Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tổ chức một số trò chơi để nâng cao hiệu quả tiết thể dục cho học sinh Lớp 5

Đó là khẩu hiệu chung của mọi quốc gia trên thế toàn thế giới, thể hiện phương châm hoạt động trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Ngày nay, trẻ em Việt Nam đang được sống và học tập dưới một chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt, được thừa hưởng những thành quả vĩ đại của ông cha ta để lại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, được Đảng và nhân dân ta rất quan tâm, săn sóc. Họ là những người chủ tương lai của đất nước, sứ mệnh lịch sử tương lai của cả dân tộc đều trông mong vào thế hệ trẻ. Trong di chúc của Hồ Chủ Tịch, người cũng đã căn dặn: “ Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và cần thiết.”

Bậc tiểu học là bậc học nền tảng trong chương trình giáo dục phổ thông. Yêu cầu cấp thiết là hình thành và phát triển nhân cách học sinh với mục tiêu giáo dục toàn diện (Đức - Trí - Thể - Mĩ).

Vì vậy giáo dục thể chất cho trẻ em là một vấn đề cấp bách, cần thiết trong chiến lược phát huy nhân tố con người của Đảng và Nhà nước ta, là mục tiêu phấn đấu của chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu của tổ chức y tế thế giới.

 

doc 23 trang Khương Huỳnh 21/08/2023 3120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tổ chức một số trò chơi để nâng cao hiệu quả tiết thể dục cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tổ chức một số trò chơi để nâng cao hiệu quả tiết thể dục cho học sinh Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tổ chức một số trò chơi để nâng cao hiệu quả tiết thể dục cho học sinh Lớp 5
Ngay đầu năm học tôi đã khảo sát học sinh lớp 5A tham gia trò chơi trong chương trình học và đạt được kết quả như sau:
Nội dung
Lớp 5A(45)
Số lượng
%
Chơi đúng luật, nhiệt tình tham gia chơi
38
84,4
Chơi chưa đúng luật, chưa chủ động tham gia chơi
7
15,6
Tích cực tự giác tham gia chơi 
38
84,4
Chưa tích cực tự giác tham gia chơi
7
15,4
Rèn khả năng phản xạ, sự tập trung chú ý, nhanh nhẹn khéo léo
36
80
Khả năng phản xạ, sự tập chung chú ý, nhanh nhẹn khéo léo chưa cao
9
20
 Biết phối hợp với bạn, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau 
37
82,2
 Chưa đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau
8
17,8
III. Biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề
Từ những thực trạng trên bản thân tôi xin trình bày một số biện pháp như sau:
Điều tra đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi 
Để có cơ sở khoa học cho việc lựa chọn các bài tập trò chơi vào tiết dạy thể dục chúng ta cần tìm hiểu một số đặc điểm cơ bản về tâm sinh lý của lứa tuổi này có liên quan tới việc tập luyện TDTT nói chung và với việc phát triển sức mạnh tốc độ nói riêng. 
- Đặc điểm về sinh lý ở lứa tuổi học sinh lớp 5
Ở tuổi này, cơ thể đang phát triển mạnh, ngày càng hoàn thiên về tâm sinh lí. Hành động của các em tương đối chủ động và có tính mục đích hơn kì trước.
Ở tuổi này là giai đoạn các em luôn muốn thể hiện mình là "người lớn" nên mọi hành động của các em đều bắt chước người lớn. Chính điều này đã tạo ra động lực cho các em hưng phấn trong quá trình hoạt động, khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh. 
Do quá trình hưng phấn và ức chế của các em thăng bằng hơn nên đã kéo dài được thời gian tập trung chú ý, quá trình nhận thức của các em cũng được nâng cao rõ rệt. Các em có thể nhận thức được cái hay, cái đẹp của sự vật, cái đúng, cái sai của một vấn đề một cách bản chất hơn. Tuy nhiên, những nhận thức này còn có tỷ lệ chuẩn mực chưa cao và độ sâu sắc chưa đạt mức của người  trưởng thành. 
Nắm vững được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của các em để sử dụng các đối sách giảng dạy huấn luyện hợp lý là tiền đề của sự nâng cao hiệu quả giảng dạy huấn luyện của các giáo viên .
