Báo cáo biện pháp Một số biện pháp tích cực phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mầm non

Ngôn ngữ có vài trò rất lớn trong cuộc sống của con người. Nhờ ngôn ngữ

mà con người có thể trao đổi với nhau những hiểu biết, truyền cho nhau những

kinh nghiệm, tâm sự với nhau những điều thầm kín. Ngôn ngữ nói, giao tiếp và

đọc viết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của trẻ

Mầm non nói riêng, của con người và xã hội nói chung.

Bác Hồ của chúng ta đã dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và

vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn, tôn trọng nó”. Trong

công tác giáo dục thế hệ mầm non cho đất nước, chúng ta càng thấy rõ vai trò

của ngôn ngữ đối với trẻ thơ.

Lứa tuổi Mầm non là thời kỳ phát cảm ngôn ngữ. Đây là giai đoạn có nhiều

điều kiện thuận lợi nhất cho sự lĩnh hội ngôn ngữ nói và các kỹ năng đọc viết

ban đầu của trẻ. Ở giai đoạn này trẻ đạt được những thành tích mà ở các giai

đoạn trước hoặc sau không thể có được, trẻ học hiểu nghĩa của từ, cách sử dụng

từ ngữ để chuyển tải suy nghĩ và cảm xúc bản thân, hiểu m ục đích và cách thức

con người sử dụng chữ viết.

Dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ lứa tuồi Mầm non, đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo 3 -

4 tuổi có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ giúp

trẻ nhận thức và giao tiếp tốt, góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát

triển nhân cách cho trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong giao

tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn khoa học khác ở độ tuổi mẫu giáo.

Điều tôi muốn đề cập ở đây là để ngôn ngữ của trẻ phát triển thuận lợi, một

trong những điều kiện quan trọng là trẻ tích luỹ được nhiều vốn từ và trên cơ sở

hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của những từ đó, trẻ biết sử dụng “số vốn” đó một cách

thành thạo

pdf 28 trang vuthom 08/10/2022 3521
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp tích cực phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp tích cực phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mầm non

