành rèn đọc thành tiếng trong phân môn Tập đọc: Phân môn Tập đọc lớp 5 nhằm giúp học sinh củng cố, phát triển kĩ năng đọc trơn, đọc thầm đã được hình thành ở các lớp dưới; tăng cường tốc độ đọc, khả năng đọc lướt; khả năng đọc diễn cảm. Chính vì thế việc giúp các em đọc thành tiếng tốt là việc làm hết sức quan trọng. Với đề tài "Rèn đọc thành tiếng cho học sinh lớp 5 trong phân môn Tập đọc", trong mỗi giờ Tập đọc, tôi đã tiến hành các biện pháp sau: 1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh khi dạy và học Tập đọc. 2. Tiến hành rèn đọc thành tiếng cho HS trong giờ Tập đọc gồm: a. Rèn đọc nối tiếp b. Sửa lỗi phát âm c. Rèn đọc đúng câu, đoạn d. Luyện đọc diễn cảm Biện pháp cụ thể như sau: 1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh khi dạy và học Tập đọc: * Giáo viên: Giờ dạy đạt hiệu quả cao hay thấp tuỳ thuộc vào sự chuẩn bị của giáo viên. Chính vì vậy, trước mỗi bài dạy, giáo viên phải có sự đầu tư, chuẩn bị kĩ; phải nghiên cứu mục đích, yêu cầu của bài Tập đọc, soạn giáo án cẩn thận; đọc thêm các tài liệu có liên quan để phục vụ cho bài dạy. Giáo viên phải xác định rõ yêu cầu, vị trí của mỗi bài Tập đọc trong hệ thống chương trình... để từ đó giáo viên luôn làm chủ được bài dạy của mình. * Học sinh: Học sinh phải đọc trước bài Tập đọc nhiều lần; chuẩn bị bài bằng cách trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. Điều này sẽ giúp học sinh có tâm thế tốt khi bước vào tiết Tập đọc. 2. Rèn đọc thành tiếng cho HS trong giờ Tập đọc: 2.1. Rèn đọc nối tiếp cho học sinh khi đọc thành tiếng: Mục đích của giờ Tập đọc là luyện đọc cho học sinh vì thế học sinh phải được luyện đọc nhiều, nhiều học sinh cùng được luyện đọc. Cho học sinh đọc luân phiên nhau theo một hình thức giáo viên đã chọn sẵn chính là đọc nối tiếp. Trong mỗi giờ Tập đọc, hình thức đọc nối tiếp là Đọc nối tiếp đoạn. Cần cho học sinh đọc nối tiếp đoạn để rèn học sinh kĩ năng đọc đúng số lượng câu nhiều. Hình thức này thường được tiến hành ở phần đầu giờ Tập đọc. Học sinh nối tiếp, mỗi học sinh đọc theo trình tự một đoạn trong bài (lặp lại 2 vòng, sao cho nhiều học sinh trong lớp được đọc). Giáo viên kết hợp sửa lỗi cách đọc cho các em. Luyện đọc nối tiếp đoạn còn kèm với việc giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm: đọc trong nhóm, đọc thi giữa các nhóm. Điều này rất cần thiết trong việc kiểm tra chất lượng đọc trong nhóm của các em, và để giúp các em có khả năng nhận xét, đánh giá khả năng đọc của bạn từ đó tự các em sẽ cố gắng đọc tốt hơn để được các bạn bình chọn, được cô giáo tuyên dương. Ví dụ: - Bài “Những con sếu bằng giấy” (Tiếng Việt 5/1) chia làm 4 đoạn thì 4 học sinh đọc nối tiếp. - Bài “Luật tục xưa của người Ê-đê” (Tiếng Việt 5/2) có 3 đoạn, nhưng để tránh cho một học sinh phải đọc đoạn quá dài thì đoạn 3 giáo viên có thể chia thành 2 phần và sẽ có 4 học sinh được đọc nối tiếp. Riêng với thơ thì tuỳ thuộc và số lượng khổ thơ trong bài để giáo viên có thể cho lượng học sinh đọc nối tiếp phù hợp. Ví dụ: - Bài thơ "Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà" (Tiếng Việt 5/1) có 3 khổ, giáo viên sẽ mời 3 em đọc nối tiếp. - Bài thơ “Đất nước” (Tiếng Việt 5/2) gồm 5 khổ, 5 học sinh đọc nối tiếp theo từng khổ. Đây là một hình thức rất