Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục góp phần hình thành nhân cách trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi ở trường mầm non

Cuộc sống hiện đại dễ khiến cho người ta hờ hững và thờ ơ với nhau hơn, thì chuyện nhắc đến lòng nhân ái, sự vị tha nhất là giáo dục cho trẻ, những mầm non ban đầu có được đức tính này cần xem là sự đầu tư cần thiết.

 Lòng nhân ái chính là nền tảng của tất cả những gì tốt đẹp. Không có lòng nhân ái, không có tấm lòng biết nghĩ đến người khác như nghĩ cho mình sẽ không làm được chuyện lớn. Nó càng không thể nảy sinh những điều tốt đẹp trong mỗi con người. Việc xây dựng lòng nhân ái cho trẻ giúp trẻ tránh được nhiều cạm bẫy sau này, biết thông cảm và thấu hiểu người khác, rất thuận lợi cho quan hệ giao tiếp cá nhân của trẻ.

 Trong xã hội công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay, cùng với nhịp đập hối hả của cuộc sống, con người cũng bận rộn hơn, gấp gáp hơn. Trong sự bận rộn và gấp gáp ấy, đôi khi vô tình chúng ta bỏ lại phía sau sự yêu thương, chia sẻ của mình đối với những người khác trong gia đình, xã hội. Hay nói cách khác, đây chính là sự vô tâm không để ý đến những người xung quanh. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần hiểu rằng cho dù ở thời đại nào thì chia sẻ và quan tâm vẫn là điều cần thiết để giúp con người vượt qua nỗi đau của cuộc sống là sợi dây nhân ái gắn bó người với người, nhà với nhà và quan trọng hơn nó gắn kết toàn xã hội

Quan tâm chia sẻ là những thái độ và hành động thể hiện sự ân cần, thiện chí và giúp đỡ đối với người khác

 Sự quan tâm, chia sẻ có thể được biểu hiện chỉ bằng những cử chỉ, thái độ rất đơn giản và gần gũi trong cuộc sống, song lại giúp chúng ta phát hiện được nhiều điều đáng quí của người khác để trân trọng và học tập.

 

doc 31 trang vuthom 08/10/2022 5681
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục góp phần hình thành nhân cách trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục góp phần hình thành nhân cách trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi ở trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục góp phần hình thành nhân cách trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi ở trường mầm non
 cho trẻ tham gia hoạt động chia sẻ: Tặng quà bạn gấu
Mỗi trẻ sẽ vẽ một món quà tặng bạn gấu, sau đó lên giới thiệu món quà của mình, tập nói lời chia sẻ: Tôi yêu bạn, tôi tặng bạn, tôi chúc bạn vui.
Gửi đến trẻ thông điệp: Mỗi một món quà của chúng mình dù nhỏ thôi nhưng cũng giúp mang lại niềm vui cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn
 3.7Biện pháp 7. Phối hợp với phụ huynh và Tuyên truyền tới phụ huynh một số những kiến thức nuôi dạy trẻ:
 Có không ít phụ huynh khi gửi con đến trường mầm non là yên tâm giao trọng trách giáo dục trẻ cho nhà trường mà quên rằng vai trò của cha mẹ là vô cùng quan trọng trong việc phối hợp với nhà trường giáo dục con bởi ‘ cha mẹ là những người thầy đầu tiên của bé”, ngay cả khi giao bé cho những cô giáo mầm non vai trò của cha mẹ cũng không hề mờ nhạt đi . Cha mẹ cần đi cùng với con suốt quãng đường đời mà những năm tháng tuổi thơ sẽ tạo một nền tảng chắc chắn cho bé khi trưởng thành. 
	Nắm được phương pháp giáo dục của nhà trường, phụ huynh sẽ hiểu rõ những hoạt động của trẻ ở lớp và có thể tham gia đánh giá sự phát triển của trẻ. Mặt khác, phụ huynh cũng đánh giá được cách giáo dục của mình có phù hợp với nhà trường không. Gia đình và nhà trường cần là người bạn đồng hành cùng chí hướng thì việc chăm sóc giáo dục trẻ mới hiệu quả. Và quan trọng hơn là phụ huynh có điều kiện tiếp xúc với môi trường học tập sinh hoạt của trẻ, có điều kiện gần gũi với các cô giáo từ đó tạo sợi dây liên kết giữa gia đình và nhà trường, giúp trẻ được sống trong một môi trường giáo dục tốt, qua đó còn dạy cho trẻ bài học cần phải có mối quan hệ tích cực với những người xung quanh.
