Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong trường Tiểu học
Trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, Đảng chủ trương thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa để đưa đất nước ta, dân tộc ta vĩnh viễn thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, xứng đáng sánh vai với các cường quốc năm châu. Sự thành công của sự nghiệp trọng đại đó tùy thuộc vào công tác đào tạo nguồn nhân lực, vào sự nghiệp “trồng người”. Do đó, Đảng ta đã xác định: “Cùng với khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo phải thật sự là quốc sách hàng đầu”. Bối cảnh đó đặt ra cho ngành giáo dục, đội ngũ thầy cô giáo, cán bộ quản lý và mỗi nhà trường trách nhiệm rất nặng nề: "dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt" để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Trong việc thực hiện sứ mệnh nặng nề và cao cả đó, mỗi trường học phải là một tập thể đoàn kết phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng dạy học đích thực, đào tạo thế hệ trẻ thành những công dân yêu nước, có văn hoá, có trình độ kiến thức, kỹ năng khoa học, có ý chí, hoài bão vươn lên không cam chịu nghèo hèn, làm giàu cho đất nước và cho bản thân. Để làm được điều đó, mỗi trường học phải xây dựng cho được môi trường sư phạm tích cực, thân thiện: Thân thiện giữa thầy với trò, thân thiện giữa trò với trò, thân thiện giữa nhà trường với cộng đồng bằng cách điều chỉnh hành vi văn hóa của mỗi cá nhân thông qua quy tắc ứng xử văn hóa. Bởi môi trường văn hoá trong nhà trường có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với chất lượng cuộc sống và hiệu quả của mọi hoạt động trong nhà trường. Sự phát triển của trẻ em đặc biệt là lứa tuổi tiểu học từ 6 đến 11 tuổi chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường văn hoá xã hội nơi các em lớn lên. Môi trường văn hóa lành mạnh là điều kiện tiên quyết để đào tạo thế hệ trẻ trở thành những công dân tốt có tài năng, đạo đức. Nếu môi trường này thiếu văn hoá thì không thể làm được chức năng truyền tải những giá trị kiến thức nhân văn cho thế hệ trẻ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong trường Tiểu học
tìm tòi tự tạo ra những trang thiết bị, phương tiện đơn giản phục vụ cho hoạt động phù hợp với điều kiện, khả năng của lớp, của trường và phù hợp với lớp. Đây là cách làm rất có tác dụng nhằm phát triển ở học sinh khả năng sáng tạo và ý thức trách nhiệm của bản thân đối với hoạt động của tập thể, nhà trường. Để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiệt bị cho xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa Ban giám hiệu phải xây dựng kế hoạch dài hạn để xác định rõ nguồn kinh phí, trang thiết bị hỗ trợ, ngoài ra trích một phần kinh phí trong ngân sách, vận động xã hội hóa kinh phí dành cho việc tổ chức các hoạt động. Điều kiện thực hiện Ban chỉ đạo hoạt động phải có kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất trước mắt và lâu dài cho nhà trường bằng các nguồn lực từ ngân sách nhà nước và xã hội hóa để nhà trường phân bổ kinh phí hợp lí. Biện pháp 4: Xây dựng Bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường tiểu học Mục đích Xây dựng bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường để tạo ra một môi trường giáo dục tích cực, trong sáng, lành mạnh kế thừa giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu giá trị đạo đức mới của thời đại xây dựng bầu không khí tinh thần lành mạnh trong nhà trường. Nội dung, cách thức thực hiện Quy tắc ứng xử trong trường học là những chuẩn mực, giá trị và hành vi ứng xử văn hóa thông qua các hoạt động giao tiếp, sinh hoạt, làm việc, học tập, nhằm điều chỉnh cách thức ứng xử của mọi thành viên trong nhà trường theo thuần phong mỹ tục; tạo môi trường làm việc, học tập thân thiện, hợp tác, trách nhiệm, cởi mở, trung thực, văn