2. Phương pháp tổ chức giáo viên 
2.1. Công tác chuẩn bị của giáo viên trước khi lên lớp:
Trong quá trình giảng dạy môn Thể dục ở trường tiểu học công tác chuẩn bị của giáo viên trước khi lên lớp cũng góp phần giúp tiết học được sinh động hơn, giúp học sinh hứng thú hơn trong tập luyện. Muốn vậy giáo viên cần chú ý và thực hiện tốt một số điểm sau:	
- Để giảng dạy một tiết Thể dục được tốt hơn thì ngoài nghiên cứu kế hoạch bài soạn và tập lại động tác thì sân tập, dụng cụ cũng đóng vai trò hết sức quan trọng cho một giờ học Thể dục. Vì vậy trước khi lên lớp giáo viên cần phải chuẩn bị sân tập, dụng cụ trước khi giờ học theo yêu cầu của kế hoạch bài soạn.
Kiểm tra lại sân tập, dụng cụ nếu không được an toàn thì phải sửa chữa và bổ sung kịp thời. Mặt khác, người giáo viên cần phải chọn vị trí tập cho học sinh một cách phù hợp như: tránh ánh nắng chiếu vào mặt học sinh, sân tập phải đảm bảo sạch và an toàn 
Ví dụ: Khi chơi trò chơi “Ném bóng trúng đích”. Giáo viên cần chuẩn bị trước những dụng cụ như bóng nhựa, sọt, hay sân tập luyện còn cát bụi, đá thì giáo viên cần vệ sinh ngay (tưới sân, lượm đá) để bảo vệ an toàn cho các em tập luyện, tránh phản tác dụng khi tập luyện Thể dục.
- Cũng như các môn học khác, bao giờ giáo viên cũng phải có kế hoạch cụ thể, là giáo án mà ở đây muốn chọn được trò chơi phù hợp để đưa vào tiết dạy, trước tiên giáo viên cần tìm hiểu và nắm được:
2.2. Xác định rõ mục tiêu bài dạy:
Lượng kiến thức theo yêu cầu trong tiết dạy đó ít hay nhiều, yêu cầu về lượng vận động trong tiết dạy ra sao, các dạng vận động đó là dạng nào  (tay,  chân, toàn thân...)
2.3. Sân bãi dụng cụ:
Chú ý điều kiện sân tập: bằng phẳng, rộng, thoáng, tiếng ồn không làm ảnh hưởng xung quanh hay ngược lại.
Một tiết dạy thời lượng cho phép 40 phút  như vậy khi phân phối thời gian cho phép tổ chức trò chơi, giáo viên cần lưu ý sao cho hợp lý (phần này còn lệ thuộc vào mục đích của trò chơi). Ngoài ra cần chú ý đến thời gian vào buổi nào (ảnh hưởng của thời tiết)
2.4. Phân loại trò chơi phù hợp với nội dung tiết dạy:
- Tùy theo tính chất vận động của từng bài, giáo viên nên chọn trò chơi cho phù hợp với nội dung học. 
- Có hai dạng trò chơi: Trò chơi động và trò chơi tĩnh.
+ Trò  chơi động: Dạng trò chơi đòi  hỏi vận động toàn thân và được thay đổi vị trí của người chơi.
+ Trò chơi tĩnh: là trò chơi chỉ vận động một bộ phận của cơ thể, và không thay đổi vị trí của người chơi.
- Theo mục đích của trò chơi: Tất cả các trò chơi đều có một mục đích chung là giúp cho người chơi thư giãn, song trò chơi trong tiết dạy thể dục còn có mục đích riêng:
+ Là một bài tập khởi động, làm nóng các bộ phận cơ thể liên quan mạnh đến bài tập ở phần tiếp theo.
+ Là một bài tập luyện: Thông qua trò chơi học sinh được tập luyện thêm các động tác, các kiến thức mới được học hoặc ôn luyện những kiến thức đã học những tiết trước.
+ Là bài tập củng cố: Thông qua trò chơi học sinh được củng cố lại những kiến thức đã được học.
