Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết dành tình yêu thương chia sẻ của bản thân với mọi người và thế giới xung quanh
Trong xã hội công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay, cùng với nhịp đập hối hả của cuộc sống, con người cũng bận rộn hơn, gấp gáp hơn đôi khi vô tình chúng ta bỏ lại phía sau sự yêu thương, chia sẻ của mình đối với những người khác trong gia đình, xã hội. Hay nói cách khác, đây chính là sự vô tâm không để ý đến những người xung quanh. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần hiểu rằng cho dù ở thời đại nào thì yêu thương và chia sẻ vẫn là điều cần thiết để giúp con người vượt qua nỗi đau của cuộc sống là sợi dây nhân ái gắn bó người với người, nhà với nhà và quan trọng hơn nó gắn kết toàn xã hội.
Cũng như ước mơ của các bậc phụ huynh, chúng tôi - những giáo viên mầm non cũng luôn mong muốn những học trò thân yêu của mình lớn lên sẽ trở thành một người tốt, có ích cho gia đình và xã hội. Do đó ngay từ tuổi mầm non không chỉ trau dồi cho trẻ những kiến thức cơ bản về cuộc sống xung quanh mà điều quan trọng nhất đó là giáo dục trẻ về đạo đức làm người. Vì vậy dạy cho trẻ biết cách yêu thương từ nhỏ sẽ là những bước nền tảng để trẻ trở thành người có nhân cách tốt trong tương lai.
Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này xuất phát từ nhu cầu, đòi hỏi của phụ huynh. Phụ huynh quan tâm nhiều đến việc con đến trường học được bài hát, bài thơ, chữ gì hay số mấy.Chứ chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng cho trẻ. Người giáo viên đôi khi bị cuốn theo đòi hỏi, nhu cầu của phụ huynh, bên cạnh đó cũng có nhiều cô giáo chưa thấy được việc dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ sẽ góp phần quan trọng trong giáo dục hình thành nhân cách trẻ, hơn nữa việc dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ là một lĩnh vực rất mới không có nhiều tài liệu để tham khảo đòi hỏi giáo viên phải dành nhiều thời gian công sức để nghiên cứu tìm ra các biện pháp phù hợp và phải có sự phối hợp đồng bộ giữa phụ huynh và nhà trường.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết dành tình yêu thương chia sẻ của bản thân với mọi người và thế giới xung quanh
phụ họa là các bé của lớp lớn 2. Cuối chương trình các phụ huynh rất bất ngờ khi tôi yêu cầu mẹ và con sẽ cùng tham gia trò chơi như tìm ghế thì 2 mẹ con cùng chơi và mẹ bế con, hay trò chơi con và mẹ sẽ cùng di chuyển bóng theo nhạc sao cho bóng không bị rơi.. Một phụ huynh trong lớp cứ cầm tay chúng tôi nghẹn ngào mãi mới nói lên lởi ‘‘chị cảm ơn em, hôm nay là ngày mà chị cảm thấy hạnh phúc nhất, cảm ơn các em đã dạy các con biết yêu thương quan tâm tới mẹ”. Hay trong những ngày sinh nhật của trẻ tôi đã mời bố mẹ các con cùng đến lớp tổ chức sinh nhật để gắn kết tình thương yêu của bố mẹ dành cho con Đây là một trong những hoạt động có tác động cực kỳ mạnh mẽ trong quá trình giáo dục trẻ biết chia sẻ yêu thương những người thân trong gia đình Minh chứng 5 : Trẻ làm bưu thiếp tặng mẹ, chơi hoạt động ngoài trời *Thông qua hoạt động học, hoạt động góc...: Qua đây không chỉ dạy trẻ yêu thương , chia sẻ với những người thân tron gia đình mà còn tôi giáo dục trẻ biết đoàn kết, biết yêu thương chia