minh trong nhà trường. Bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường bảo đảm định hướng giáo dục đạo đức, lối sống và hoàn thiện nhân cách học sinh; Phù hợp với chuẩn mực đạo đức đã được xã hội thừa nhận; Phù hợp với quy định của pháp luật; Phù hợp với mục tiêu, đặc điểm của nhà trường, ngành Giáo dục; Bảo đảm tính dân chủ và nhân văn; Đảm bảo tính thực tiễn và tính khả thi. Nội dung Quy tắc ứng xử được thảo luận dân chủ và đồng thuận của các thành viên trong nhà trường; Nội dung rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ kiểm tra; Thể hiện được mối quan hệ nhân văn và thân thiện giữa con người với con người (giáo viên với giáo viên, giáo viên với học sinh, giáo viên với cha mẹ học sinh, học sinh với học sinh, học sinh với cha mẹ). Điều kiện thực hiện Nhà trường tổ chức cho toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh kí cam kết thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa của nhà tường. Bộ quy tắc ứng xử phải được theo dõi, kiểm tra, đánh giá trong quá trình triển khai; kịp thời điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế để mang lại hiệu quả cao. Biện pháp 5: Tăng cường tổ chức các hoạt động văn hóa trong trường tiểu học Mục đích: Tăng tính hiệu quả trong việc thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa, tạo ra sự hứng thú đối với giáo viên, học sinh, nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động. Nội dung và cách thức thực hiện Nhà trường tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống, văn hóa, văn nghệ bằng nội dung và hình thức phù hợp với tình hình chính trị, văn hóa, xã hội, đối tượng tham gia và điều kiện thực tế của địa phương như: Tổ chức tốt các ngày lễ lớn (20/10; 20/11; 22/12; 8/3; 26/3; 15/5; 19/5;) Xây dựng và tổ chức hoạt động các câu lạc bộ văn nghệ, thể thao để tập hợp thu hút và giáo dục toàn diện đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh góp phần xây dựng môi trường học đường an toàn, lành mạnh, thân thiện như: Tổ chức Hội khỏe Phù Đổng; Hoạt động trải nghiệm, sáng tạo; Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục và xây dựng môi trường văn hóa trong trường tiểu học. Điều kiện thực hiện Nhà trường cần thông qua kế hoạch với các nguồn lực khác nhau để huy động tiềm lực hỗ trợ tổ chức các hoạt động theo kế hoạch nhà trường và phát huy ý tưởng mới. Huy động cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể hỗ trợ về kinh phí để nhà trường có điều kiện tổ chức thực hiện hoạt động có hiệu quả. Biện pháp 6: Xây dựng mối quan hệ văn hóa trong nhà trường Mục đích: Xây dựng các mối quan hệ văn hoá để tạo lập mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, đồng thời lên án, chống lại những hành vi phi văn hóa thúc đẩy nhà trường phát triển, tạo được uy tín, nâng cao được chất lượng để nhà trường thực sự là: "Nhà trường văn hoá - Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch"; "Trường học thân thiện - Học sinh tích cực". Nội dung và cách thức thực hiện Trong một môi trường văn hóa không thể thiếu các mối quan hệ thể hiện văn hóa trong giao tiếp - ứng xử. Việc tổ chức xây dựng được một môi trường văn hoá, môi trường sư phạm lành mạnh trong đó bắt đầu bằng việc xây dựng kĩ năng ứng xử giao tiếp giữa mọi thành viên nhà trường, từng thành viên trong nhà trường với các đối tác bên ngoài. Trong nhà trường, xây dựng các mối quan hệ văn hóa là vô cùng cần thiết: Mối quan hệ văn hóa giữa giáo viên với giáo viên; giữa lãnh đạo với giáo viên; giữa giáo viên với học sinh; giữa giáo viên với cha mẹ học sinh; giữa học sinh với học sinh. Đối với cán bộ quản lý: Người cán bộ quản lý phải hình thành được chuẩn mực và kĩ năng giao tiếp ứng xử cho giáo viên và học sinh thông qua hàng loạt các hoạt động tương tác hàng ngày với cán bộ - giáo viên - học sinh - cha mẹ học sinh và cộng