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp tích cực phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mầm non
. Khi hát kết hợp với động tác vận động minh họa đã 
giúp trẻ hiểu và thể hiện được mối liên hệ đó. Âm nhạc đã giúp trẻ phát triển 
ngôn ngữ nghệ thuật. 
 Mục tiêu 51 trẻ sử dụng được các từ thông dụng chỉ sử vật hoạt động đặc điểm 
của những chú cá qua bài hát “Cá vàng bơi” 
 Cô hướng dẫn vận động: 
 Câu 1: “Hai vây xinh xinh cá vàng bơi trong bể nước”. 
Đưa hai tay ra phía trước rồi lần lượt từng bàn tay đưa lên đưa xuống giống như 
hai chiếc vây nhỏ của chú cá vàng. 
 Câu 2: “Ngoi lên lặn xuống cá vàng múa tung tăng”. 
Nhún người rồi đưa hai tay dần lên cao sau đó dần khụy gối hai tay hạ xuống 
thấp rồi dang hai tay vẫy nhẹ giống như chú cá vàng đang vui vẻ bơi lội giữa 
dòng nước mát mẻ. 
 Câu 3: “Hai vây xinh xinh sao mà bơi nhanh thế”. 
 Lặp lại động tác ở câu 1. 
Hai câu cuối: “Cá vàng thấy bọ gậy nên đuổi theo rất nhanh. Cá vàng bắt bọ 
gậy cho nước thêm sạch trong”. 
Hai tay đưa ra trước mặt rồi vuốt sang hai bên giống như động tác đang rẽ dòng 
nước để cố đuổi bắt con mồi của chú cá vàng. 
 Khi dạy trẻ thực hiện tôi thường gợi ý và cho trẻ nói về động tác thực hiện 
theo lời ca giống như cá vàng. Điều đó đã giúp trẻ hát và vận động nhịp nhàng. 
(Hình ảnh 5: Trẻ hoạt động âm nhạc) 
Tôi còn thường chọn những bài hát vui nhộn cùng với những trang phục, 
dụng cụ âm nhạc đẹp, đáng yêu để tăng thêm hứng thú cho trẻ khi tham gia vào 
hoạt động âm nhạc. 
12/18 
3.4. Hoạt động tạo hình : 
Hoạt động tạo hình nhằm phát triển ngôn ngữ khi quan sát nhận xét đối 
tượng tạo hình và giới thiệu sản phẩm làm ra, miêu tả sự vật hiện tượng bằng 
ngôn ngữ tạo hình. (Hình ảnh 6: Trẻ hoạt động tạo hình) 
* Ví dụ: Tiết nặn quả tròn. 
- Khi cho trẻ quan sát, nhận xét tôi đã đưa ra hệ thống câu hỏi sau: 
+ Các con có nhận xét gì về quả này? 
+ Cô dùng nguyên vật liệu gì để nặn quả? 
+ Để nặn được quả tròn cô phải làm như thế nào? 
- Khi hướng dẫn tôi sử dụng các câu từ: Chia đất, làm mềm, xoay tròn, lăn 
dọc, gắn, đính cuống, lá,... 
- Khi cho trẻ thực hiện tôi thường gợi hỏi xem: 
+ Con đang làm gì? 
+ Quả này là quả gì? 
+ Con làm thế nào mà được quả đẹp thế? 
- Khi trưng bày và nhận xét sản phẩm tôi cho trẻ phát hiện sản phẩm đẹp và 
nói xem sản phẩm nào đẹp giới thiệu về tên gọi, cách làm, cách tạo ra được quả 
đẹp qua các câu gợi hỏi: 
+ Các con vừa làm được gì? 
+ Con thích sản phẩm của bạn nào? 
+ Vì sao con thích? 
+ Bạn nào giỏi hãy lên giới thiệu về sản phẩm của mình? 
+ Con đã nặn như thế nào mà quả của con tròn, đẹp thế? 
+ Con hãy đặt tên cho quả con vừa nặn nào? 
* Ví dụ với mục tiêu 61 tôi Dạy trẻ vẽ “Con gà”. 
- Khi cho trẻ quan sát tranh mẫu tôi đưa ra những câu hỏi: 
+ Cô có tranh gì đây? 
+ Các con có nhận xét gì về bức tranh này? 
+ Con gà này có màu gì? 
+ Nó có những bộ phận nào? (Đầu, mình, mỏ, mào, chân, cánh...) 
+ Đầu, thân con gà có dạng hình gì? 