sẻ giúp đỡ bạn bè thông qua các câu truyện, các tình huống hay các video thực tế trong cuộc sống hàng ngày. Dạy trẻ biết yêu thương quan tâ m chăm sóc cây cối , động vật xung quanh Trẻ lớp tôi đa phần nhà ở các khu đô thị, chung cư cao tầng nên ít có dịp tiếp xúc tìm hiểu khám phá thiên nhiên, chính vì vậy chúng tôi đã tạo cho các bé một góc thiên nhiên xanh với rất nhiều nguyên vật liệu mở giúp các bé được thực hành kĩ năng gieo hạt chăm sóc cây .Hay với các loại cây phụ huynh mang đến tôi thường giao cho từng nhóm chăm sóc hàng ngày để trẻ quan sát , phát hiện và cảm thấy thích thú vui mừng khi cây được nảy mầm , ra lá và tạo thành hoa...ngoài ra để khích thích tình yêu của trẻ với thế giới động vật tôi thường cho trẻ xem video về các con vật ngộ nghĩnh, lồng ghép các tiết khám phá để trẻ khám phá 1 số con vật thật như con chó con , con mèo... hay khi trẻ được đi tham quan ngoại khóa tôi cho trẻ được làm quen chăm sóc các con vật ở nơi tham quan Qua hoạt động này các bé học được kỹ năng chia sẻ với bạn bè, biết trân trọng thành quả lao động của mình và của bạn. Yêu thiên nhiên thích chăm sóc cây cối đã trở thành bản năng của các bé lớp tôi, các bé tỏ ra quan tâm đặc biệt đến các loài cây lạ, và thực hành các kĩ năng trồng cây một cách thuần thục không cần chú hướng dẫn viên chỉ bảo. Minh chứng 6: Ảnh bé chăm sóc cây, thích thú với Động vật. Ảnh phụ huynh góc thiên nhiên cho lớp do phụ huynh vận động ủng hộ cây xanh, giá để cây cho lớp 4.4. Biện pháp 4: Dạy trẻ biết yêu thương quan tâm đến bạn bè Trong suốt những năm tháng tuổi thơ, bạn bè là một trong những người quan trọng nhất trong cuộc sống của một đứa trẻ. Nhiều tính cách trẻ em được hình thành bởi tình bạn mà trẻ có được trong suốt cuộc đời mình. Trên thực tế, trẻ em cũng có thể hình thành tình bạn cả tích cực và tiêu cực. Vì vậy, trẻ phải học hỏi không chỉ làm thế nào để có bạn bè trong suốt thời thơ ấu mà còn làm thế nào để hình thành tình bạn tích cực với các bạn đồng trang lứa của mình. Là cô giáo những người gần gũi trẻ nhất, có một số cách để chúng ta có thể giúp các bé yêu của mình có được tình bạn tích cực, biết yêu thương chia sẻ với bạn bè. *Trong giờ đón trả trẻ: Tôi thường dạy các con, mình lớn hơn các em vì vậy các con phải biết giúp đỡ các em, nếu thấy em bé ngã, khóc hay những chiếc balo của em quá nặng con có thể giúp em mang về lớp của em và tôi thấy được trẻ của chúng tôi thực hiện rất tốt. *Trong giờ học: Các con phải đoàn kết, chia sẻ giúp đỡ nhau, phải biết thể hiện tình yêu thương của mình đối với bạn Minh chứng 7: Ảnh Các bé đoàn kết tham gia hoạt động biểu diễn âm nhac và chia sẻ bài vẽ của mình Bên cạnh việc khuyến khích trẻ chơi thân ái đoàn kết với các bạn trong lớp, chúng tôi thường xuyên tổ chức các hoạt động đòi hỏi trẻ phải thể hiện cảm xúc, sự quan tâm chia sẻ và hợp tác với nhau như tổ chức sinh nhật tháng, giao lưu giữa các lớp, “viết” thư thăm bạn ốm, phát động thi đua “đôi bạn tốt” để trẻ tự học hỏi những ưu điểm của bạn và phát huy thế mạnh của mình. Ngay từ đầu năm chúng tôi đã trò chuyện với trẻ cùng trẻ đề ra các nội qui của lớp, nội qui đầu tiên là: Phải đoàn kết yêu thương bạn bè... tôi cũng qui định với các bé nếu cả tuần đều ngoan không vi