Theo thời gian trong tiết dạy: Chơi vào đầu giờ, giữa giờ hoặc cuối giờ. Như vậy căn cứ vào mục tiêu của bài thì chọn trò chơi theo mục đích.
- Nếu trò chơi là một bài tập khởi động: Thì thường được tổ chức vào đầu giờ. 
+ Loại trò chơi này ta nên chọn để áp dụng vào những tiết dạy mà sự luyện tập của học sinh là sự vận động mạnh các cơ bắp và các khớp cơ. Tất nhiên vào đầu giờ học bao giờ giáo viên cũng cho học sinh khởi động toàn diện, song bài tập như thế có thể một số học sinh thực hiện còn hời hợt, thì sự khởi động đó chưa đạt yêu cầu, nhất là các tiết học vào đầu buổi sáng khi các em sau một đêm ngủ các cơ bắp nghỉ, cơ thể còn mệt mỏi uể oải.Nếu giáo viên cho tổ chức trò chơi sau khi thực hiện bài tập khởi động, các em sẽ thấy thoải mái, hưng phấn hẳn lên. Khởi động có chất lượng hơn, thì vào bài tập luyện có sự vận động mạnh các em sẽ thấy dễ dàng và còn tránh được các tai nạn như trật khớp, đau cơ bắp sau khi tập luyện. Do đó ta chọn trò chơi động là chủ yếu. Theo tính chất vận động của tiết dạy mà chọn nội dung trò chơi cho phù hợp với sự vận động đó. Có thể thay đổi trò chơi cũ thành trò chơi mới nhưng phù hợp với nội dung bài.
Ví dụ: 	
- Bài 47: Phối hợp chạy và bật nhảy. ( SGV Thể dục lớp 5, trang 118).
Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “Nhảy đúng, nhảy nhanh” hoặc trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”. Trò chơi này giúp cho học sinh vui chơi, khởi động một cách tích cực hơn đồng thời tạo sự hưng phấn khi tập luyện và là bài tập bổ trợ cho nội dung học tiếp theo “Phối hợp chạy và bật nhảy” .
Hình 1 : Nhảy đúng, nhảy nhanh.
 Hình 1
Hình 2 : Nhảy ô tiếp sức.
Hình 2
- Bài 3: Đội hình đội ngũ - Trò chơi “Chạy tiếp sức” ( SGV Thể dục lớp 5, trang 45).
Nội dung tập hợp hàng dọc hàng ngang, dóng hàng, điểm số: Có thể thay trò “Chạy tiếp sức” bằng trò chơi “Thi xếp hàng nhanh”. 
Qua trò chơi này giúp học sinh tập tích cực hơn kĩ năng tập hợp hàng, tác phong kỉ luật, nhanh nhẹn, khẩn trương.
Hình3: Thi xếp hàng nhanh.
Hình 3
- Nếu trò chơi là bài tập luyện: 
Theo yêu cầu của chương trình học ở lớp 5 thì loại trò chơi này chiếm đa số các tiết. Trong đó còn số ít tiết giáo viên tự chọn trò chơi.
Trò chơi này giúp học sinh luyện tập kiến thức với tinh thần tự nguyện tự giác, nên giáo viên phải chọn đúng trò chơi để đưa vào các tiết dạy thì tác dụng luyện tập sẽ được đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên cần phải chú ý một số điểm sau:
- Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh: Ở lứa tuổi tiểu học cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh nên không thể lựa chọn trò chơi đòi hỏi phải dùng nhiều sức mạnh, trò chơi có qui tắc phức tạp và khi tổ chức trò chơi cần lưu ý số lượng học sinh nam, học sinh nữ, học sinh có sức khỏe yếu... Vì vậy cần chọn trò chơi, tổ chức chơi cho phù hợp và hấp dẫn . 
- Địa điểm, sân tập, dụng cụ: Giáo viên cần lưu ý số lượng học sinh tham gia, cấu trúc nội dung trò chơi, hình thức tổ chức chơi.
- Thời gian và hoàn cảnh: Thời gian chơi quyết định tới cách lựa chọn trò chơi, mặt khác trò chơi chịu ảnh hưởng trực tiếp vào điều kiện hoàn cảnh (nắng, mưa ) cụ thể để giáo viên chọn lựa các hình thức tổ chức và loại trò chơi cần thiết.