đồng. Người cán bộ quản lý phải đặc biệt lưu ý đến cách phản ứng của mình với những biến động trong nhà trường, hết sức bình tĩnh, tỉnh táo, linh hoạt trong việc nhìn nhận, đánh giá và giải quyết công việc. Phong cách lãnh đạo dân chủ, tăng cường đối thoại, cùng tham gia các hoạt động, phân công trách nhiệm rõ ràng, cộng đồng trách nhiệm. Người cán bộ quản lý phải luyện cho mình khả năng biết lắng nghe. Vì nếu làm tốt việc này thì người lãnh đạo đã nuôi dưỡng được bầu không khí tâm lý cởi mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau trong nhà trường. Đối với giáo viên: Không ngừng nâng cao nhận thức cho giáo viên về pháp luật, về chuẩn mực giao tiếp - ứng xử, về ý thức tự tôn, mẫu mực của một người thầy, một người làm công tác giáo dục. + Luôn tôn trọng bản thân và người khác. + Tôn trọng lời hứa, sự cam kết của bản thân. + Có tinh thần, ý thức tôn trọng nội quy, nhà trường, chấp hành kỉ luật lao động, trau dồi đạo đức nghề nghiệp. + Chân tình, cởi mở, thẳng thắn, xây dựng. + Luôn tìm ra những ưu điểm, hạn chế những nhược điểm, những bất cập xảy ra trong quá trình giao tiếp - ứng xử. Nếu có bất cập xảy ra luôn bình tĩnh tìm biện pháp giải quyết trên tinh thần xây dựng, chân tình, cởi mở, thẳng thắn, thực sự cầu thị. Đối với phụ huynh học sinh: Gương mẫu, chuẩn mực trong giao tiếp ứng xử trong gia đình: với con cái, với những người thân, với cộng đồng để làm gương cho con em. Trong gia đình phải xây dựng được mối quan hệ bình đẳng. Cha mẹ yêu thương hoà thuận cùng chăm sóc giáo dục con cái, gần gũi, quan tâm chăm sóc và quan trọng là phải biết lắng nghe, biết chia sẻ. Qua đó có những định hướng đúng đắn, cần thiết và kịp thời cho các con. Biết lắng nghe, chia sẻ, hợp tác với giáo viên để cùng giáo dục con em. Có lòng kính trọng, biết ơn, cư xử đúng mực với thầy cô giáo của con em mình. Luôn giáo dục con em lòng kính trọng, biết ơn với thầy cô giáo. Đối với học sinh: Luôn luôn có ý thức phấn đấu, vươn lên về mọi mặt. Biết vâng lời thầy, cô giáo, cán bộ công nhân viên và nghiêm chỉnh thực hiện nội quy, quy định của nhà trường. Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, hòa đồng với tất cả bạn bè cùng lớp, cùng trường Chấp hành nghiêm túc pháp luật, các quy định về trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông. Hiểu biết và tích cực tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội. Không che dấu khuyết điểm của bản thân, không bao che khuyết điểm cho bạn. Hưởng ứng và tích cực tham gia chống mọi hành vi tiêu cực trong học tập, kiểm tra. Không thực hiện các hành vi học sinh không được làm: + Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác. + Gian lận trong học tập, kiểm tra. + Đánh nhau, gây rối trật tự an ninh trong nhà trường và nơi công cộng; + Làm việc khác, nghe, trả lời bằng điện thoại di động khi đang tham gia các hoạt động giáo dục trong nhà trường; + Đánh bạc; vận chuyển, mang đến trường, tàng trữ, sử dụng ma túy, hung khí, vũ khí, chất nổ, chất độc; lưu hành, sử dụng văn hóa phẩm độc hại, đồi trụy; tham gia tệ nạn xã hội. Các mối quan hệ văn hóa giữa giáo viên với giáo viên; giữa cán bộ quản lý với giáo viên; giữa giáo viên với học sinh; giữa giáo viên với cha mẹ học sinh; giữa học sinh với học sinh là mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại hai chiều. Nếu các mối quan hệ này tác động tích cực sẽ thúc đẩy văn hoá nhà trường và mọi hoạt động của nhà trường phát triển theo chiều hướng tích cực. Nếu tiêu cực thì sẽ tạo ra một môi trường thiếu lành mạnh và sẽ kéo mọi hoạt động của nhà trường theo chiều hướng đi xuống. Vì vậy xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa là vô cùng cần thiết, là giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục trong trường tiểu học. Điều kiện thực hiện Tổ chức bồi dưỡng cho mỗi cá nhân giáo viên