Báo cáo biện pháp Cải tiến chế biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non

Nhu cầu bữa ăn hàng ngày có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người, bởi nó cung cấp chất dinh dưỡng để con người chúng ta tồn tại và phát triển. Ngày nay nhu cầu ăn uống của con người được nâng lên vì bữa ăn hiện nay không chỉ đầy đủ về số lượng và chất lượng. Nhưng do thói quen ăn uống theo sở thích, sử dụng tùy tiện thục phẩm của người dân cho nên trong các cộng đồng dân cư; nhiều người lớn mắc các chứng bệnh béo phì, tiểu đường, còn trẻ em tỷ lệ suy dinh dưỡng còn cao. Vậy làm thế nào để sử dụng chất dinh dưỡng, đảm bảo cung cấp dinh dưỡng một cách hợp lý không thừa hoặc thiếu chất. Đó là điều mà cả xã hội cần phải quan tâm. Hiện nay các hình thức thông tin đại chúng như vô tuyến, đìa phát thanh, mạng internet đã tuyên truyền về chế độ dinh dưỡng và cách phòng ngừa. Nhưng đối với trẻ em chúng ta cần quan tâm đến việc nuôi dưỡng trẻ ngay từ khi trẻ còn nhỏ tuổi, đặc biệt là các cháu từ 1 đến 6 tuổi. Độ tuổi này là giai đoạn phát triển khi trẻ chuyển từ trạng thái ăn sữa mẹ sang tập ăn thức ăn và tiến tới việc ăn thức ăn thay cho sữa mẹ.

doc 16 trang vuthom 08/10/2022 5240
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Cải tiến chế biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Cải tiến chế biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non

Báo cáo biện pháp Cải tiến chế biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN THANH XUÂN
TRƯỜNG MẦM NON NHÂN CHÍNH
MÃ SKKN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
CẢI TIẾN CHẾ BIẾN MÓN ĂN CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON.
LĨNH VỰC: Chăm sóc nuôi dưỡng
NĂM HỌC 2015 – 2016
ĐỀ TÀI: CẢI TIẾN CHẾ BIẾN MÓN ĂN CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Lý do chọn đề tài.
Nhu cầu bữa ăn hàng ngày có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người, bởi nó cung cấp chất dinh dưỡng để con người chúng ta tồn tại và phát triển. Ngày nay nhu cầu ăn uống của con người được nâng lên vì bữa ăn hiện nay không chỉ đầy đủ về số lượng và chất lượng. Nhưng do thói quen ăn uống theo sở thích, sử dụng tùy tiện thục phẩm của người dân cho nên trong các cộng đồng dân cư; nhiều người lớn mắc các chứng bệnh béo phì, tiểu đường, còn trẻ em tỷ lệ suy dinh dưỡng còn cao. Vậy làm thế nào để sử dụng chất dinh dưỡng, đảm bảo cung cấp dinh dưỡng một cách hợp lý không thừa hoặc thiếu chất. Đó là điều mà cả xã hội cần phải quan tâm. Hiện nay các hình thức thông tin đại chúng như vô tuyến, đìa phát thanh, mạng internet đã tuyên truyền về chế độ dinh dưỡng và cách phòng ngừa. Nhưng đối với trẻ em chúng ta cần quan tâm đến việc nuôi dưỡng trẻ ngay từ khi trẻ còn nhỏ tuổi, đặc biệt là các cháu từ 1 đến 6 tuổi. Độ tuổi này là giai đoạn phát triển khi trẻ chuyển từ trạng thái ăn sữa mẹ sang tập ăn thức ăn và tiến tới việc ăn thức ăn thay cho sữa mẹ.
Là cô nuôi trực tiếp nấu ăn cho các cháu, tôi nhận thấy rằng mình phải có một phần trách nhiệm góp phần nhỏ bé của mình trong nhà trường nâng cao chất lượng bữa ăn để giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất, bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, để trẻ phát triển thể lực, trí tuệ , hạn chế suy dinh dưỡng ở trẻ. Vì lý do trên tôi đã đi sâu vào cải tiến chế biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non để đáp ứng cung cấp nhu cầu dinh dưỡng theo từng độ tuổi và từngnhóm trẻ.
2. Thuận lợi – khó khăn.
a. Thuận lợi.
	Công tác chỉ đạo nuôi dưỡng, kiểm tra sát xao, thường xuyên của BGH nhà trường cùng với đội ngũ cô nuôi có tay nghế cũng như kiến thức vững vàng.
	Được sự quan tâm của cấp trên, của BGH, phụ huynh học sinh, nhiều năm qua đã đầu tư cho công tác nuôi dưỡng nhưng trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ tại bếp ăn. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phầm nhà trường đã liên hệ và ký hợp đồng với cơ sở bán rau, củ, quả, thịt sạch.
 Duy trì nề nếp thực hiện thay đổi thường xuyên các món ăn trong từng tuần, từng tháng, đối với từng nhóm trẻ.
b. Khó khăn.