Có như vậy giáo viên tổ chức giảng dạy theo hướng phân hóa đối tượng học sinh một cách tốt hơn.
Ví dụ:
Trò chơi “Chạy tiếp sức” mà trong chương trình đã giới thiệu chỉ dùng luyện chạy nhanh và chỉ vận dụng một vài tiết còn lại giáo viên phải tự chọn. Cho nên giáo viên cần tìm các trò chơi phù hợp với tiết dạy. 
+ Trò chơi 1: “Nhanh lên bạn ơi!” (Hình 4)
Trò chơi này rèn luyện cho học sinh tố chất nhanh nhẹn, linh hoạt và cách tổ chức phối hợp giữa các bạn trong nhóm. Trò chơi này có nhiều hình thức tổ chức khác nhau (hàng ngang, vòng tròn, tam giác ) tùy số lượng học sinh, sân bãi, dụng cụ. 
 a 	 b 	 c 
 Hình 4
+ Trò chơi 2: (Hình 5) Vẽ 2 vạch giới hạn cách nhau 10m, ở chính giữa 2 vạch giới hạn vẽ một vòng tròn có đường kính 0,5m và để một vật nào đó bất kì (khăn, mẩu gỗ). Khi bất đầu chơi, giáo viên gọi tên số nào thì hai em số đó chạy lên giành lấy vật trong vòng tròn, khi người của đội bạn đã cầm vật thì người cùng số phải chạy đuổi theo giành lấy lại vật bằng cách vỗ nhẹ vào người bạn. Trong trường hợp này người cầm vật sẽ thua, còn nếu người cầm vật chạy qua vạch giới hạn thì là người thắng cuộc. Sau đó vật để lại trong vòng tròn, trò chơi lại tiếp tục như thế cho đến người cuối cùng của hai đội.
Với trò chơi trên giáo viên có thể tự đặt tên và hướng dẫn các em chơi, có thể chọn trò chơi nhẹ nhàng hơn.
Đây là trò chơi hoàn thiện bài tập chạy nhanh.
 x	 10m	 	 x
 x x
 x x
 x x
 x x
 x x
 Hình 5
Ngoài ra trong quá trình giảng dạy một số nội dung chúng ta có thể sử dụng trò chơi để giúp cho các em tập luyện được tích cực, tự giác hơn.
- Nếu trò chơi có tính thư giãn đơn thuần: thì thường được tổ chức vào cuối giờ. Chỉ áp dụng cho những tiết dạy mà giáo viên đã cho các em học sinh luyện tập nhiều lần, đảm bảo được yêu cầu của bài. Nếu tiết dạy đòi hỏi lượng vận động lớn, giáo viên cho luyện nhiều, lúc các em đã thấm mệt. Giáo viên nên tổ chức trò chơi tĩnh, chủ yếu để các em lấy tinh thần vui vẻ thoải mái, trường hợp này có thể áp dụng cho các tiết luyện tập chạy . Thời gian tổ chức các trò chơi này khoảng từ 5-7 phút cuối giờ. 
Ví dụ1: Trò chơi diệt con vật có hại H.6
Tập hợp lớp thành đội hình hàng ngang hay vòng tròn quay mặt vào tâm.
- Khi giáo viên gọi tên những con vật có ích như :trâu, bò ,lợn, gà.thì tất cả học sinh im lặng. Nếu em nào hô diệt thì phải hát hoặc múa 1 bài .
- Khi giáo viên gọi tên những con vật hại như: ruồi, muỗi, gián ,kiếnthì tất cả học sinh hô to là “Diệt Diệt Diệt” và tay giả làm động tác đập ruồi , muỗi
Mục đích: Rèn luyện sự tập chung chú ý và tính phản xạ nhanh của học sinh.
 Hình 6
Ví dụ 2: Trò chơi làm theo hiệu lệnh H.7
Tập hợp lớp thành đội hình hàng ngang hay vòng tròn quay mặt vào tâm sân.