	Xác định được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường ngay từ đầu năm học khi mới đón trẻ vào lớp chúng tôi luôn tiếp xúc phụ huynh với một thái độ tích cực thân thiện và chia sẻ, trao đổi cụ thể với phụ huynh về chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường, nắm bắt kịp thời những thông tin về đặc điểm tâm lý tính cách của cá nhân trẻ, mời phụ huynh vào lớp làm quen với một số sinh hoạt của các con, chơi với con và có thể cho con mang đồ chơi yêu thích đến lớp tránh sự hụt hẫng ban đầu. 
	Bên cạnh đó chúng tôi cũng liên lạc thường xuyên với gia đình trẻ (qua trao đổi trực tiếp, bảng thông báo, điện thoại) để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở gia đình, thông tin cho cha mẹ biết tình hình của trẻ ở lớp, những thay đổi của trẻ để kịp thời có biện pháp giáo dục phù hợp. Và trong buổi họp đầu năm chúng tôi đã tạo cho phụ huynh một bất ngờ thú vị, đó không phải một buổi họp với những văn bản và yêu cầu như lệ thường mà là buổi chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy trẻ thật sự, phụ huynh được tiếp đón trong một không gian thân mật, ấm cúng và trang trọng, cô giáo cùng phụ huynh ngồi xung quanh các dãy bàn phủ khăn, có hoa, quả và nước uống. Phụ huynh là những người đầu tiên chia sẻ những mong muốn nguyện vọng của mình khi gửi con ở trường mầm non, còn chúng tôi chia sẻ những kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ, giải đáp những băn khoăn thắc mắc của phụ huynh và đưa ra mục tiêu ‘dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ” phụ huynh rất nhiệt tình ủng hộ và có nhiều đóng góp quý báu. Sau thành công của buổi họp, tôi cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt từ phía các bậc phụ huynh đó chính là sự quan tâm chia sẻ thật sự với lớp, với giáo viên. Mỗi buổi chiều một số phụ huynh lại nán lại trong lớp chơi cùng các con, giúp các cô dọn dẹp phòng nhóm.. tất cả các bậc phụ huynh thường xuyên quan tâm đến các hoạt động của lớp, ủng hộ rất nhiều nguyên vật liệu, những giáo cụ trực quan. Chỉ cần giáo viên thông báo hoặc quan sát thấy các cô và các con bận rộn với việc chuẩn bị cho lễ hội là nhiệt tình giúp đỡ . Thật xúc động biết bao trước hình ảnh các mẹ cùng con miệt mài tô màu trang trí ngôi sao, mặt nạ chuẩn bị cho ngày tết trung thu, một số phụ huynh đã xin nghỉ làm để đến lớp bơm và kết bóng trang trí sân khấu cho các con. Mâm cỗ trung thu của lớp B3 có thể nói là to và đẹp cũng hoàn toàn do phụ huynh trang trí và đóng góp. Còn rất nhiều, rất nhiều các hoạt động khác nữa, trong mỗi bước trưởng thành của các con, trong mỗi thành công của lớp đều chứa đựng tình yêu thương, sự quan tâm chia sẻ của tất cả các bậc phụ huynh. 
	Để phụ huynh có thể phối hợp tốt với chúng tôi trong việc giáo dục trẻ tôi đã sưu tầm rất nhiều tư liệu quí về dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ để phụ huynh tham khảo
	Ngoài ra lớp tôi cũng thành lập ‘‘hòm thư cha mẹ” ở ngoài hành lang trước cửa lớp để phụ huynh góp ý với giáo viên những vấn đề nhạy cảm không tiện trao đổi trực tiếp, khi có ý kiến góp ý tôi đều trao đổi thảo luận nhóm cùng đồng nghiệp tìm ra những phương pháp giải quyết tối ưu.