	Đa số các cô nuôi chưa được kiến tập thực tế tại các trường bạn nhiều, nên trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế.
II.NỘI DUNG.
1.Cơ sở lý luận.
Trong quá trình thực hiện hàng ngày tôi đã vận dụng kiến kinh nghiệm của bản thân kết hợp với kiến thức đã học ở thầy cô giáo, bên cạnh đó còn có kinh nghiệm của đồng nghiệp ở trường cũng như ở trường bạn, tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm để chế biến món ăn cho trẻ.
2. Thực trạng. 
	Các cháu được sinh ra và nuôi dưỡng từ nhiều gia đình có các điều kiện khác nhau nên chế độ ăn của các cháu cũng khác. Vì vậy tôi luôn mong muốn có nhiều món ăn tổng hợp do nhiều loại thực phẩm phối hợp khi chế biến mà không ảnh hưởng đến chất lượng và khẩu vị trẻ, theo từng nhóm trẻ giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất, bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho trẻ phát tiển toàn diện, hạn chế suy dinh dưỡng ở trẻ.
3. Cách thức tiến hành.
	Thực hiện sử dụng thực phẩm theo 4 nhóm, đa dạng, phong phú, nghiêm túc thực hiện khâu vệ sinh an toàn thực phẩm, các thực phẩm ký kết hợp đồng với những nơi đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch.
	Thường xuyên thay đổi các món ăn để phù hợp với khâu vị của trẻ, giúp trẻ ngon miệng hơn để trẻ phát triển tốt.
MỘT SỐ MÓN ĂN TIÊU BIỂU
1.Đậu sốt Dương Châu (10 Suất).
a.Nguyên liệu.
- Đậu phụ: 4 bìa.
- Nạc vai: 200g.
- Cà rôt: 100g.
- Đậu cô ve: 100g.
- Nấm hương: 20g.
- Gia vị, hạt nêm....
b. Cách làm.
Đậu phụ cái quân cờ nhỏ 1cmx1cm.
Nạc vai băm nhỏ. Cà rốt, đậu cô ve, nấm hương thái hạt lựu. Xào thịt cùng với nấm, cà rốt đậu cô ve. Cho vừa gia vị, đổ nước dùng đun xăm xắp nước. Cho ít bột đao cho hơi sánh thì bỏ đậu phụ vào đun thêm 5 phút thì bắc ra.
*Yêu cầu thành phẩm:
Đậu chín không nát, Sốt sánh mùi thơm đặc trưng, vị vừa.
2. Thịt viên hầm khoai tím(10 Suất).
a.Nguyên liệu.
-Ba chỉ 500g.
-Khoai môn: 600g.
- Gia vị, hạt nêm...
b.Cách làm.
	Ba chỉ xay nhỏ, khoai môn gọt vỏ thái hạt lựu. Cho khoai vào đảo qua nêm gia vị vừa đủ cho nước dùng vào đun khoảng 30 đến 40 phút cho khoai chín mềm. Xào xăn thịt lợn cho vào nồi khoai đun chín mềm là được.
*Yêu cầu thành phẩm.
Khoai chín mềm, thịt chín có vị vừa ăn.
3.Bò om nước dừa(10 Suất).
a. Nguyên liệu.
- thịt bò: 500g.
- hành tây: 2 củ.
- bột cari 1 gói.
- Nước dừa: 1 lít.
b. Cách làm.
Thịt bò xay nhỏ, hành tây thái nhỏ rồi trộn đều với thịt bò. Ướp gia vị vừa đủ. Cho vào đảo xăn thêm bột cari. Sau đó đổ nước dừa vào om khoảng 30 phút, xuống ít bột đao cho sánh.
*Yêu cầu thành phẩm.
Thịt bò mềm, sốt sánh, vị vừa ăn.
4.Gà nấu dứa(10 Suất).
a. Nguyên liệu.
- Thăn gà: 600g.
-Dứa tươi: 1 quả.
 - Hành tây: 1củ.
- Bột nghệ: 1 thìa cà phê.
- Sữa dừa: 50ml.
- Nước 125ml.
b.Cách làm.
Gà xay nhỏ, dứa gọt vỏ thái hạt lựu, hành tây thái nhỏ. Đảo thịt gà cùng dứa và hành tây. Sau đó thêm sữa dừa, nước vào om khoảng 20 phút cho khi thịt gà chín mềm.
*Yêu cầu thành phẩm.
Thịt gà chín mềm, thơm mùi dứa.
5.Cháo thịt bò nấu đậu cô ve(10 Suất).
a. Nguyên liệu.
- Gạo cháo: 300g.
- thịt bò: 200g.
- Đậu cô ve:300g.
- Gia vị, hạt nêm...
b. Cách làm.
Thịt bò xay nhỏ, đậu cô ve thái hạt lựu nhỏ, xào qua thịt bò cho vào cháo ninh nhừ sau đó cho đậu vào đun khoảng 7 phút là được.