tốt để nhiều học sinh được luyện đọc và đồng thời cũng rèn khả năng tập trung sự chú ý của học sinh vào bài đọc của bạn, vào bài Tập đọc; có thế các em mới có khả năng đọc đúng và đọc tốt. 2.2. Sửa lỗi phát âm cho học sinh khi đọc thành tiếng: Trước khi luyện đọc cho học sinh, giáo viên cần đọc mẫu hoặc gọi một học sinh đọc tốt đọc trước, yêu cầu học sinh cả lớp chú ý theo dõi; đây là việc làm hết sức quan trọng vì nó sẽ giúp các em phần nào định hình giọng đọc, theo dõi và xác định đúng chính tả văn bản. Tuy nhiên trong quá trình đọc thành tiếng; học sinh không thể tránh được những lỗi vi phạm. Mục tiêu của chúng ta là rèn luyện và khắc phục những lỗi đó. Sau đây là một số cách sửa lỗi cho học sinh khi đọc: - Sửa khi học sinh đọc nối tiếp: Trong khi học sinh đọc nối tiếp; giáo viên theo dõi. Phát hiện học sinh mắc lỗi, giáo viên để học sinh hoàn thành câu hoặc đoạn trước rồi yêu cầu học sinh đọc lại những tiếng đã đọc sai; nếu học sinh đọc vẫn chưa chuẩn, giáo viên sẽ đọc mẫu rồi yêu cầu đọc lại, kèm những lời động viên, nhắc nhở giúp học sinh rút kinh nghiệm. - Nhiều học sinh cùng sai một số tiếng, từ khó thì giáo viên viết lên bảng và yêu cầu nhiều học sinh đọc lại. Số lượng từ, tiếng khó trong trường hợp này tuỳ thuộc từng bài. Ví dụ: + Bài “Lòng dân” (Tiếng Việt 5/1): Giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc đúng phương ngữ Nam bộ hổng thấy, thiệt, quẹo vô. + Bài “Hộp thư mật” (Tiếng Việt 5/2): chữ V (chữ vê), bu-gi, cạy. + Bài "Lớp học trên đường" (Tiếng Việt 5/2) cần giúp học sinh đọc đúng tên riêng nước ngoài: Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi. - Khi học sinh đọc nhóm giáo viên cần định hướng trước các em trong nhóm phải theo dõi bạn đọc và sửa kịp thời cho bạn. - Nhận xét và bình chọn bạn đọc tốt cũng là một cách giúp các em phát hiện tiếng từ khó từ đó tự sửa khi mình đọc để tránh cái sai mà bạn đã mắc phải. 2.3. Rèn đọc đúng câu, đoạn văn: Ngoài tìm tiếng, từ khó đọc, dễ sai trong phát âm cần phải luyện đọc, sửa sai ở phần trên; trong một giờ dạy Tập đọc, giáo viên cần xác định được và chọn ra đâu là câu khó đọc, câu dài để hướng dẫn học sinh luyện đọc cho phù hợp. Trước tiên giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách ngắt và nghỉ hơi trong câu. (Ngắt hơi sau dấu phẩy, nghỉ hơi sau dấu chấm). Sau đó giáo viên hướng dẫn thêm ngắt hơi trong câu văn dài, câu khó để học sinh đọc cho thuận tiện mà không bị sai nội dung văn bản. - Luyện đọc đúng còn bao gồm cả việc luyện đọc đúng tiết tấu, ngắt nghỉ hơi đúng. Học sinh phải biết dựa vào nghĩa, dựa vào quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ để ngắt hơi cho đúng. Học sinh không được đọc tách một từ làm hai. + Ví dụ không đọc: “Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp / bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát.” (Phong cảnh đền Hùng - Tiếng Việt 5/2) + Không tách động từ – hệ từ “là” với danh từ sau nó. Ví dụ không đọc: “Trời xanh đây là / của chúng ta” (Đất nước - Tiếng Việt 5/2) mà cần đọc: “Trời xanh đây / là của chúng ta” + Dựa vào quan hệ cú pháp, học sinh phải biết ngắt hơi đúng ranh giới của cụm từ. Ví dụ không đọc: “Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm / nắng lá rơi đầy.” (Đất nước - Tiếng Việt 