	Trẻ em lứa tuổi mẫu giáo bé cơ thể còn non yếu và cũng rất hiếu động nên các bé thường hay ốm và có thể bị ngã dẫn đến tổn thương cơ thể. Với mỗi trường hợp trẻ bị ốm, bị chấn thương dài ngày phải đi viện chúng tôi đều cùng với ban phụ huynh lớp đến tận nhà hỏi thăm động viên tinh thần cha mẹ và các bé. Những việc làm này tuy nhỏ nhưng cũng để lại trong lòng các phụ huynh những tình cảm tốt đẹp, góp phần thắt chặt sợi dây tình cảm giữa phụ huynh và nhà trường. 
Dạy trẻ biết chia sẻ : Trẻ mẫu giáo đã biết chia sẻ nhưng không phải lúc nào chúng cũng thể hiện sự cảm thông và nhường nhịn. Chưa đến tuổi đi học nên trẻ có nhiều thời gian để chơi đùa với các bạn, một số trẻ thay phiên nhau chơi một món đồ chơi và không đặt mình làm trung tâm như lúc nó một hoặc hai tuổi. Nhưng phần lớn chúng lại rất bốc đồng và chưa học được tính kiên nhẫn. Phải ngồi đợi cho đến hết lượt mình được đụng vào đồ chơi mà trẻ đang thèm muốn là một sự thách thức. Tuy nhiên, về cơ bản, trẻ ở độ tuổi chưa đến trường biết “cho là tốt” và chúng thấy vui khi cùng chơi chung với các bạn. Bạn có thể dạy con biết chia sẻ bằng cách khuyến khích nó biểu lộ sự quan tâm, thông cảm và tất nhiên cũng dạy nó biết thế nào là ích kỷ. Cho trẻ thấy “chia sẻ” mang lại niềm vui: Dạy cho con bạn những trò chơi mang tính cộng đồng mà những người chơi phải cùng làm việc để đạt được mục đích chung như giải câu đố, xếp hình. Hãy rủ bé cùng thực hiện công việc hằng ngày như trồng cây, sơn hàng rào, hay rửa xe, lau bàn ghế... Tạo cơ hội cho trẻ chia sẻ với những bạn thân đồ ăn mà chúng thích. Nếu có điều kiện thì nhớ ghi hình những cuộc đi chơi của trẻ với bạn bè, những kỷ niệm vui vẻ đó sẽ được khắc ghi trong lòng trẻ. Đừng phạt trẻ khi chúng tỏ ra ích kỷ: Bạn đừng mắng con là “đồ ích kỷ” rồi phạt khi nó chưa biết chia sẻ, hoặc buộc trẻ phải chia một vật nào đó mà trẻ rất yêu thích. Bởi như thế, bạn vô tình nuôi dưỡng nơi trẻ sự oán hận chứ không phải là lòng quảng đại. Sự khích lệ mang lại hiệu quả tích cực hơn lời quở trách. Bạn cũng nên nhớ rằng việc trẻ giữ riêng cho mình một số đồ nào đó cũng rất tốt. Khi trưởng thành, chúng sẽ hiểu được chia sẻ với các bạn khác thì vui hơn là giữ riêng một mình. Giúp trẻ bày tỏ thái độ: Khi bé cãi nhau và giành giật đồ chơi với bạn, hãy giúp bọn trẻ hiểu ra điều gì đang xảy ra. Nếu bé đang giữ riêng một thứ đồ chơi nào đó, hãy giải thích cho con biết bản thân bé cảm thấy thế nào. Ví dụ bé Hồng rất thích cái giỏ nhựa, bé không muốn ai đụng tay vào. Khoan vội la bé. Biết đâu vì bé thấy giỏ đã đựng đầy đồ bên trong, hoặc con bạn đặc biệt quý cái giỏ ông nội tặng riêng cho mình hôm sinh nhật... Dạy trẻ cách giải quyết vấn đề: Nếu con ôm chặt cái xe tải đồ chơi mà đứa bạn thích, có thể bé đang nĩ: “Lỡ bạn lấy luôn thì sao?”. Bạn hãy khuyến khích trẻ thay phiên nhau chơi đồ chơi đó, bảo đảm với con rằng cho bạn chơi chung không có nghĩa là tặng đồ chơi đó cho bạn. Và nói để bé hiểu rằng nếu cho bạn chơi chung đồ của mình thì các bạn cũng chia sẻ lại đồ chơi cho mình. Dàn dựng bối cảnh: Khi con rủ bạn bè về nhà chơi, hỏi xem nó có món đồ gì muốn giữ riêng không rồi tìm một chỗ để cất những đồ chơi đặc biệt đó. Bạn cũng có thể gợi ý cho con chuẩn bị những trò chơi cộng đồng như: chế ra những dụng cụ để vẽ hoặc