- Khi dạy trẻ tôi sử dụng các câu từ mang tính chất tạo hình: nét cong tròn, 
nét thẳng, nét xiên, di màu, chọn màu... 
- Khi thực hiện tôi thường hỏi trẻ: 
+ Nét này được sử dụng để vẽ chi tiết nào? 
+ Mình và đầu con gà sử dụng nét gì để vẽ? 
+ Phần mỏ và chân con gà được vẽ bằng nét gì? 
13/18 
+ Con chọn màu gì để tô cho con gà? 
- Phần trưng bày và giới thiệu sản phẩm tôi cho trẻ thời gian để nhìn ngắm 
lại tác phẩm của mình và các bạn vừa tạo ra rồi đưa ra câu hỏi gợi ý: 
+ Con thích bài của bạn nào? Vì sao? 
+ Con hãy giới thiệu về bài của mình? 
+ Con đã sử dụng nét gì để vẽ đầu, mình(mỏ, chân)? 
+ Sau đó con đã làm gì cho chú gà con thêm đẹp?(Vẽ thêm mào, cánh, 
đuôi, tô màu). 
Thông qua hoạt động tạo hình tôi thấy trẻ ở lớp tôi đã tiến bộ rất nhiều về 
ngôn ngữ, trẻ nói rõ lời, đủ câu, đủ ý, trẻ đã tự đưa ra được ý kiến của mình về 
một đối tượng khác. 
Biện Pháp 4: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua hoạt động vui chơi. 
Hoạt động vui chơi chiếm vai trò chủ đạo với trẻ tuổi mầm non. Qua chơi 
trẻ được thể hiện lại xã hội của người lớn thu nhỏ. Trẻ được đóng làm người lớn 
với những công việc cụ thể. Trẻ được giao lưu, ứng xử như những người có văn 
hóa. Trẻ được nói bằng ngôn ngữ của chính mình vì vậy việc phát triển ngôn 
ngữ cho trẻ qua hoạt động vui chơi rất quan trọng và không thể thiếu. 
 Ví dụ: Trong mục tiêu 48 trẻ được hiểu từ khái quát gần gũi như quần, áo, 
đồ chơi, hoa quả... qua hoạt động góc bán hàng: Trẻ được đóng vai làm người 
lớn bán hàng trong siêu thị, bán hàng trong quầy hàng nhỏ, bán hàng ăn. Lúc 
này trẻ trở thành người bán hàng thực sự, trẻ biết giới thiệu các mặt hàng đang 
bán, biết lấy hàng khi người mua yêu cầu, biết cảm ơn khách hàng bằng những 
ngôn ngữ của trẻ một cách ngộ nghĩnh: “Tôi có cam, dừa, dưa hấu đây”, “Bác 
mua mấy cân”, “Cam của bác đây”, “Tôi cám ơn lần sau bác lại đến mua 
nhé”. Khi làm người mua hàng trẻ biết hỏi người bán tên, giá tiền mặt hàng 
mình muốn mua, biết trả tiền, cám ơn khi nhận hàng từ người bán như: “Tôi 
muốn mua 1 cân xoài”, “Bao nhiêu tiền vậy bác”(Hình ảnh 7: Trẻ chơi hoạt 
động góc) 
Khi trẻ chơi tôi quan sát trẻ nhập vai, cách mời chào, giới thiệu hàng nếu 
thấy trẻ giao tiếp, ứng xử chưa đúng thì cùng tham gia chơi và đóng một vai để 
làm mẫu, khi trẻ thấy tôi mời chào, cảm ơn khách hàng thì trẻ đã quan sát và bắt 
chước và thích được làm và coi mình là người lớn. 
 Trò chơi xây dựng: 
 Trẻ phối hợp chơi theo nhóm tạo ra sản phẩm chung. Khi chơi trẻ được làm 
công việc của kỹ sư, công nhân xây dựng như đẩy xe, xây tường rào, xếp ghép 
các kiểu nhà. Trong quá trình chơi trẻ trao đổi, phân công, hối thúc nhau cùng 
14/18 
làm. Vì vậy khi được hỏi trẻ đã nói được công việc đã làm và giới thiệu về công 
trình chung. 
 Để giúp trẻ nói được công việc và công trình xây dựng tôi đã đưa ra một số 
câu gợi hỏi như sau: 
 + Hôm nay các con đã xây dựng được gì? 