phạm nội qui của lớp thì cuối tuần bé sẽ được phiếu bé ngoan và có cơ hội được các bạn bầu làm tổ trưởng và được ghi tên ngoài bảng cho bố mẹ xem, được cắm cờ. Những nội qui đó do trẻ tự đề ra nên trẻ cố gắng thực hiện rất nghiêm túc, bé nào cũng cố gắng để được đeo huy hiệu để được cô giáo và các bạn tôn vinh. Ngày qua ngày, các bé lớp tôi đã có thêm nhiều tình bạn đẹp trong sáng thánh thiện. Tình bạn đẹp làm các con tự tin hơn, đoàn kết và thân thiện với tất cả mọi người, mỗi ngày đén lớp với bé là một ngày vui. 4.5. Biện pháp 5: Dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Các bạn nhỏ của lớp tôi may mắn đều được sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương vô bờ của ông bà cha mẹ, các bé không thể biết và hình dung ra ở ngoài kia vẫn còn có những bạn nhỏ mà ngay từ khi chào đời đã trót mang một niềm bất hạnh, đó là những bạn nhỏ sinh ra đã không được may mắn như các con. Chúng tôi thấy rằng cần phải dạy các bé biết mở rộng lòng mình để yêu thương, quan tâm chia sẻ với những người bất hạnh để khi lớn lên các bé trở thành những con người có tấm lòng nhân hậu. Lớp tôi đã phát động phong chào: “Quĩ ủng hộ vì người nghèo” Chúng tôi đã kể cho các bé nghe về các bạn nhỏ bị bệnh, về những cơn đau hàng ngày của các em, về nghị lực chiến đấu lại với bênh tật hay các em nhỏ trời lạnh không có tất mà đi, không có quần áo để mặc đói không có cơm mà ăn. Chúng tôi nói với các bé rằng “Các bạn nhỏ ấy cần lắm hơi ấm của tình yêu thương, một vòng tay ôm, một đôi tất hay chỉ 1 bộ quần áo cũ”. Không ai bảo ai tất cả các bé đều về nhà xin với bố mẹ cho mang đến lớp những bộ quần áo, đồ chơi mà mình không dùng đến nữa. Còn các bậc phụ huynh rất nhiệt tình ủng hộ đã cùng các bé quyên góp tiền để mua những chiếc chăn ấm, gạo và rất nhiều thùng sữa cho các bạn nhỏ. Các phụ huynh còn ủng hộ tiền mặt cho các bạn nhỏ nữa. Những việc làm ý nghĩa của lớp tôi đã thu hút được sự quan tâm ủng hộ của các bác trong ban giám hiệu nhà trường và các bậc phụ huynh các lớp khác trong khối. Minh chứng 8: Ảnh hòm công đức và 1 số bộ quần áo các con mang đến 4.6. Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh Tôi rất tâm đắc với câu nói của cô Tường Lan giáo viên dạy tâm lý “Con cái chúng ta như một thân cây, chúng hút nước hằng ngày để lớn lên. Nhưng câu hỏi đặt ra là chúng hút nước từ đâu? Chính là từ cha mẹ. Cha mẹ phải là biển hồ cho con trẻ, phải là biển yêu thương để con trẻ có thể dựa vào nó mà lớn lên từng ngày. Chúng cần phải được yêu thương, được tôn trọng, được hiểu và được an toàn trong vòng tay của mẹ cha” Đúng vậy, yêu thương trước hết phải bắt nguồn từ gia đình. Cha mẹ có yêu thương con cái thì con cái mới khôn lớn, thành người và con cái cũng phải biết ơn, biết yêu thương cha mẹ để khi trưởng thành sẽ vững vàng hơn trong cuộc sống, trong học tập và công việc để trở thành điểm tựa của gia đình, của cha mẹ. Trẻ biết yêu thương sẽ giúp định hình nhân cách. Nhân cách của trẻ không phải ngẫu nhiên mà có, nó được hình thành trên cơ sở của giáo dục, mà trong đó giáo dục gia đình là những bước đi đầu tiên, quan trọng. Cha mẹ phải biết rằng, trước khi trẻ theo học ở bất kỳ môi trường giáo dục ngoài xã hội nào thì môi trường giáo dục đầu tiên mà