và học sinh những ý thức và hành vi đạo đức phù hợp với những chuẩn giá trị của một xã hội văn minh và tiến bộ bằng nhiều hình thức như tổ chức giao lưu, tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm, tổ chức chuyên đề nâng cao kĩ năng giao tiếp, ứng xử trong nhà trường. Động viên mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh không ngừng phấn đấu học hỏi vươn lên trong cuộc sống để tiếp thu, tiếp cận những cái mới, cái tốt và cái hiện đại hơn, khoa học hơn. Biện pháp 7: Tăng cường kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa. Mục đích: Thu nhận những thông tin ngược về tình hình tổ chức thực hiện nội dung của giáo viên và học sinh, thấy được mặt tốt cần phát huy, mặt tồn tại cần khắc phục. Giúp cho cán bộ quản lý cải tiến khâu quản lý, giúp cho giáo viên cải tiến về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động đem lại hiệu quả và thiết thực. Cách thức thực hiện Kiểm tra đôn đốc, kịp thời biểu dương, khen thưởng đối với những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa. Theo dõi, kiểm tra, đánh giá sát sao trong quá trình triển khai kế hoạch xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học để kịp thời điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế. Tăng cường trách nhiệm trong công tác quản lý giáo dục. Hạn chế mức thấp nhất các hành vi vi phạm Quy tắc ứng xử văn hóa có thể xảy ra. Ban chỉ đạo xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa (những người có trách nhiệm, uy tín, nghiệp vụ giỏi, có năng lực) để kiểm tra việc thực hiện và có biện pháp giải quyết kịp thời những vướng mắc trong tổ chức thực hiện. Ban chỉ đạo phải căn cứ vào mục đích của từng hoạt động để xây dựng chuẩn đánh giá cho hoạt động đó để làm cơ sở kiểm tra, đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm. Điều kiện thực hiện Kiểm tra, đánh giá phải vừa ghi nhận thành quả đạt được dù chỉ là nhỏ bé, vừa nắm bắt được những khó khăn của giáo viên và học sinh trong quá trình tổ chức thực hiện đồng thời phải có những định hướng, biện pháp giúp đỡ họ để khắc phục những mặt tồn tại, tạo điều kiện cho họ có những ý tưởng mới. Từ đó thúc đẩy sự phát triển theo định hướng xây dựng trường học thân thiện như vậy việc kiểm tra, đánh giá mới có ý nghĩa và đạt được mục tiêu giáo dục. Biện pháp 8: Đổi mới công tác thi đua khen thưởng Mục đích: Nhằm tạo ra động lực kích thích xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa của giáo viên và học sinh thu được kết quả cao để góp phần vào việc thực hiện tốt phong trào: "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" Nội dung cách thức thực hiện Cần có cơ chế khen thưởng động viên những cá nhân, tập thể có thành tích hoạt động, có thể động viên giáo viên và học sinh có nhiều thành tích bằng việc tổ chức chuyến thăm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, tham gia giao lưu, hội thảo để nâng cao trình độ hiểu biết, có thể là vật chất, giấy khen. Kích thích lòng nhiệt tình say mê của đội ngũ giáo viên bằng các biện pháp thích hợp. Chẳng hạn đối với đội ngũ giáo viên trẻ mới ra trường nếu có thành tích trong xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa coi đó là một trong yếu tố để đánh giá. Làm tốt công tác thi đua khen thưởng sẽ duy trì và đẩy mạnh được phong trào thi đua, không khí thi đua sôi nổi, cởi mở. Sau việc tổ chức phong trào thi đua tất yếu là thực hiện công tác thi đua khen thưởng, việc khen thưởng kịp thời, chính xác là nguồn động viên lớn cho sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của giáo viên và học sinh. Điều kiện thực hiện Xây dựng các danh hiệu thi đua như Nhà giáo văn hóa, Tập thể văn hóa, Nhà quản lý mẫu mực, Học sinh thanh lịch, theo tiêu chuẩn của quy tắc ứng xử văn hóa, được tuyên dương và khen thưởng; được ghi trong sổ vàng truyền thống của nhà trường, thành tích của cá nhân và tập thể được tính vào xét danh hiệu thi đua cuối kỳ và cuối năm. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết quả - Nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền để cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh nắm được các nội dung, các quy tắc ứng xử văn hóa, nhận thức được vai trò, sứ mạng to lớn của bản thân trong việc thực hiện bộ quy tắc ứng xử. 100% đội ngũ giáo viên, nhân viên, học sinh đã cam kết và thực hiện tốt quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học. 100 % cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh nghiêm túc thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học. 100% cán bộ - giáo viên - nhân viên cam kết "Xây dựng nhà trường văn hoá - Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch" 23 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi, chủ nhiệm giỏi cấp quận. 100% giáo viên đăng kí và đạt giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường. 100% cán bộ - giáo viên - nhân viên đạt tiêu chuẩn Gia đình văn hoá. - Toàn thể cán bộ - giáo viên - nhân viên - học sinh và cha mẹ học sinh nhà trường đã có sự chuyển biến rõ ràng trong nhận thức, sự thay đổi và tiếp nhận những thói quen tốt. Sự chuyển biến trong giao tiếp ứng xử bằng các chuẩn mực đã dần trở thành nề nếp. Tập thể nhà trường là một tập thể sư phạm mẫu mực, bầu không khí dân chủ cởi mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau. Những biểu hiện tiêu cực, không lành mạnh, phi văn hoá trong nhà trường không còn. Học sinh có kĩ năng giao tiếp ứng xử tốt, thực hiện những hành vi đúng chuẩn mực, mạnh dạn, tự tin, thân thiện, cởi mở, biết đoàn kết, chia sẻ và hợp tác trong các mối quan hệ. Cán bộ giáo giáo viên thực hiện mặc áo dài khi đến trường. Học sinh nghiêm túc thực hiện quy tắc ứng xử trong trường học: giữ vệ sinh và bảo vệ môi trường Xanh – Sạch – Đẹp Học sinh thực hiện tốt quy bộ quy tắc ứng xử: không đi xe đạp trong trường Việc triển khai xây dựng thành công quy tắc ứng xử văn hóa góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường tạo nên những thành tích đáng kể: * Giáo viên: 02 giáo viên đạt giải Hội thi thiết kế Bài giảng Elearning cấp quận (01 giải Nhì; 01 giải ba) 01 giáo viên đạt giải khuyến khích cấp quận về kĩ năng công nghệ thông tin Giáo viên tổng phụ trách tham gia hội thi Giáo viên làm tổng phụ trách giỏi đạt giải khuyến khích Chi bộ nhà trường được Đảng ủy tặng giấy khen công nhận chi bộ đạt Chi bộ trong sạch vững mạnh năm 2017. 01 đồng chí đảng viên Hoàn thành xuất sắc nhệm vụ năm 2017 được Đảng ủy phường tặng Giấy khen. * Học sinh: 01 em đạt giải ba cuộc thi Olympic Tiếng Anh vòng Chung khảo cấp Thành phố. 08 em đạt giải cuộc thi Olympic Tiếng Anh cấp quận (03 giải nhì, 05 giải ba) Tham gia môn cờ tướng cấp quốc gia có 01 học sinh đạt huy chương vàng cá nhân cờ truyền thống; Huy chương đồng cá nhân cờ chớp Tham gia thi cờ vua cấp Quận đạt 01 giải Nhì. Kết luận Xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong trường tiểu học là một vấn đề phức tạp, khó khăn, đòi hỏi sự khéo léo linh hoạt, tế nhị và phải trải qua một quá trình lâu dài, từng bước thực hiện. Xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa của nhà trường ngày một chuẩn mực đi vào nề nếp là cả một quá trình kiên trì chỉ đạo và phấn đấu của cán bộ - giáo viên - nhân viên - học sinh và cha mẹ học sinh nhà trường. Muốn trở thành một con người toàn diện, đáp ứng được các yêu cầu của một xã hội hiện đại và có xu hướng toàn cầu, giáo viên, học sinh phải được trang bị và giáo dục đầy đủ cả về tri thức, về đạo đức và các mối quan hệ văn hóa cần thiết. Qua kết quả bước đầu đạt được, tập thể cán bộ - giáo viên - học sinh nhà trường đều phấn khởi và tin tưởng vào sự phát triển của nhà trường. Tuy vậy, đây chỉ là kết quả bước đầu, muốn