làm thủ công, gạch xây dựng... Như vậy, trẻ sẽ chuẩn bị trước những trò chơi để các bạn cùng tham gia. Cũng có thể bảo những đứa trẻ kia mang theo đồ chơi để chúng dễ trao đổi và chia đồ chơi cho nhau. Tôn trọng những đồ đạc của trẻ: Nếu trẻ thấy một người khác mặc quần áo, xem sách vở, và chơi đồ của nó thì có thể nó sẽ vứt bỏ chúng ngay cả khi mới dùng. Vì thế, bạn nên hỏi ý kiến của con trước khi mượn bút chì màu của con, và cho trẻ quyền quyết định. Bạn cũng yêu cầu các anh chị em, bạn bè tôn trọng những đồ đạc của trẻ. Nhớ làm gương tốt cho trẻ: Cách tốt nhất để con bạn học được lòng yêu thương là cho trẻ thấy mọi người chia sẻ cho nhau như thế nào trong cuộc sống hàng ngày. Vì thế bạn hãy "trao đổi" cây kem của bạn với trẻ. Cho trẻ đội thử cái mũ mới của bạn. Sử dụng từ chia sẻ để diễn tả điều bạn đang làm. Bạn cũng đừng quên dạy cho trẻ biết cả những điều không thể sờ tới như cảm giác, ý tưởng, thời gian... và những câu chuyện cũng là những thứ có thể chia sẻ được. Điều quan trọng nhất là hãy để cho trẻ thấy bạn cho và nhận, thông cảm và chia sẻ với người khác. Dạy con làm quen với việc nhà Đôi khi các bậc cha mẹ thường nghĩ rằng, với trẻ mầm non yêu cầu trẻ làm việc nhà là quá sớm và quá sức đối với trẻ. Nhưng không bao giờ là quá sớm cho việc rèn luyện tình yêu lao động, tinh thần tự lập, tự phục vụ, sự quan tâm, chia sẻ thông qua việc cho trẻ làm quen với những công việc trong gia đình. Bởi dạy con làm quen với việc nhà là một trong những cách tốt nhất để trẻ có trách nhiệm với cuộc sống gia đình, biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ cha mẹ và những người thân thiết. Tạo cho trẻ thói quen lao động, rèn luyện sức khỏe và là cơ hội để trẻ hình thành kỹ năng tự phục vụ, tự lập, có trách nhiệm với chính bản thân mình. Thông qua làm việc nhà sẽ giúp trẻ không chỉ hình thành lòng yêu lao động mà qua đó trẻ còn học được những bài học về giá trị cuộc sống. Không chỉ có vậy, đó cũng là cơ hội để các thành viên trong gia đình hiểu nhau hơn, quan tâm, yêu thương và gắn bó với nhau hơn tạo bầu không khí hòa thuận, vui vẻ trong gia đình. Vậy cha mẹ nên làm gì để việc nhà không phải là “cực hình” mà là niềm vui thích đối với trẻ? 
* Lên thời khóa biểu những công việc nhà cho trẻ Bạn cùng trẻ thảo luận và nên lên kế hoạch làm việc nhà hàng tuần/ hoặc hàng tháng cho trẻ. Theo thời gian, những công việc “tay chân” sẽ trở thành thói quen không thể thiếu và tập cho trẻ một cuộc sống có tổ chức và ngăn nắp hơn. Lúc đầu, bạn hãy cho trẻ làm quen với những công việc gần gũi với trẻ nhất: cất đồ chơi sau khi chơi, để bát ăn gọn gang trên bàn ăn sau khi ăn rồi đến những công việc nhẹ nhàng khác như gấp đồ, sắp xếp quần áo của mình, dọn phòng riêng, tưới nước cho cây cảnh 
* Hướng dẫn nhẹ nhàng Ban đầu trẻ có thể sẽ rất vụng về với việc gấp quần áo, sắp xếp đồ đạc... và trở nên cáu kỉnh khi phải làm những công việc “tay chân” như thế. Nhưng bạn chớ nên nổi giận mà hãy nhẹ nhàng hướng dẫn trẻ cách gấp quần áo sao cho gọn gàng, cách sắp xếp đồ đặc sao cho ngăn nắp... Bên cạnh đó, hãy giáo dục trẻ biết quý trọng sức lao động thông qua các hoạt động trong gia đình để trẻ hiểu rằng cha mẹ đã rất vất vả khi vừa phải đi làm, vừa phải giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng. 