 + Bạn nào giỏi hãy giới thiệu về công trình của nhóm mình nào? 
 + Con đã làm được những gì? Thế còn những bạn khác thì sao? 
 + Bằng cách nào mà con xây được tường rào (vườn cây, nhà để xe,) đẹp 
thế? 
 + Trong khi xây dựng thì các con phải làm gì để công trình chung này 
nhanh hoàn thành? (Phân công công việc, đoàn kết giúp đỡ bạn). 
 Qua việc trẻ nhận nhiệm vụ, phối hợp nhóm hoàn thành công trình, nói về 
công việc của mình đã giúp trẻ nhớ lại và nói được về công việc của mình, 
những trẻ không thích hoạt động nhóm đã hứng thú tham gia chơi và không còn 
thích chơi một mình nữa và đã sử dụng được nhiều câu từ mang tính chất người 
lớn. 
 Thông qua trẻ tự mình khẳng định được mình thông qua ngôn ngữ mà trẻ 
lĩnh hội được qua giao tiếp với các bạn trẻ tiếp thu được nhiều vốn từ hơn và tự 
tin hơn trong giao tiếp không còn ngại ngùng và e dè nữa. 
Góc chơi với sách: 
Để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ khi chơi ở góc sách tôi đã tổ chức với một số 
hình thức sau cho trẻ: 
- Tổ chức cho trẻ đọc thơ theo tranh vẽ, kết hợp chỉ hình ảnh minh họa 
trong tranh. Hình thức này giúp trẻ nhận biết mối liên hệ giữa hình ảnh với lời 
đọc, kể. 
- Tổ chức cho trẻ kể chuyện bằng rối tay, rối dẹt. Hình thức này giúp trẻ 
phát triển ngôn ngữ lưu loát, ngôn ngữ biểu cảm qua giọng điệu của các nhân 
vật. 
- Tổ chức cho trẻ kể chuyện sáng tạo. Hình thức này là hình thức mở giúp 
ngôn ngữ của trẻ phát triển tự nhiên thỏa sức theo trí tưởng tượng của trẻ. 
- Tổ chức cho trẻ cầm sách đúng chiều, mở, gấp sách đúng cách. 
Sự phát triển ngôn ngữ đáng kể trong hoạt động vui chơi sẽ giúp trẻ tính 
mạnh dạn, tự tin, chủ động trong giao tiếp với người khác và trên cơ sở đó phát 
triển những mối quan hệ thân thiện, gần gũi, cảm thông giữa trẻ với những 
người xung quanh. Tất cả những điều này tác động một cách tích cực, tự nhiên 
không gò ép làm cho trẻ lớp tôi mạnh dạn, tự tin mong muốn được giao tiếp với 
cô và các bạn. Đây chính là điều mà cô giáo và gia đình rất mong đợi. 
15/18 
Biện Pháp 5: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua hoạt động ngoài trời. 
Hoạt động ngoài trời giúp trẻ phát triển vốn từ qua quan sát, đàm thoại, bổ 
xung cho trẻ thêm được nhiều từ mới. 
 - Quan sát các loại cây, hoa, quả, rau. Khi quan sát tôi cung cấp cho trẻ 
một số từ mới như: Hạt nảy mầm, cây đâm trồi, thân cây sần sùi, lá màu xanh, 
vết đốm trên lá,(Hình ảnh 8: Trẻ hoạt động ngoài trời) 
 - Quan sát thời tiết tôi sẽ cung cấp cho trẻ một số từ mới như: Trời nắng, 
nheo mắt, chói mắt, những đám mây, khi đi dưới trời nắng phải đội mũ, đeo 
kính Tôi hỏi trẻ một số câu hỏi sau: 
 + Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào? 
 + Các con nhìn thấy những gì trên bầu trời? 
 + Vì sao khi nhìn các con lại phải nheo mắt? 
 + Khi đi dưới trời nắng các con phải làm gì? 
 Ví dụ: Với mục tiêu 47 trẻ thực hiện các chỉ dẫn yêu cầu của cô qua các 
trò chơi vận động: Ném bóng, thi xem ai nhanh, ném bóng vào rổ. 