5/2) mà đọc: “Người ra đi / đầu không ngoảnh lại Sau lưng /thềm nắng / lá rơi đầy.” Hay không đọc: “Bầm ra ruộng / cấy bầm run” (Bầm ơi - Tiếng Việt 5/2) mà đọc là: “Bầm ra ruộng cấy/ bầm run” - Việc ngắt hơi phải phù hợp với dấu câu: Nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu ở dấu chấm. Ngoài việc ngắt, nghỉ đúng sau dấu câu thì học sinh còn phải biết ngắt hơi ngắn sau một số cụm từ ở những câu dài. Chẳng hạn: + “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không,/ dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang/ để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không,/ chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.//” (Thư gửi các học sinh - Tiếng Việt 5/1) + Bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” (Tiếng Việt 5/1): cần hướng dẫn ngắt câu như sau: “Mùa đông,/ giữa ngày mùa,/ làng quê toàn màu vàng/ những màu vàng rất khác nhau.// Có lẽ/ bắt đầu từ những đêm sương sa/ thì bóng tối đã hơi cứng/ và sáng ngày ra/ thì trông thấy màu trời có vàng hơn thường khi.//” + Bài “Tà áo dài Việt Nam” (Tiếng Việt 5/2): Giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc ngắt nghỉ hơi đúng: “Chiếc áo dài tân thời/ là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách dân tộc tế nhị,/ kín đáo/ với phong cách phương Tây hiện đại,/ trẻ trung.//” - Không chỉ đối với văn xuôi, đặc biệt các bài thơ trong chương trình, ngoài cách ngắt nhịp phổ biến theo từng thể loại thơ ra thì mỗi bài thơ có đặc thù riêng, mỗi bài thơ mang sắc thái biểu cảm riêng, chính vì thế giáo viên cần lưu ý chọn ra các câu thơ khó đọc, mang đặc điểm biểu đạt riêng để ngắt nhịp thơ cho đúng. Ví dụ: Đọc đúng, ngắt nhịp đúng: “Sáng mát trong/ như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu/ hương cốm mới Tôi nhớ những ngày thu/ đã xa.// Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài/ xao xác hơi may Người ra đi/ đầu không ngoảnh lại Sau lưng/ thềm nắng/ lá rơi đầy.// (Đất nước - Tiếng Việt 5/2) “Chắt trong vị ngọt/ mùi hương Lặng thầm thay/ những con đường ong bay.// Trải qua mưa nắng vơi đầy Men trời đất/ đủ làm say đất trời.// Bầy ong giữ hộ cho người Những mùa hoa/ đã tàn phai tháng ngày.//” (Hành trình của bầy ong - Tiếng Việt 5/1) 2.4. Luyện đọc diễn cảm: Đọc diễn cảm là một yêu cầu đọc thành tiếng. Đó là khả năng làm chủ ngữ điệu, tốc độ, cao độ, cường độ của giọng, để biểu đạt đúng ý nghĩa và tình cảm mà tác giả đã gửi gắm vào bài đọc, đồng thời thể hiện sự thông hiểu, khả năng cảm thụ của người đọc. Đọc diễn cảm chỉ thể hiện được trên cơ sở đọc đúng và lưu loát vì thế giáo viên cần đưa ra nội dung và yêu cầu đọc phù hợp với khả năng của học sinh. Ngoài ra, đọc diễn cảm được quy định bởi cảm xúc của bài đọc vì vậy muốn dạy học sinh đọc diễn cảm, trước hết giáo viên phải giúp các em hiểu, hoà nhập được với bài văn, bài thơ; cũng chính vì vậy, phần luyện đọc diễn cảm được đưa vào phần luyện đọc lại sau khi tìm hiểu bài. Để luyện đọc diễn cảm cần làm các công việc sau: * Xác định giọng đọc chung của toàn bài: Giáo viên đưa ra hoặc học sinh đàm thoại, xác định thể loại của văn bản, nội dung chính của bài để xác định giọng đọc chung cho cả bài. Ví dụ - Bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” (Tiếng Việt 5 