- Khi giáo viên gọi tên những con vật biết bay:chim, ong, bướm,thì tất cả học sinh phải làm động tác giả như bay.
- Khi giáo viên gọi tên những con vật không biết bay:trâu, bò, lợn thì tất cả im lặng không làm động tác giả bay, nếu em nào làm động tác giả bay thi phải hát hoặc múa 1 bài.
Mục đích: Rèn luyện sự tập chung chú ý và khả năng phản xạ nhanh của học sinh.	
 Hình 7
Ví dụ 3: Bài 50: Bật cao - Trò chơi “Chuyền nhanh, nhảy nhanh” ( SGV Thể dục lớp 5, trang 122).
	Phần mở đầu: Sau khi khởi tôi đã sử dụng trò chơi “ Nhảy đúng nhảy nhanh” trò chơi này giúp cho học sinh vui chơi, khởi động một cách tích cực hơn đồng thời tạo sự hưng phấn khi tập luyện và là bài tập bổ trợ cho nội dung học tiếp theo “Bật cao”.
	Phần cơ bản: Sau khi học sinh tập xong phần bật cao tôi đưa trò chơi
“ Lăn bóng bằng tay” thay cho trò chơi “Chuyền nhanh, nhảy nhanh”. vì nội dung bật cao đã sử dụng nhiều đến sức bật của chân và trò chơi “Chuyền nhanh, nhảy nhanh” cũng lại sử dụng chủ yếu sức bật của chân. Để tránh sự nhàm chán cho học sinh tôi thay trò chơi “ Lăn bóng bằng tay” nhằm giúp các em tham gia chơi tích cực hơn đồng thời qua tiết học giúp các em được vận động đều các bộ phận của cơ thể như chân, tay. 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Thể dục
Bài 50: BẬT CAO
TRÒ CHƠI “LĂN BÓNG BẰNG TAY”
MỤC TIÊU
Nội dung:
- Tiếp tục ôn bật cao.
- Chơi trò chơi “ Lăn bóng bằng tay”
 2. Yêu cầu:
 a. Kiến thức: 
 - HS nắm được cách lấy đà.
 - HS biết cách thực hiện và phối hợp được động tác chạy đà - bật cao.
 - HS biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. 
 b. Kỹ năng:
 - HS thực hiện tương đối đúng động tác bật cao tại chỗ.
 - HS thực hiện tương đối đúng kĩ thuật phối hợp chạy đà - bật cao. 
 - HS biết cách chơi và tham gia chơi chủ động, đúng luật, sôi nổi. 
 - Thông qua trò chơi rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, giáo dục tinh thần tập thể.
 c. Thái độ : 
 - HS tập luyện nghiêm túc, tích cực, có ý thức tự giác và kỉ luật cao.
 - Rèn tính đoàn kết giúp đỡ nhau trong tập luyện.
 II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
 1. Địa điểm:
 - Nhà thể chất đảm bảo vệ sinh an toàn tập luyện.
 2. Phương tiện:
 - 1 Còi. 
 - 1 đài.
 - Dụng cụ treo bóng.
 - 4 quả bóng rổ.
 - Thảm chơi trò chơi “ Nhảy đúng nhảy nhanh”
 - Kẻ sân phục vụ cho tiết học và trò chơi.
 III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
Nội dung
Định lượng
TG SL
Phương pháp tổ chức
I. Phần mở đầu: 
- Cán sự tập trung lớp, báo cáo sĩ số. GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. 
- Khởi động: 
+ Đứng tại chỗ giậm chân vỗ tay và hát theo nhạc.
+ Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai, hông.
- Chơi trò chơi “Nhảy đúng nhảy nhanh”.
- Yêu cầu: HS biết cách chơi và tham gia chơi đúng luật.
II. Phần cơ bản:
1. Kiểm tra bài cũ
- HS thực hiên động tác bật cao tại chỗ.
- HS thực hiên phối hợp chạy đà bật cao.
2. Ôn bật cao tại chỗ với bóng. 
- Yêu cầu: HS thực hiện được động tác bật cao tại chỗ.
3. Ôn phối hợp chạy đà bật cao
- Yêu cầu: HS thực hiện được động tác phối hợp chạy đà bật cao.