 Thực sự tôi thấy hoạt động ngoài trời không những giúp trẻ biết yêu, 
chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên, biết giữ gìn những công trình tập thể mà nó còn 
giúp trẻ được nói, được sử dụng và biết dùng nhiều từ mới hơn. Từ đó ngôn ngữ 
của trẻ tiến bộ rõ rệt. 
Biện Pháp 6: Ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển ngôn ngữ cho 
trẻ. 
Để đáp ứng với thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và nhiệm 
vụ năm học về việc ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng đồ dùng hiện đại 
trong các hoạt động giảng dạy cho trẻ. Tôi đã học hỏi và tìm tòi sáng tạo, để các 
bài dạy được ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng đồ dùng hiện đại. 
* Chủ đề động vật: 
Tôi đã thay tranh ảnh con vật bằng hình ảnh một số con vật trên máy vi tính 
cho trẻ chơi trò chơi: “Đuổi hình bắt chữ”. Cách chơi: Hình ảnh nào xuất hiện - 
Trẻ phát tín hiệu gọi tên hình ảnh đó. Với trò chơi này tôi sử dụng slide show để 
tạo hiệu ứng khi trình chiếu cho trẻ chơi trò chơi. 
Tôi còn sử dụng clip cho trẻ xem về hoạt động, cách thức kiếm ăn, môi 
trường sống, của một số loài động vật. 
* Chủ đề Giao thông: Hoạt động Khám phá“ Xe máy’’ 
Khám phá: “ Xe máy”. Tôi đó ứng dụng phần mềm Power Point cho trẻ 
quan sát gọi tên Xe máy, tên các bộ phận, tác dụng qua hình ảnh xe máy. Tôi 
xen kẽ cho trẻ xem clip khi người lớn đang khởi động xe, bật đèn, xi nhan, đèn 
xe, bật đèn, bấm còi, điều khiển tay ga....(Hình ảnh 9: Trẻ học qua máy chiếu) 
16/18 
Phần mở rộng tôi giới thiệu 1 số xe máy có tên gọi, cấu tạo khác với chiếc 
xe máy vừa khám phá , cho trẻ gọi tên (nếu trẻ biết) cô giới thiệu tên của xe rồi 
cho trẻ gọi tên xe đó. Khi ứng dụng công nghệ thông tin để dạy trẻ, tôi thấy 
ngôn ngữ của trẻ phát triển rất nhanh. Vì vậy tôi không những dạy trẻ ở lớp mà 
còn gửi các bài giáo án điện tử về trường, để cả tổ cùng ứng dụng thông tin này 
khi dạy trẻ. 
Biện Pháp 7: Phối kết hợp với phụ huynh 
 Bên cạnh sự tác động hỗ trợ của nhà trường, cô giáo, thì một thành phần 
không thể thiếu đó chính là các bậc phụ huynh. Muốn cho con em phát triển một 
cách hài hoà và toàn diện thì sự kết hợp hài hoà giữa nhà trường và gia đình 
cũng rất quan trọng, nó giúp cho trẻ ngày càng được tiến bộ hơn và phát triển 
năng lực hơn khi được rèn luyện thường xuyên và đồng bộ. 
 Ở các buổi họp phụ huynh đầu năm tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của 
việc phát triển ngôn ngữ của trẻ giúp trẻ phát triển lời nói mạch lạc, rõ ràng hơn. 
Thường xuyên trao đổi trực tiếp với phụ huynh qua các buổi đón trẻ, trả trẻ về 
tình hình ngôn ngữ, giao tiếp của trẻ trong các hoạt động trên lớp. 
(Hình ảnh 10: Tuyên truyền với phụ huynh) 
 Giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với phụ huynh giúp trẻ phát 
triển ngôn ngữ mạch lạc, lễ phép, rõ ràng, phát âm chuẩn thông qua nội dung các 