tập 1) giọng chậm rãi, dàn trải, nhẹ nhàng; nhấn giọng những từ ngữ tả những màu vàng khác nhau của cảnh vật. - Bài “Phong cảnh đền Hùng” (Tiếng Việt 5/2) cần đọc với giọng trang trọng, tha thiết. Với thơ cần chú ý tính nhịp điệu của ngôn ngữ thơ ca, sự nhịp nhàng giữa các dòng thơ, tránh đọc máy móc mà không chú ý đến ý nghĩa nối tiếp giữa dòng trước và dòng sau. Với một số bài thơ, giáo viên nên hướng dẫn học sinh đọc “vắt dòng” để đảm bảo ý nghĩa những câu thơ. Chẳng hạn: “Nơi những dòng sông cần mẫn Gửi lại phù sa bãi bồi Để nước ngọt ùa ra biển Sau cuộc hành trình xa xôi.” (Cửa sông - Tiếng Việt 5/2) Hay: “Nắng đứng ngủ quên Trên những bức tường Làn gió nào về mang hương Ủ đầy những rãnh tường chưa trát vữa.” (Về ngôi nhà đang xây - Tiếng Việt 5/1) * Xác định giọng đọc từng đoạn: Với sự hướng dẫn, gợi ý của giáo viên, học sinh tìm ra cách thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung từng đoạn trong bài. Ví dụ: Đọc bài “Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai” (Tiếng Việt 5/1): - Đoạn 1: giọng thông báo rõ ràng, rành mạch, tốc độ khá nhanh, nhấn giọng ở những số liệu, thông tin. - Đoạn 2 : giọng bất bình. - Đoạn 3: cảm hứng ngợi ca cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bỉ của người da đen. Học sinh luyện tập thể hiện giọng đọc của từng câu, đoạn, bài: Khi luyện đọc, giáo viên cần chỉ ra những chỗ khó đọc, những “điểm nút” trong bài để học sinh hiểu và tìm cách thể hiện. Các học sinh có thể có những cách thể hiện khác nhau theo sự cảm nhận của mình. Giáo viên cần cho học sinh nghe, nhận xét, thảo luận cách đọc của bạn, giải thích vì sao đọc như thế là hay, chưa hay, học tập những điểm hay trong cách đọc của thầy, của bạn. Giáo viên có thể thị phạm những cách đọc khác nhau trong thế đối lập để học sinh nhận ra cách đọc nào đúng, cách đọc nào hay và học tập. - Ví dụ: Đọc bài “Đất nước” (Tiếng Việt 5/2): + Cách 1: Đọc với giọng chậm, đều đều, không nhấn giọng: “Mùa thu nay khác rồi Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha.” + Cách 2: Đọc với nhịp nhanh hơn, giọng vui, khỏe khoắn, tràn đầy tự hào, lên giọng ở từ phấp phới, thay áo mới, trong biếc, nhấn giọng ở từ ngữ khác rồi, vui nghe: “Mùa thu nay/ khác rồi Tôi đứng vui nghe/ giữa núi đồi Gió thổi rừng tre/ phấp phới Trời thu/ thay áo mới Trong biếc/ nói cười thiết tha.” Học sinh sẽ nhận thấy đọc theo cách 2 hay hơn, sinh động hơn, phù hợp với nội dung bài thơ hơn. - Ví dụ: Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 1 và 4 trong bài "Tà áo dài Việt Nam" (Tiếng Việt 5/2): + Cách 1: Giọng thông báo, rõ ràng, rành mạch: "Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo lối mớ ba, mớ bảy, tức là mặc nhiều áo cánh lồng vào nhau. Tuy nhiên, với phong cách tế nhị, kín đáo, người phụ nữ Việt thường mặc chiếc áo dài thẫm màu bên ngoài, lấp ló bên trong mới là các lớp áo cánh nhiều màu (vàng mỡ gà, vàng chanh, hồng cánh sen, hồng đào, xanh hồ thủy,...). Áo dài trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam. Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn." + Cách 2: Giáo viên hướng dẫn các em đọc giọng nhẹ nhàng, cảm hứng ngợi ca. Đoạn 4 giọng vui tươi, cao, sáng, đầy tự hào về chiếc áo dài Việt Nam, nhấn giọng mớ ba, mớ bảy, tế nhị, kín đáo, lấp ló, biểu tượng, đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát "Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo lối mớ ba, mớ bảy, tức là mặc nhiều áo cánh lồng vào nhau. Tuy nhiên, với phong cách tế nhị, kín đáo, người phụ nữ Việt thường mặc chiếc áo dài thẫm màu bên ngoài,/ lấp ló bên trong mới là các lớp áo cánh nhiều màu (vàng mỡ gà, vàng chanh, hồng cánh sen, hồng đào, xanh hồ thủy,...). Áo dài trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam. Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn." Qua việc nghe, nhận xét, tự đọc bằng giọng đọc của mình, học sinh sẽ nhận ra và thể hiện được cách đọc hay hơn, diễn cảm hơn. Việc luyện đọc thành tiếng được phân ra các bước luyện đọc đúng, đọc nhanh, đọc diễn cảm như trên là để làm rõ hơn các kĩ thuật luyện tập và các công việc cần tiến hành. Tuy nhiên không có nghĩa là bài nào , giờ học nào việc luyện đọc thành tiếng cũng nhất nhất tiến hành theo trình tự đó một cách tách biệt mà giáo viên cần hết sức linh hoạt để kết thúc giờ học, học sinh phải đọc được toàn bài ở trình độ đúng, hay, diễn cảm. Tuy nhiên, tuỳ khả năng của học sinh mà yêu cầu này được đặt ra ở những mức độ khác nhau. * Xác định giọng đọc nhân vật: Ở các bài Tập đọc có nội dung hội thoại, có lời nhân vật giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác định vai rõ ràng, cụ thể, nhận biết tính cách nhân vật trong bài đọc để từ đó vào vai cho đúng và lựa chọn giọng đọc phù hợp. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đọc phân vai để làm sống lại những nhân vật của tác phẩm, để phân biệt lời người kể với lời nhân vật. Đây là hình thức luyện đọc cá nhân được học sinh rất thích, tạo không khí học tập sôi nổi. - Ví dụ: Đọc bài “Lòng dân” (Tiếng Việt 5/1): Đây là một văn bản kịch, cần chú ý phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật và lời chú thích về thái độ, hành động của nhân vật. + Cai và lính: Khi dịu giọng để mua chuộc, dụ dỗ; lúc hống hách để dọa dẫm; lúc ngọt ngào xin ăn + Dì Năm: Giọng tự nhiên, bình tĩnh. + An: Giọng thật thà, hồn nhiên. - Ví dụ: Bài “Thái sư Trần Thủ Độ” (Tiếng Việt 5/2), giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đọc phân vai để tạo sự hứng thú của các em đối với bài học. + Giọng người dẫn chuyện: chậm rãi, rõ ràng ở đoạn 1; chuyển giọng hấp dẫn, điềm đạm gây ấn tượng bất ngờ ở các đoạn 2, 3. + Giọng Trần Thủ Độ: đoạn 1 đọc với giọng nghiêm, lạnh lùng; đoạn 2; ôn tồn, điềm đạm; đoạn 3: giọng trầm ngâm, thành thật. + Giọng Linh Từ Quốc Mẫu: ấm ức, nghẹn ngào. - Hoặc với bài “Công việc đầu tiên” (Tiếng Việt 5/2): + Giọng người dẫn chuyện: giọng kể diễn tả đúng tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ, tự hào của cô gái trong buổi đầu làm việc cho cách mạng; + Lời anh Ba: ân cần khi nhắc nhở ; mừng rỡ khi ngợi khen Út. + Lời Út: mừng rỡ khi lần đầu được giao việc, thiết tha khi bày tỏ nguyện vọng muốn làm thật nhiều việc cho cách mạng. Khi đã lựa chọn được giọng nhân vật phù hợp, học sinh dễ dàng thể hiện diễn cảm bài Tập đọc. D. Kết quả: Qua thực tế giảng dạy, nghiên cứu và áp dụng những biện pháp trên vào việc luyện đọc thành tiếng cho học sinh, tôi thấy các em đã có những tiến bộ rõ rệt trong việc tập đọc. Đầu năm học sinh