4. Chơi trò chơi: “ Lăn bóng bằng tay”
- Yêu cầu: HS biết cách chơi và tham gia được chơi đúng luật.
III. Phần kết thúc: 
- Thả lỏng: Lắc cổ tay cổ chân.
Giáo viên cùng học sinh nhận xét đánh giá giờ học.
- Dặn dò xuống lớp.
5-7'
 1L 
 1L
 2x8n
 1-2L
25-28’
 1-2L
 1- 2L
 3- 4L
CB
XP
GH1
GH2
 1,5m 5m 2m 3m
 1-2L
 1L
 2-3L
 1L
6- 8’
 2-3L
4- 6’
- Đội hình nhận lớp 4 hàng ngang 
0 0 0 0 0
0 0 0 0 0
0 0 0 0 0
0 0 0 0 0
GV
- Đội hình khởi động
0 0 0 0 0
 0 0 0 0 0
0 0 0 0 0
 0 0 0 0 0
GV CS
- Cán sự hướng dẫn lớp thực hiện khởi động.
- GV điều khiển học sinh chơi trò chơi.
- HS chơi theo đội hình 4 hàng dọc
- Đội hình kiểm tra 
0 0 0 0 0
 0 0 0 0 0
0 0 0 0 0
 0 0 0 0 0
 GV 
- GV gọi 2 HS lên thực hiện động tác.
- HS nhận xét, GV nhận xét.
- HS lên làm mẫu lại động tác bật cao tại chỗ với bóng. 
GV cùng HS quan sát nhận xét. 
GV nhấn mạnh yêu cầu đông tác.
- GV điều khiển HS tập.
- Đội hình tập 4 hàng dọc.
- Cán sự điều khiển tổ tập. GV quan sát sửa sai.
- GV phân tích lại kĩ thuật động tác nhấn mạnh yêu cầu động tác.
- Chia tổ tập luyện do cán sự điều khiển. GV quan sát sửa sai cho học sinh.
- Thi đua giữa các tổ: GV làm trọng tài cho. Sau mỗi đợt thực hiện, GV cho HS nhận xét đánh giá. 
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, chọn đội chơi thử. Tổ chức cho HS chơi. Tổ chức thi đấu.
- Đội hình chơi 4 hàng dọc.
Đội hình thả lỏng
0 0 0 0 0
 0 0 0 0 0
0 0 0 0 0
 0 0 0 0 0
GV
Đội hình xuống lớp
0 0 0 0 0
0 0 0 0 0
0 0 0 0 0
0 0 0 0 0
GV
C: KẾT LUẬN
1. Kết quả đạt được: 
Qua điều tra các lớp học do tôi trực tiếp giảng dạy đến giữa kì II tôi thấy kết quả lớp 5A áp dụng một số trò chơi phù hợp với nội dung học đã giúp các em tham gia chơi trò chơi tốt hơn tăng lên rõ diệt cụ thể như sau: Chơi đúng luật, nhiệt tình tham gia chơi, tích cực tự giác tham gia chơi, rèn khả năng phản xạ, sự tập chung chú ý, nhanh nhẹn khéo léo, biết phối hợp với bạn, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong tập luyện.
Nội dung
Lớp 5A(45)
Số lượng
%
Chơi đúng luật, nhiệt tình tham gia chơi
45
100
Chơi chưa đúng luật, chưa chủ động tham gia chơi
0
0
Tích cực tự giác tham gia chơi 
43
96
Chưa tích cực tự giác tham gia chơi
2
4
Rèn khả năng phản xạ, sự tập chung chú ý, nhanh nhẹn khéo léo
43
96
Khả năng phản xạ, sự tập chung chú ý, nhanh nhẹn khéo léo chưa cao
2
4
 Biết phối hợp với bạn, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau 
42
93,3
 Chưa đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau
3
6,6
2. Bài học kinh nghiệm:
2.1. Trong các tiết dạy thể dục, giáo viên biết lựa chọn và tổ chức trò chơi hợp lý sẽ có tác dụng lớn trong việc luyện tập thể lực một cách toàn diện cho học sinh gây được hứng thú học cho học sinh và hứng thú dạy cho giáo viên. Từ đó nâng cao chất lượng dạy và học.