bài thơ, bài hát, câu truyện, ngôn ngữ giao tiếp thường mắc như phát âm chữ : 
‘l’và chữ ‘n’. Cung cấp một số vốn từ mới cho trẻ trong chủ đề sự kiện tháng. Ví 
dụ tháng 10 có ngày Phụ nữ Việt Nam hay tháng 11 có Ngày Nhà giáo Việt 
Nam hay tháng 12 có ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt nam 22/12. 
 Phối hợp với phụ huynh lưu ý từ ngữ địa phương hay mắc phải. 
IV- Kết quả đạt được. 
 Sau một thời gian dài bền bỉ, liên tục áp dụng một số biện pháp trên để dạy 
trẻ, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Tôi nhận thấy lớp tôi đã có những chuyển biến 
rõ rệt về nhận thức của trẻ trong các giờ học, phần lớn số trẻ trong lớp đã có một 
số vốn từ rất khá, các cháu nói năng mạch lạc, rõ ràng, biết cách diễn đạt ý muốn 
của mình, mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, số lượng trẻ nói ngọng, ít nói 
giảm đi rất nhiều, vốn từ của trẻ đã phong phú hơn rất nhiều so với kết quả đầu 
năm tôi đã khảo sát. (Minh chứng 2 - Phiếu khảo sát học sinh cuối năm) 
17/18 
PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
I- Kết luận. 
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non và đặc biệt là trẻ 3-4 tuổi 
là vấn đề rất quan trọng và cần thiết, mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ còn tuỳ 
thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. 
Trong suốt lứa tuổi mẫu giáo, ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh về các 
phương diện: ngữ âm, vốn từ và sử dụng ngữ pháp tiếng mẹ đẻ. Ngôn ngữ phát 
triển khi trẻ tham gia và nhiều hình thức hoạt động như trò chơi đóng vai theo 
chủ đề, múa, hát, đọc thơ, kể chuyện với việc sử dụng ngôn ngữ ngày càng 
tích cực. Đây là giai đoạn phát cảm đối với hiện tượng ngôn ngữ khiến cho phát 
triển ngôn ngữ của trẻ đạt tới tốc độ nhanh và đến cuối tuổi mẫu giáo hầu hết trẻ 
em đều có thể sử dụng thông thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngày. 
Tóm lại, ngôn ngữ có vai trò rất lớn, là phương tiện quan trọng nhất để trẻ 
lĩnh hội nền văn hóa dân tộc. Vì vậy việc rèn luyện và phát triển vốn từ cho trẻ 
là cả quả trình liên tục và có hệ thống đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, bền bỉ, 
khắc phục khó khăn để tìm ra phương tiện, điều kiện cần thiết cho sự phát triển 
toàn diện của các cháu, hơn nữa cô giáo là người gương mẫu trong phát ngôn và 
giao tiếp để trẻ noi theo, điều này đã góp phần bồi dưỡng thế hệ măng non của 
đất nước và tạo ra một xã hội văn hóa văn minh. 
 II- Bài học kinh nghiệm 
 Qua việc lập kế hoạch thực hiện “Một số biện pháp tích cực phát triển 
ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ở trường mầm non” trong năm học 2020 - 
2021, tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm sau: 
 - Cô cần có kế hoạch thực hiện hoạt động ngôn ngữ cụ thể, phù hợp với 
độ tuổi và kĩ năng của trẻ ở lớp, phù hợp với các chủ đề giáo dục trẻ. Trong quá 
trình giảng dạy, cô phải luôn quan tâm đến khả năng từng trẻ để có biện pháp 