trẻ tiếp xúc đó là môi trường giáo dục gia đình. Trong môi trường đó cha mẹ là những người thầy người cô. Tuy nhiên, có không ít phụ huynh khi gửi con đến trường mầm non là yên tâm giao trọng trách giáo dục trẻ cho nhà trường mà quên rằng vai trò của cha mẹ là vô cùng quan trọng, ngay cả khi giao bé cho những cô giáo mầm non vai trò của cha mẹ cũng không hề mờ nhạt đi. Cha mẹ cần đi cùng với con suốt quãng đường đời mà những năm tháng tuổi thơ sẽ tạo một nền tảng giáo dục chắc chắn cho bé khi trưởng thành. Chính vì vậy, gia đình và nhà trường cần là người bạn đồng hành cùng chí hướng để việc chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả. Giáo viên cần phối hợp với phụ huynh, giúp phụ huynh nắm được phương pháp giáo dục của nhà trường, thông qua đó phụ huynh sẽ hiểu rõ những hoạt động của trẻ ở lớp và có thể tham gia đánh giá sự phát triển của trẻ. Mặt khác, phụ huynh cũng đánh giá được cách giáo dục của mình có phù hợp với nhà trường không. Và quan trọng hơn là phụ huynh có điều kiện tiếp xúc với môi trường học tập sinh hoạt của trẻ, có điều kiện gần gũi với các cô giáo từ đó tạo sợi dây liên kết giữa gia đình và nhà trường, giúp trẻ được sống trong một môi trường giáo dục tốt, qua đó còn dạy cho trẻ bài học cần phải có mối quan hệ tích cực với những người xung quanh. Xác định được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường ngay từ đầu năm học khi mới đón trẻ vào lớp chúng tôi luôn tiếp xúc phụ huynh với một thái độ tích cực thân thiện và chia sẻ, trao đổi cụ thể với phụ huynh về chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường, nắm bắt kịp thời những thông tin về đặc điểm tâm lý tính cách của cá nhân trẻ, mời phụ huynh vào lớp làm quen với một số sinh hoạt của các con. Bên cạnh đó chúng tôi cũng liên lạc thường xuyên với gia đình trẻ (qua trao đổi trực tiếp, bảng thông báo, điện thoại) để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở gia đình, thông tin cho cha mẹ biết tình hình của trẻ ở lớp, những thay đổi của trẻ để kịp thời có biện pháp giáo dục phù hợp. Tôi đã lập 1 fakebook riêng để phụ huynh tiện nắm bắt được các hoạt động của các con đồng thời cũng nhằm trao đổi kinh nghiệm nhằm giúp các con ngày hoàn thiện hơn.. Và trong buổi họp đầu năm chúng tôi đã tạo cho phụ huynh một bất ngờ thú vị, đó không phải một buổi họp với những văn bản và yêu cầu như lệ thường mà là buổi tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy trẻ thật sự. Phụ huynh được tiếp đón trong một không gian thân mật, ấm cúng và trang trọng. Phụ huynh là những người đầu tiên chia sẻ những mong muốn nguyện vọng của mình khi gửi con ở trường mầm non, còn chúng tôi chia sẻ những kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ, giải đáp những băn khoăn thắc mắc của phụ huynh. Trong buổi tọa đàm chúng tôi đã chia sẻ với phụ huynh: Có được tình yêu thương trong gia đình, khi ra ngoài xã hội trẻ cũng sẽ học được cách yêu thương những người xung quanh, biết quan tâm và chia sẻ. Một con người trưởng thành nếu biết yêu thương người thân, bạn bè thì cũng sẽ nhận lại được nhiều yêu thương, đồng cảm. Yêu thương chính là động lực để các con vững vàng hơn trên bước đường đời, có yêu thương để mọi sai lầm được sữa chữa, có yêu