2.2. Giáo dục truyền thống đạo đức lối sống, tính tổ chức kỷ luật, tính đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập và rèn luyện cho các em học sinh.
2.3.  Qua những trò chơi hợp lý giáo viên tận dụng được thời gian tiết dạy để học sinh “chơi mà học”
2.4. Giáo viên không mất nhiều công sức, thời gian tìm tòi các trò chơi này mà chỉ cần chú  ý  suy  nghĩ và  sáng  tạo làm  thế nào để các  em  học sinh vui chơi bổ ích có tính tổ chức, tính giáo dục đặc biệt tăng chất lượng tiết học lên.
3. Kết luận và khuyến nghị:
Môn thể  dục được coi là môn năng khiếu, song không phải ai có năng khiếu thể dục thể thao là đã có một sức khỏe tốt mà đòi hỏi phải có sự tập luyện hợp lý thường xuyên. Tùy thuộc vào tâm lý lứa tuổi, sự phát triển về mặt sinh học mà có kế hoạch luyện tập hợp lý. Nếu giáo viên giảng dạy mà không chú ý thì kết quả giáo dục sẽ ngược lại. Áp dụng sáng kiến này tôi thấy mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc phát triển trò chơi trong tiết dạy cho học sinh, giáo dục cho các em tinh thần đoàn kết gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau cùng học tập - tập luyện. Giúp cho học sinh hứng thú hơn và chịu đựng được lượng vận động lớn, khắc phục khó khăn, chống lại mệt mỏi hồi phục nhanh chóng sau một giờ tập, buổi tập.  Làm cho các em luôn tích cực hăng say và hiểu rõ được kỹ năng vận động, phương pháp tập luyện của một giờ học, một buổi học. Nâng cao hiệu quả phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ trong nhà trường. Theo đúng chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ hôm nay. Mặt khác nó còn góp phần thúc đẩy các phong trào học tập của nhà trường lên cao hơn nữa. Đây mới chỉ là quan điểm của tôi qua quá trình giảng dạy và huấn luyện, vì vậy sẽ còn những thiếu sót nhất định. Rất mong được sự đóng góp ý kiến chân thành của các đồng nghiệp để sáng kiến được hoàn chỉnh và có tính ứng dụng cao hơn nữa.
Trên đây là đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi. Rất mong được sự đóng góp của đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo để bản sáng kiến được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
 Hà Nội, ngày tháng năm 2017
 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. 	Tôi xin cam đoan đây là SKKN của 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
GDTC: Giáo dục thể chất
TDTT: Thể dục thể thao
PPCT: Phân phối chương trình
CB: Chuẩn bị
XP: Xuất phát
GH: Giới hạn
GV: Giáo viên
HS: Học sinh
CS: Cán sự
H.1: Hình 1
SGV: Sách giáo viên
 PHỤ LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ	1
I. Lý do chọn đề tài 	1
II. Mục đích yêu cầu : 	2
III. Đối tượng nghiên cứu: 	2
IV. Thời gian nghiên cứu: 	2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 	3
I. Cơ sở lí luận: 	3
II. Thực trạng: 	3
Thuận lợi và khó khăn: 	 
Thực trạng giảng dạy môn thể dục ở trường Tiểu học.....
III. Biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề 	
3.1. Điều tra đặc điểm tâm sinh lý lúa tuổi 	5
3.2. Phương pháp tổ chức giáo viên 	5
C: KẾT LUẬN	21
Kết quả đạt được:	21
Bài học kinh nghiệm	21
Kết luận và khuyến nghị: 	21
Kết luận: 	21 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
 - Sách giáo viên thể dục lớp 1 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Sách giáo viên thể dục lớp 2 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Sách giáo viên thể dục lớp 3 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Sách giáo viên thể dục lớp 4 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Sách giáo viên thể dục lớp 5 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Phương pháp dạy học thể dục và trò chơi vận động cho học sinh tiểu học, nhà xuất bản Giáo dục – nhà xuất bản Đại học sư phạm.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_to_chuc_mot_so_tro_choi_de_n.doc