bồi dưỡng phù hợp. 
 - Cô luôn phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc hỗ trợ nguyên 
vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi sử dụng, trong việc rèn luyện phát triển ngôn ngữ 
cho trẻ ở nhà. 
 - Cô tạo điều kiện cho trẻ hoạt động ngôn ngữ ở mọi lúc, mọi nơi, lồng 
ghép vào các hoạt động học và các môn học khác, động viên khích lệ trẻ tích 
cực tham gia vào các hoạt động đó. 
 - Trong quá trình đổi mới phương pháp giáo dục, cô thường xuyên lấy trẻ 
làm trung tâm “Cô giáo là người gợi mở dẫn dắt trẻ vào thế giới lung linh 
huyền ảo rực rỡ sắc màu của xã hội loài người”. 
18/18 
 - Hơn thế nữa, để trẻ tích cực phát triển ngôn ngữ thì trước hết “Cô giáo 
phải thực sự là người bạn lớn của trẻ, luôn kịp thời lắng nghe ý kiến, giải thích, 
động viên giúp đỡ trẻ khi trẻ còn lúng túng”. 
 - Ngoài chuyên môn vững, cô còn phải thực hiện được “Sự hoà nhập với 
thế giới của trẻ thơ”. Cô hiểu và cùng trẻ thể hiện, tạo cho trẻ cảm giác tự tin, 
thoải mái và đạt hiệu quả cao trong giờ học. 
III- Kiến nghị 
Để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ, đặc biệt giúp cho vốn từ của trẻ 3-4 
tuổi được phát triển hơn nữa tôi mạnh dạn khuyến nghị với các ban ngành, các 
cấp lãnh đạo một số vấn đề sau: 
- Đối với phòng giáo dục: 
Tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên chuyên đề phát triển 
ngôn ngữ. 
Tăng cường cho giáo viên những tập thơ, truyện, bài hát, trò chơi có những 
từ giầu hình ảnh, giàu âm thanh, ... 
- Đối với ban giám hiệu: 
Ban giám hiệu nhà trường cần bổ sung những truyện, thơ, bài hát, câu đố, 
mới của sở, phòng giáo dục ban hành 
Cần tạo cho giáo viên trong trường được đi kiến tập, thăm quan, dự các lớp 
tập huấn để giáo viên có cơ hội học hỏi thêm kinh nghiệm tổ chức các hoạt động 
học tập nói chung và lĩnh vực phát triển ngôn ngữ nói riêng. 
Trên đây là toàn bộ nội dung bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi trong 
chương trình giảng dạy trẻ. Bản sáng kiến này tuy nhỏ nhưng nó đem lại một 
hiệu quả rất lớn trong hoạt động học cũng như hoạt động vui chơi của trẻ. 
Với sự cố gắng và nỗ lực không ngừng của bản thân cùng với sự giúp đỡ 
của ban giám hiệu và bạn bè. Kính mong hội đồng xét duyệt sáng kiến kinh 
nghiệm các cấp đóng góp ý kiến để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi đạt hiệu 
quả cao hơn, phục vụ hữu ích hơn cho công tác giáo dục trẻ mầm non. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn! 
PHẦN IV- HÌNH ẢNH MINH HỌA 
(Hình ảnh 1: Phân bố góc chơi hợp lí) 
(Hình ảnh 2: Góc văn học) 
(Hình ảnh 3: Trẻ tham gia hoạt động văn học) 
(Hình ảnh 4: Trẻ học khám phá )
(Hình ảnh 5: Trẻ hoạt động âm nhạc) 
(Hình ảnh 6: Trẻ hoạt động tạo hình)
(Hình ảnh 7: Trẻ chơi hoạt động góc) 
(Hình ảnh 8: Trẻ hoạt động ngoài trời)
(Hình ảnh 9: Trẻ học qua máy chiếu) 
(Hình ảnh 10: Tuyên truyền với phụ huynh)
PHẦN V- CÁC MINH CHỨNG 
Minh chứng 1- Phiếu khảo sát học sinh đầu năm. 