thương để có được điểm tựa tinh thần vững chắc. Hãy yêu thương để con cái chúng ta cũng biết yêu thương. Tôi đã đặt câu hỏi với phụ huynh: Làm thế nào để dạy con cái chúng ta biết yêu thương đúng cách? Câu hỏi này đã nhận được rất nhiều đóng góp quý báu của các bậc phụ huynh về cách ứng xử với con cái, cách dạy con biết yêu thương chia sẻ với anh chị em và cha mẹ của mình. Chúng tôi cũng chia sẻ với phụ huynh những kiến thức về tâm lí lứa tuổi trẻ lên 5: Trẻ ở độ tuổi này khá nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh. Chính vì thế, cha mẹ hãy cho trẻ xem những chương trình tivi hoặc đọc cho trẻ nghe những câu chuyện ca ngợi sự quan tâm và yêu thương người khác. Bên cạnh đó, cha mẹ hãy thể hiện tình yêu thương của mình bằng lời nói và cử chỉ trước mặt trẻ. Đây cũng là độ tuổi mà trẻ bắt đầu tự lập hơn và khả năng thấu cảm cũng bắt đầu phát triển. Các con đã đủ lớn để nhận biết cảm xúc của người khác và có thể rất quan tâm đến những rắc rối của mọi người xung quanh. Chính vì thế, cha mẹ cần phải giúp con hiểu được điều con cần làm. Sau thành công của buổi tọa đàm đó tôi cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt từ phía các bậc phụ huynh đó chính là sự quan tâm chia sẻ thật sự với lớp, với giáo viên. Mỗi buổi chiều một số phụ huynh lại nán lại trong lớp chơi cùng các con, giúp các cô dọn dẹp phòng nhóm. Tất cả các bậc phụ huynh thường xuyên quan tâm đến các hoạt động của lớp, ủng hộ rất nhiều nguyên vật liệu, những giáo cụ trực quan. Chỉ cần giáo viên thông báo hoặc quan sát thấy các cô và các con bận rộn với việc chuẩn bị cho lễ hội là nhiệt tình giúp đỡ. Trong mỗi bước trưởng thành của các con, trong mỗi thành công của lớp đều chứa đựng tình yêu thương, sự quan tâm chia sẻ của tất cả các bậc phụ huynh. Trẻ em lứa tuổi mẫu giáo cơ thể còn non yếu và cũng rất hiếu động nên các bé thường hay ốm và có thể bị ngã dẫn đến tổn thương cơ thể. Với mỗi trường hợp trẻ bị ốm, bị chấn thương dài ngày phải đi viện chúng tôi đều cùng với ban phụ huynh lớp đến tận nhà hỏi thăm động viên tinh thần cha mẹ và các bé. Những việc làm này tuy nhỏ nhưng cũng để lại trong lòng các phụ huynh những tình cảm tốt đẹp, góp phần thắt chặt sợi dây tình cảm giữa phụ huynh và nhà trường. Minh chứng 9: Ảnh tổ chức một số hoạt động liên hoan cho các con tại lớp 5. Kết quả thực hiện 5.1 Đối với giáo viên. Khi dạy trẻ học cách biết yêu thương, tôi cảm nhận thấy bản thân cũng đã biết yêu thương nhiều hơn. Qua cách thể hiện tình yêu thương của các con, tôi cũng học được thêm nhiều cách để yêu thương và cảm nhận rõ được trao yêu thương để đón nhận yêu thương. 5.2 Đối với học sinh Sau một học kì dạy trẻ kĩ năng ‘‘yêu thương chia sẻ” tôi thấy học sinh của lớp tôi có những thay đổi rõ rệt, giờ đây các bé đều rất vui vẻ tự tin khi đến lớp, thân thiết nhau hơn, không còn hiện tượng tranh giành đồ chơi hay đánh bạn nữa, không những thế các bé còn biết quan tâm chia sẻ với cô giáo và bạn bè, người thân, biết chia sẻ yêu thương với các cô bác trong trường, biết cảm thông chia sẻ với các bạn có hoàn cảnh khó khăn bất hạnh, biết yêu thương chăm sóc các con vật nuôi và cây cối thiên nhiên Minh chứng 10: Bản khảo sát cuối năm 5.3 Đối với phụ huynh. Phụ huynh của tôi rất