* Đừng tiếc lời khuyến khích, khen ngợi trẻ Mặc dù đồ chơi hay quần áo trẻ chưa cất hay gấp gọn gang... thế nhưng bạn đừng nên chỉ trích trẻ ngay tức khắc vì trẻ dễ chán nản. Trái lại, bạn hãy tự tay làm lại những việc đó trước mặt trẻ, kèm theo sự hướng dẫn tận tình để chúng có thêm kinh nghiệm cho những lần sau. Lời khen ngợi không chỉ đơn giản thừa nhận những thành quả lao động của trẻ mà còn là nguồn động viên lớn lao giúp trẻ hứng thú với công việc nhà. 
* Hãy cùng trẻ làm việc Làm việc chung cùng con sẽ nuôi dưỡng được niềm vui thích lao động ở trẻ. Bố mẹ cần dành thời gian vừa làm vừa hướng dẫn cho con, cùng đặt ra kế hoạch và cùng nhau thi đua. Khi dọn dẹp nhà cửa cả nhà dành thời gian làm cùng nhau vừa tạo không khí vui vẻ, thi đua và kích thích hứng thú lao động ở trẻ. 
* Cha mẹ cần làm gương cho trẻ Trẻ con thường không làm theo những gì người lớn nói mà thường làm theo những gì người lớn làm. Nếu bố mẹ đi làm về bỏ giầy dép không đúng chỗ, làm việc xong không cất dọn đồ đạc gọn gàng... thì không bao giờ có thể giúp con hình thành được tình yêu lao động và tính gọn gàng sạch sẽ. Vậy nên muốn dạy con làm quen với nhà thì trước hết bố mẹ phải là tấm gương co con cái noi theo. 
4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
Sau khi áp dụng những biện pháp tôi đã nêu ở trên tôi thấy mình đã đạt được những kết quả:
1. Về bản thân:
 	- Rút được kinh nghiệm trong việc chủ động tìm tòi những kế hoạch giúp trẻ biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ mọi người, biết hòa đồng và nhường nhịn bạn.
- Bản thân tôi được trao đổi kiến thức và kinh nghiệm dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ với bạn bè, những người xung quanh qua các môn học, các hoạt động, được phụ huynh và các đồng nghiệp quý mến và tin yêu hơn. 
2. Về trẻ: 
- Trẻ ngoan hơn, trẻ được hình thành những thói quen biết quan tâm giúp đỡ và nhường nhịn bạn bè, không nói tục, đánh bạn, kính trọng cô giáo và người lớn.
- Những cháu khi mới vào lớp còn nhút nhát: Thu Thảo, Minh Châu sau học kì đó đã hòa đồng, cùng chơi với bạn. 
- Những cháu hay bắt nạt, tranh giành đồ chơi của bạn như: Nguyễn Huy Bình Minh, Trần Bình Minh thì bây giờ đã biết hòa đồng với bạn, nhường đồ chơi cho bạn, chơi thân thiện với bạn bè.
* Bảng khảo sát trẻ sau khi áp dụng biện pháp:
Tiêu chí đánh giá
Đầu năm
Cuối năm
Tổng số
%
Tổng số
%
 Trẻ biết chia sẻ với bạn khi chơi 
10/30
33
30/30
100
Trẻ tự biết cảm ơn - xin lỗi trong các hoạt động 
6/30
20
30/30
100
Trẻ biết thẻ hiện cảm xúc đúng đắn với mọi người
9/30
30
30/30
100
Biết giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường
15/30
50
30/30
100
Biết nhường nhịn giúp đỡ bạn bè
10/30
33
30/30
100
Trẻ mạnh dạn trong giao tiếp 
10/30
33
30/30
100
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận
      Để giáo dục trẻ biết quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh đạt kết quả cao:
        – Cô giáo phải năm được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi
        – Nắm được hoàn cảnh, tính cách riêng của từng trẻ để có biện pháp giáo dục phù hợp.