Kỹ năng Mục tiêu đánh giá 
Tổng số trẻ: 26 trẻ 
Đạt Chưa đạt 
SL 
Tỷ 
lệ % 
SL 
Tỷ 
lệ % 
1. Nghe và 
hiểu lời nói 
Mục tiêu 47: Thực hiện đơn giản, ví dụ: 
“Cháu hãy lấy quả bóng, ném vào rổ. 
11 42 15 58 
Mục tiêu 48: Hiểu được nghĩa khái quát 
gần gũi: Quần áo, đồ chơi, hoa, quả 
10 38 16 62 
Mục tiêu 49: Lắng nghe và trả lời được 
câu hỏi của người đối thoại. 
8 30 18 70 
2. Sử dụng 
lời nói 
trong cuộc 
sống hằng 
ngày 
Mục tiêu 50: Nói rõ các tiếng. 10 38 16 62 
Muc tiêu 51: Sử dụng được các từ thông 
dụng chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm 
11 42 15 58 
Mục tiêu 52: Sử dụng được câu đơn, câu 
ghép. 
9 34 15 66 
Mục tiêu 53: Kể lại được các sự việc 
đơn giản đã diễn ra của bản thân như: 
thăm ông bà, đi chơi, xem phim 
10 38 16 62 
Mục tiêu 54: Đọc thuộc thơ ca, ca dao, 
đồng dao 
9 34 15 66 
Mục tiêu 55: Kể lại chuyện đơn giản đã 
được nghe với sự giúp đỡ của người lớn. 
8 30 18 70 
Mục tiêu 56: Bắt chước giong nói của 
nhân vật trong truyện. 
8 30 18 70 
Mục tiêu 57: Sử dụng các từ vâng ạ, dạ, 
thưa trong giao tiếp. 
12 46 14 54 
Mục tiêu 58: Nói đủ nghe không lí nhí. 10 38 16 62 
3.Làm quen 
với đọc, 
viết. 
Mục tiêu 59: Đề nghị người khác đọc 
sách cho nghe, tự giở sách xem tranh. 10 38 16 62 
 Mục tiêu 60: Nhìn vào tranh minh họa 
và gọi tên nhân vật trong tranh. 
12 46 14 54 
Mục tiêu 61: Thích vẽ, “viết” nguệch 
ngoặc. 
10 38 16 62 
Minh chứng 2 - Phiếu khảo sát học sinh cuối năm. 
Kỹ năng Mục tiêu đánh giá 
Tổng số trẻ: 26 trẻ 
Đạt Chưa đạt 
SL 
Tỷ 
lệ % 
SL 
Tỷ 
lệ % 
1. Nghe và 
hiểu lời nói 
Mục tiêu 47: Thực hiện đơn giản, ví dụ: 
“Cháu hãy lấy quả bóng, ném vào rổ. 
23 88 3 12 
Mục tiêu 48: Hiểu được nghĩa khái quát 
gần gũi: Quần áo, đồ chơi, hoa, quả 
24 92 2 8 
Mục tiêu 49: Lắng nghe và trả lời được 
câu hỏi của người đối thoại. 
22 85 4 15 
2. Sử dụng 
lời nói 
trong cuộc 
sống hằng 
ngày 
Mục tiêu 50: Nói rõ các tiếng. 24 92 2 8 
Muc tiêu 51: Sử dụng được các từ thông 
dụng chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm 
24 92 2 8 
Mục tiêu 52: Sử dụng được câu đơn, câu 
ghép. 
22 85 4 15 
Mục tiêu 53: Kể lại được các sự việc 
đơn giản đã diễn ra của bản thân như: 
thăm ông bà, đi chơi, xem phim 
23 88 3 12 
Mục tiêu 54: Đọc thuộc thơ ca, ca dao, 
đồng dao 
24 92 2 8 
Mục tiêu 55: Kể lại chuyện đơn giản đã 
được nghe với sự giúp đỡ của người lớn. 
23 88 3 12 
Mục tiêu 56: Bắt chước giong nói của 
nhân vật trong truyện. 
24 92 2 8 
Mục tiêu 57: Sử dụng các từ vâng ạ, dạ, 
thưa trong giao tiếp. 
25 96 1 4 
Mục tiêu 58: Nói đủ nghe không lí nhí. 24 92 2 8 
3.Làm quen 
với đọc, 
viết. 
Mục tiêu 59: Đề nghị người khác đọc 
sách cho nghe, tự giở sách xem tranh. 
23 88 3 12 
Mục tiêu 60: Nhìn vào tranh minh họa 
và gọi tên nhân vật trong tranh. 
24 92 2 8 
Mục tiêu 61: Thích vẽ, “viết” nguệch 
ngoặc. 
22 85 4 15 

File đính kèm:

  • pdfbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_tich_cuc_phat_trien_ngon.pdf