yên tâm khi đưa con tới lớp. Cũng có những phụ huynh nhắn tin, gọi điện riêng cho cô để cảm ơn, để trao đổi về cách dạy trẻ và họ cũng nói “Chị cảm ơn em vì đã luôn yêu thương con chị, chị quý em không vì em là cô giáo của con chị mà vì em rất chân thànhchỉ cần mẹ nói ăn nhanh lên hay học nhanh lên mẹ sẽ cho con gọi điện cho cô là con vui lắm em ạ”. Và phụ huynh cũng rất ủng hộ và phối hợp với các cô trong mọi hoạt động PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. 1. Kết luận Con người sống không thể thiếu tình yêu thương với nhau và với thế giới xung quanh. Tình yêu thương giữa con người với con người được biểu hiện thông qua những lới nói ân cần, dịu dàng; qua ánh mắt, nụ cười, cử chỉ thân thiện; qua những hành động, việc làm quan tâm, giúp đỡ nhau khi khó khăn, hoạn nạn ... Tình yêu với thế giới xung quanh thể hiện ở việc con người sống gần gũi với thiên nhiên và biết giữ gìn, bảo vệ môi trường xung quanh. Tình yêu thương giúp cho cuộc sống ấm áp hơn; giúp con người thêm yêu cuộc sống và có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Chúng ta cần biết yêu thương những người thân trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè và mọi người; biết yêu quý và bảo vệ các loài vật, cỏ cây, hoa lá, ... và môi trường xung quanh. Sau khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này, tôi nhận thấy yêu thương và sẻ chia chính là đã hình thành nên nhân cách tốt của trẻ. Việc dạy bé biết yêu thương chia sẻ giống như ta chắt lọc nguồn nước tinh khiết từ mạch nguồn yêu thương tưới cho những chồi non mới nhú - những em bé lên năm với tâm hồn trong sáng, thánh thiện. Việc làm này đòi hỏi giáo viên phải tận tâm tận lực: - Không ngừng học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm, rèn luyện bản thân trở thành tấm gương cho trẻ noi theo học tập. - Phối hợp tốt với phụ huynh, tạo mối quan hệ gắn bó thân thiết giữa phụ huynh và nhà trường, đồng tâm hướng tới mục tiêu chung - Tạo môi trường lớp học thân thiện, có nhiều cơ hội cho trẻ vui chơi, sinh hoạt và học tập cùng nhau, để trẻ trải nghiệm kỹ năng chia sẻ. Lớp học thật sự là một tổ ấm yêu thương còn cô giáo là một người bạn lớn luôn luôn lắng nghe, thấu hiểu và biết sẻ chia cùng trẻ. - Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khoá, tham quan, lễ hội với các hình thức phong phú sinh động hấp dẫn tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm một cách tích cực kỹ năng quan tâm chia sẻ tới người thân, bạn bè, những cô bác trong trường, những bạn nhỏ cô đơn tàn tật, chăm sóc cây cối và các con vật nuôi. - Muốn trẻ nên người và đạt hiệu quả giáo dục như mong muốn cô giáo phải dành nhiều thời gian thường xuyên dạy trẻ biết ‘yêu thương chia sẻ”, sử dụng nhiều hình thức khác nhau và ở mọi lúc mọi nơi. - Xây dựng một số giáo án, tổ chức các trò chơi để củng cố hiểu biết, kĩ năng cho trẻ. Thông qua việc áp dụng ‘‘Biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết dành tình yêu thương chia sẻ của bản thân với mọi người và thế giới xung quanh”.”tôi thấy các con lớp tôi đã lớn khôn lên rất nhiều, biết mở lòng mình yêu thương mọi người, mọi vật xung quanh. Tình yêu thương ấy đã lan tỏa tới bố mẹ, các bạn bè của bé. 2. Khuyến nghị: 2.1. Đối với