        – Cô phải xây dựng tạo môi trường lớp học thân thiện, cởi mở để trẻ được chia sẻ.
        – Cô giáo phải linh hoạt, sáng tạo lồng ghép nội dung giáo dục trẻ biết quan tâm, chia sẻ thông qua các hoạt động.
         – Cô biết tận dụng các tình huống xảy ra để giáo dục trẻ biết quan tâm , chia sẻ.
         – Cô phải là tấm gương sáng cho trẻ noi theo.
         – Cô phối hợp với phụ huynh cùng giáo dục nuôi dạy trẻ trở thành những có ích cho xã hội.
        – Từ những biện pháp áp dụng tôi đã rút ra được những bài học bổ ích: Bản thân cô giáo phải luôn tìm tòi sáng tạo, cô phải là tấm gương sáng cho trẻ noi theo, luôn giàu tình yêu thương, thân thiện yêu thương để tạo tâm lý thỏa mái khi trẻ đến lớp. Sưu tầm tranh ảnh, thơ chuyện có nội dung giáo dục trẻ biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ bạn, cô trên lớp. Dạy trẻ biết yêu thương, kính trọng ông bà, bố mẹ, biết giúp đỡ mọi người những công việc vừa sức mình.
       – Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp giáo dục góp phần hình thành nhân cách trẻ mẫu giáo bé 4-5 tuổi ở trường mầm non là giải pháp cải tiến, tôi đã thiết kế rất nhiều các hoạt động dựa trên những kinh nghiệm giảng dạy thực tế của bản thân và tham khảo thêm từ đồng nghiệp và các nguồn tư liệu khác nhau.
  – Bản thân tôi được trao đổi kiến thức và kinh nghiệm dạy trẻ qua các hoạt động học, các hoạt động vui chơi, ngoài ra tôi còn được phụ huynh, đồng nghiệp tin tưởng, yêu quý
* Bài học kinh nghiệm
 Sáng kiến “ một số biện pháp giáo dục góp phần hình thành nhân cách trẻ mẫu giáo bé nhỡ ở trường mầm non” là giải pháp cải tiến, tôi đã thiết kế rất nhiều các hoạt động dựa trên những kinh nghiệm giảng dạy thực tế của bản thân và tham khảo thêm từ đồng nghiệp và các nguồn tư liệu khác nhau. 
Việc dạy bé biết quan tâm chia sẻ với người thân và bạn bè giống như ta chắt lọc nguồn nước tinh khiết từ mạch nguồn yêu thương tưới cho những chồi non mới những em bé lên ba với tâm hồn trong sáng. Việc làm này đòi hỏi giáo viên phải tận tâm tận lực:
- Không ngừng học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm, rèn luyện bản thân trở thành tấm gương cho trẻ noi theo học tập
- Tạo môi trường lớp học thân thiện, có nhiều cơ hội cho trẻ vui chơi, sinh hoạt và học tập cùng nhau, để trẻ trải nghiệm kỹ năng chia sẻ. Lớp học thật sự là một tổ ấm yêu thương còn cô giáo là một người bạn lớn luôn luôn lắng nghe, thấu hiểu và biết sẻ chia cùng trẻ
- Muốn trẻ nên người và đạt hiệu quả giáo dục như mong muốn cô giáo phải dành nhiều thời gian dạy trẻ biết ‘ quan tâm chia sẻ”, sử dụng nhiều hình thức khác nhau và ở mọi lúc mọi nơi
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khoá, tham quan, lễ hội với các hình thức phong phú sinh động hấp dẫn tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm một cách tích cực kỹ năng quan tâm chia sẻ tới người thân, bạn bè 
- Quan tâm tới trẻ cá biệt. Định hướng giáo dục trẻ, hạn chế những khuyết điểm khơi dậy những mặt tích cực, giúp trẻ hoà đồng và biết quan tâm chia sẻ
- Xây dựng một số giáo án để củng cố hiểu biết, kĩ năng cho trẻ
- Phối hợp tốt với phụ huynh, tạo mối quan hệ gắn bó thân thiết giữa phụ huynh và nhà trường, đồng tâm hướng tới mục tiêu chung. 