duy trì và phát huy tốt môi trường văn hóa đòi hỏi sự đồng tâm nhất trí của cả tập thể nhà trường mà trong đó mỗi cá nhân cần phải tự thay đổi bản thân để hướng tới các chuẩn mực chung và cùng xây dựng một môi trường văn hoá sư phạm lành mạnh, nơi mà mọi thành viên đều được tôn trọng, được bộc lộ khả năng, được cống hiến vì một mục tiêu chung: "Xây dựng nhà trường phát triển". Bài học kinh nghiệm Từ kết quả trên, tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong trường tiểu học: Xây dựng bầu không khí dân chủ: Cởi mở, hợp tác cùng chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau, mọi người đều được tôn trọng, luôn được coi trọng và có cơ hội thể hiện, phát triển các khả năng của mình. Nâng cao trình độ nhận thức, khả năng giao tiếp ứng xử trong các mối quan hệ văn hóa. Hình thành các chuẩn mực - kĩ năng về hành vi giao tiếp ứng xử trong toàn trường thông qua nhiều hình thức. Nâng cao vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường: Chi bộ, công đoàn, tổ chuyên môn, đoàn Thanh niên, đội Thiếu niên. Có sự phối kết hợp và chỉ đạo xuyên suốt trong cả quá trình thực hiện. Xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá, khen thưởng hợp lý thúc đẩy mọi người nỗ lực làm việc. Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, công tác chủ nhiệm bằng nhiều hình thức. Gắn giáo dục văn hoá giao tiếp với giáo dục đạo đức. Tăng cường dạy các chuẩn mực và dạy kĩ năng sống cho học sinh. Người cán bộ quản lý - gương mẫu đi đầu - luôn tận tâm, trách nhiệm, luôn suy nghĩ, học hỏi để đổi mới, nâng cao uy tín của bản thân và của nhà trường. Dám nghĩ - dám làm - dám chịu trách nhiệm. Khuyến khích cha mẹ học sinh tham gia vào các hoạt động giáo dục của nhà trường - làm cho cha mẹ học sinh hiểu rõ vai trò - chức năng nhiệm vụ của họ trong giáo dục con em - luôn gương mẫu xây dựng mối quan hệ văn hóa với con, với thầy cô giáo. Khuyến nghị Văn hoá giao tiếp ứng xử từ lâu đã trở thành một vấn đề được nhiều người quan tâm. Trong nhà trường, vấn đề xây dựng quy tắc ứng xử trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên trong thực tế vấn đề này còn chưa được quan tâm đúng mức. Qua nghiên cứu đề tài, tôi đưa ra một số khuyến nghị như sau: Nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh và các thành viên trong xã hội để xây dựng một bộ quy tắc ứng xử toàn xã hội một cách chuẩn mực. Trên đây là những ý kiến chủ quan của bản thân tôi về việc xây dựng các "Biện pháp xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong trường tiểu học". Tuy đã đạt được một số kết quả bước đầu song cũng không trách khỏi được những thiếu sót rất mong nhận được sự góp ý, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo để việc xây dựng quy tắc ứng xử trong trường học đi vào chuẩn mực và nề nếp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thanh Xuân, ngày 24 tháng 4 năm 2018 Người viết Ngô Thị Lan Phương TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ tài liệu: “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội” do Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội ban hành. Bộ tài liệu: “Giảng dạy lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học” do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành. Chỉ thị 01/CT - UBND ngày 03/02/2017 của UBND thành phố Hà Nội về việc tổ chức thực hiện “ Năm kỉ cương hành chính 2017”; Công văn số 772/SGD&ĐT ngày 23/3/2017 về việc hướng dẫn triển khai, thực hiện Quy tắc ứng xử trong năm kỉ cương hành chính 2017 Công văn số 344/SGD&ĐT-CTTT ngày15 tháng 02 năm 2017 của Sở Giáo dục và đào tạo về việc đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa trong trường học. Quyết định số 522/QĐ-UBND ngày 25 tháng 1 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_xay_dung_quy_tac_ung_xu_van.docx
- skkn_lan_phuong_86201810.pdf