nhà trường: Mở các lớp bồi dưỡng về chuyên môn của các giáo viên với giáo viên, giáo viên với chuyên gia để chia sẻ thêm kinh nghiệm với nhau. 2.2. Đối với phụ huynh Dành nhiều thời gian cho con hơn nữa và quan tâm tới mọi cảm xúc của con. Phối hợp với giáo viên trong mọi hoạt động. Tôi xin chân thành cảm ơn! PHẦN VI: TÀI LIỆU THAM KHẢO, MINH CHỨNG Tâm lý học tập 1 - Phạm Minh Hạc Những điều cần biết về sự phát triển trẻ thơ - Nguyễn Thị ÁnhTuyết, Nguyễn Hoàng Yến Tạp chí GDMN + https://www.ohay.tv, + https://vtv.vn/tam-long-viet/nhung-tam-guong-lan-toa-yeu-thuong +https://hoc247.net/hoi-dap/gdcd-7/neu-nhung-tam-guong-tieu-bieu-ve-long-yeu-thuong-con-nguoi +https://www.google.com/search?q=Chuong+trình+như+chua+he+co+cuoc+chia+ly&oq +https://www.google.com/ Điều ước thứ 7 +Dạy trẻ biết yêu thương, chia sẻ | VTC11 + Một số kênh như vtv1, vtv3..., Báo người lao động.. 11.Tham khảo trên mạng Internet Minh chứng 1:Bảng khảo sát trẻ tháng 9 năm học 2019- 2020. TT Nội dung khảo sát Đạt tỉ lệ Số lượng trẻ Tỉ lệ % Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt 1 Trẻ biết quan tâm, chia sẻ giúp đỡ bạn bè 31 14 68,9% 31,1% 2 Biết lắng nghe, động viên an ủi và chia sẻ vui, buồn với người xung quanh 25 20 55,6% 44,4% 3 Trẻ biết yêu thương những người thân trong gia đình 27 18 60% 40% 4 Trẻ biết yêu thương chia sẻ thế giới xung quanh 26 19 57,8% 42,2% Minh chứng 2: Những nguồn tài liệu tư liệu trên các kênh giáo dục khác, trên mạng internet. + https://www.ohay.tv, + https://vtv.vn/tam-long-viet/nhung-tam-guong-lan-toa-yeu-thuong +https://hoc247.net/hoi-dap/gdcd-7/neu-nhung-tam-guong-tieu-bieu-ve-long-yeu-thuong-con-nguoi +https://www.google.com/search?q=Chuong+trình+như+chua+he+co+cuoc+chia+ly&oq +https://www.google.com/ Điều ước thứ 7 +Dạy trẻ biết yêu thương, chia sẻ | VTC11 + Một số kênh như vtv1, vtv3..., Báo người lao động... Minh chứng 3: Trẻ cùng nhau chơi hoạt động góc Minh chứng 4: Hình ảnh sản phẩm cô và bé tạo ra để cùng học Minh chứng 5: Ảnh trẻ làm bưu thiếp tặng mẹ, trẻ giao lưu chơi hoạt động ngoài trời Ảnh làm bưu thiếp tặng mẹ nhân ngày 8/3 Ảnh: Trẻ giao lưu chơi trò chơi trong hoạt động ngoài trời Minh chứng 6: Ảnh các bé đoàn kết tham gia hoạt động biểu diễnâm nhac và chia sẻ bài vẽ của mình Minh chứng 7 : Ảnh hòm công đức và 1 số bộ quần áo các con mang đến Minh chứng 8: Ảnh bé chăm sóc cây, thích thú với Động vật .Ảnh phụ huynh góc thiên nhiên cho lớp do phụ huynh vận động ủng hộ cây xanh , giá để cây cho lớp Ảnh: Các bé trồng cây Ảnh: Phụ huynh và học sinh tặng cây xanh cho lớp Ảnh các con thích thú khi xem hồ cá Minh chứng 9 : Ảnh tổ chức một số hoạt động liên hoan cho các con tại lớp Ảnh sinh nhật và tổ chức liên hoan cho các con Minh chứng 10 Bảng khảo sát cuối năm TT Nội dung khảo sát Đạt tỉ lệ Số lượng trẻ Tỉ lệ % Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt 1 Trẻ biết quan tâm, chia sẻ giúp đỡ bạn bè 45 0 100% 0% 2 Biết lắng nghe, động viên an ủi và chia sẻ vui, buồn với người xung quanh 43 2 95,6% 4,4% 3 Trẻ biết yêu thương những người thân trong gia đình 44 0 100% 0% 4 Trẻ biết yêu thương chia sẻ thế giới xung quanh 44 0 100% 0%
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_day_tre_mau_giao_lon_biet_da.doc