2.Khuyến nghị
         Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã áp dụng thành công khi dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ. Những kinh nghiệm này rất dễ thực hiện và  đạt hiệu quả cao.  Bên cạnh việc đạt được mục tiêu giáo dục đề ra tôi còn tích luỹ thêm được nhiều kỹ năng mới, nhận được nhiều niềm vui và tình cảm yêu quí tin tưởng từ phía phụ huynh, học sinh, chị em đồng nghiệp. Những kinh nghiệm này đã được các đồng nghiệp trong trường áp dụng đạt kết quả cao này bước đầu đã được phổ biến ở một số lớp mẫu giáo trong trường tuy nhiên để những kinh nghiệm này đạt được hiệu quả cao hơn nữa tôi mong muốn có cơ hội được giao lưu trao đổi học hỏi kinh nghiệm với đồng nghiệp ở các trường, được tham gia nhiều lớp tập huấn về dạy  kĩ năng sống cho trẻ và rất mong các đồng chí trong tổ mầm non của phòng giáo dục và Vụ giáo dục nghiên cứu bổ xung cho chúng tôi nhiều nguồn tư liệu quí để tham khảo.
Mục lục
ĐẶT VẤN ĐỀ	1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ	3
1.Cơ sở lý luận:	3
2.Tình hình thực tế:	4
2. 1 Thuận lợi:	4
2.2 Khó khăn:	5
3. Các biện pháp tiến hành	5
3. 1. Biện pháp 1. Tự học, tự bồi dưỡng	5
3.2. Biện pháp 2. Tạo môi trường lớp học thân thiện cởi mở để thu hút trẻ	6
3.3. Biện pháp 3. Dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ thông qua trò chơi tập thể	7
3.4. Biện pháp 4. Tổ chức các hoạt động ngoại khoá, các ngày hội ngày lễ	8
3.5. Biện pháp 5. Quan tâm tới trẻ cá biệt	10
3.6. Biện pháp 6. Giáo dục trẻ biết quan tâm chia sẻ trên hoạt động học	10
3.7Biện pháp 7. Phối hợp với phụ huynh và Tuyên truyền tới phụ huynh một số những kiến thức nuôi dạy trẻ:	12
4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm	17
4.1. Về bản thân:	17
4.2. Về trẻ:	18
. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ	19
1Kết luận	19
2.Khuyến nghị	19
PHỤ LUC
1. ẢNH MINH CHỨNG
Minh chứng1
Minh chứng2
Minh chứng3
Minh chứng4
Minh chứng5
Minh chứng6
Minh chứng7
Minh chứng 8
Minh chứng 9
2. PHIẾU KHẢO SÁT.
PHIẾU KHẢO SÁT : MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GÓP PHẦN HÌNH HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH TRẺ MẪU GIÁO NHỠ 4- 5TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON
(ĐẦU NĂM)
Họvàtêntrẻ:
Lớp:...
Trường:.
Giáoviênđánhdấu (X) vào ô tươngứng.Trướckhithựchiện
Nội dung khảosát
Đầunăm
Thườngxuyên
Thỉnhthoảng
Khôngbaogiờ
Trẻbiếtchia sẻvớibạnkhichơi.
Trẻtựbiếtcảmơn - xinlỗitrongcáchoạtđộng
Trẻbiếtthẻhiệncảmxúcđúngđắnvớimọingười
Trẻbiếtgiữgìnvệsinhthânthể, vệsinhmôitrường
Trẻbiếtnhườngnhịngiúpđỡbạnbè
Trẻmạnhdạntronggiaotiếp
PHIẾU KHẢO SÁT : MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GÓP PHẦN HÌNH HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH TRẺ MẪU GIÁO NHỠ 4- 5TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON
 (CUỐI NĂM)
Họvàtêntrẻ:
Lớp:...
Trường:.
Giáoviênđánhdấu (X) vào ô tươngứng.Trướckhithựchiện
Nội dung khảosát
Cuốinăm
Thườngxuyên
Thỉnhthoảng
Khôngbaogiờ
Trẻbiếtchia sẻvớibạnkhichơi.
Trẻtựbiếtcảmơn - xinlỗitrongcáchoạtđộng
Trẻbiếtthẻhiệncảmxúcđúngđắnvớimọingười
Trẻbiếtgiữgìnvệsinhthânthể, vệsinhmôitrường
Trẻbiếtnhườngnhịngiúpđỡbạnbè
Trẻmạnhdạntronggiaotiếp

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_gop_phan_hin.doc