còn đọc chậm, chưa lưu loát, nhiều học sinh còn sai từ, ngắt, nghỉ hơi tuỳ tiện và rất ít học sinh biết đọc diễn cảm. Cuối năm, các em đã tiến bộ vượt bậc về tập đọc. Đa số học sinh đọc to, rõ ràng, lưu loát; các em khá thành thạo trong việc xác định chỗ ngắt, nghỉ hơi, các em biết nghe và nhận xét cách ngắt nghỉ của bạn, tốc độ đọc đa số đạt chuẩn (tối thiểu 120 tiếng/ phút), làm chủ được tốc độ đọc và điều đặc biệt là học sinh có khả năng đọc lướt, chọn thông tin nhanh, từ đó các em thích và biết đọc diễn cảm theo cảm nhận của mình. Học sinh rất hào hứng trong những giờ Tập đọc. Cụ thể: Thời điểm Kĩ năng đọc Đầu năm Số lượng % Cuối năm Số lượng % Đọc chưa lưu loát, ngọng. 38 học sinh – 70,4 % 13 học sinh – 24,1 % Đọc đúng, biết ngắt, nghỉ, tốc độ đọc phù hợp. 12 học sinh – 22,2 % 25học sinh – 46,3 % Đọc hay 4 học sinh – 7,4 % 16 học sinh – 29,6 % PHẦN III. KẾT LUẬN: Rèn đọc cho học sinh là cả một quá trình lâu dài, thay đổi, sửa cách phát âm cho học sinh luyện cho học sinh đọc đúng, đọc hay quả là rất khó. Công việc này không phải một sớm, một chiều là đạt được mong muốn; chính từ kinh nghiệm bản thân tôi nhận thấy với mỗi giờ Tập đọc giáo viên cần: Chuẩn bị bài chu đáo và thể hiện tốt nội dung bài qua giọng đọc mẫu của chính người giáo viên. Học sinh chuẩn bị bài tốt là bước đệm cần thiết để đọc tốt. Phát hiện và sửa sai kịp thời cho học sinh trong quá trình luyện đọc. Hướng dẫn cách đọc câu, đoạn, giọng đọc nhân vật thật cụ thể; đọc mẫu hoặc cho học sinh giỏi đọc mẫu để cả lớp học tập là việc làm rất cần thiết. Cuối cùng, động viên kịp thời những tiến bộ của học sinh trong từng bài, trong cả quá trình học là động lực quan trọng thúc đẩy học sinh yêu thích tập đọc và cố gắng đọc tốt. Với kinh nghiệm nhỏ này, tôi mong được sự đóng góp, bổ sung của các bạn đồng nghiệp để giúp tôi giảng dạy được tốt hơn trong phân môn Tập đọc. Cũng mong sáng kiến này góp phần giúp các bạn đồng nghiệp có thêm kinh nghiệm rèn đọc cho học sinh lớp 5. Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 2017 Giáo viên TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 tập 1, 2 (Bộ giáo dục và đào tạo). - Sách giáo viên Tiếng Việt 5 tập 1, 2 (Bộ giáo dục và đào tạo). - Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học (Bộ giáo dục và đào tạo). - Vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học qua các bài Tập đọc - Đinh Trọng Lạc. - Giải đáp 88 câu hỏi về giảng dạy tiếng Việt ở Tiểu học - Lê Hữu Tỉnh - Trần Mạnh Hưởng. - Luyện tập về cảm thụ văn học ở Tiểu học - Trần Mạnh Hưởng. MỤC LỤC Nội dung Trang Đặt vấn đề 1. Lí do chọn đề tài 2. Thời gian 3. Đối tượng 4. Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng 5. Khảo sát đầu năm Giải quyết vấn đề A. Cơ sở lí luận B. Tìm hiểu thực trạng việc đọc của học sinh C. Các biện pháp tiến hành rèn đọc thành tiếng 1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 2. Rèn đọc thành tiếng cho học sinh 2.1. Rèn đọc nối tiếp cho học sinh khi đọc thành tiếng 2.2. Sửa lỗi phát âm cho học sinh khi đọc thành tiếng 2.3. Rèn đọc đúng câu, đoạn văn 2.4. Luyện đọc diễn cảm D. Kết quả Kết luận Tài liệu tham khảo 1 1 2 2 2 2 3 3 4 5 5 6 6 7 8 10 14 16 17
File đính kèm:
- bien_phap_ren_doc_thanh_tieng_cho_hoc_sinh_lop_5_trong_phan.doc