*Yêu cầu thành phẩm.
Cháo nhừ nhuyễn thơm mùi thịt bò.
6. Chè chuối(10 Suất).
a. Nguyên liệu. 
- Chuối mật: 6 quả.
- Cốt dừa: 100ml.
- Nước dừa: 300ml.
- Bột trứng nấu chè: 100g.
- Vani 5ml.
- Đường: 200g.
b. Cách làm.
Chuối cắt lát, ngâm với 70g đường rồi sau đó đem đun cho nước dừa vào. Hòa ít bột trứng vào nước lạnh xuống từ từ cho sánh mượt thêm nước cốt dừa vào. Múc chè ra bát rắc ít vừng vào.
*Yêu cầu thành phẩm.
 Chuối nguyên miếng, vị ngọt mát.
7. Cháo tôm thịt (10 Suất).
Nguyên liệu nấu cháo tôm thịt băm
Gạo nếp: 200g;
Gạo tẻ: 200g;
Tôm sú: 400g;
Thịt nạc thăn: 150g;
Trứng gà: 1 quả;
Nấm rơm: 100g, 
Hành lá, ngò rí: 100g;
Hành khô, tỏi: 50g;
Ớt sừng: 3 trái;
Gia vị: Muối, hạt nêm, bột ngọt, tiêu, ớt bột, nước mắm, dầu ăn.
Sơ chế nguyên liệu
Tỏi, hành khô: Làm sạch, băm nhuyễn;
Gạo nếp, gạo tẻ: Vo sạch, rang cho hạt gạo có màu vàng nhẹ trên bếp, làm như thế khi nấu cháo hạt gạo nở bung ra món cháo sẽ ngon hơn;
Tôm sú: Làm sạch, bóc vỏ, chẻ dọc sóng lưng, lấy đường màu đen trên lưng ra nhé rồi ướp tôm với ½ thìa hạt nêm, ½ thìa bột ngọt, ¼ thìa nước mắm, ¼ thìa tiêu trong 15 phút cho tôm ngấm gia vị;
Thịt nạc thăn: Làm sạch, thái nhỏ, ướp thịt với 1 thìa hạt nêm, ½ thìa bột ngọt, 1 thìa hành tỏi băm nhuyễn, ½ thìa tiêu trong 15 phút rồi băm nhỏ;
Phi thơm 2 thài dầu ăn với 1 thìa hành tỏi băm nhuyễn và một ít ớt màu để món cháo có màu đẹp mắt, nếu nhà bạn có trẻ nhỏ không ăn cay được thì bận đừng cho ớt nhé. Sau đó cho tôm, thịt vào xào chín, để riêng;
Trứng gà: Đánh tan đều;
Hành lá, ngò rí: Làm sạch, thái mịn, phần đầu hành để nguyên dài khoảng 3cm nhé;
Nấm rơm: Cắt bỏ phần đuôi, rửa sạch, để ráo;
Ớt sừng: Thái lát mỏng rồi cho vào bát nước mắm nguyên chất để ăn kèm với cháo.
Thực hiện nấu cháo tôm thịt băm
Cho gạo nếp, gạo tẻ đã rang vàng vào hầm nhừ với 1 lít nước, 1 thìa bột ngọt, 1 thìa dầu ăn;
Khi thấy gạo đã chín nhừ, bạn cho hỗn hợp tôm, thịt và nấm vào, khuấy đều, nêm thêm ½ thìa muối, 1 thìa hạt nêm sao cho vừa ăn. Bạn không nên nêm nước mắm nhé vì nó sẽ làm cho món cháo bị chua;
Cho trứng gà vào, khuấy đều rồi tiếp tục cho hành lá, ngò rí đã thái mịn và phần đầu hành vào, nêm thêm ½ thìa tiêu, tắt bếp là bạn đã hoàn thành món cháo tôm thịt bằm thơm ngon, hấp dẫn rồi đấy.
Yêu cầu và thưởng thức món ăn
- Món cháo tôm thịt bằm có vị ngọt đậm đà, vừa ăn;
- Màu sắc món cháo hài hòa, bắt mắt;
- Món cháo có độ sền sệt, không quá đặc, tôm, thịt, nấm rơm tươi ngon;
 8. Bún gạo xào thập cẩm (10 Suất).
- Miến đậu xanh hoặc bún gạo ngâm nước lạnh cho nở
- 1 củ cà rốt, thái chỉ
- Rau cải ngọt, rửa sạch thái khúc
- 100g đỗ quả, rửa sạch, tước xơ, bào mỏng
- 100g bắp cải, thái ngang thành sợi
- 100g giá đỗ, rửa sạch để ráo.
- Hạt nêm, xì dầu
- Cách làm bún gạo xào chay
- Bún gạo ngâm vài tiếng cho ngấm nước và mềm
- Đun nóng chút dầu ăn, cho cà rốt thái chỉ vào xào trong 1 phút.
- Cho tiếp bắp cải và đỗ quả vào xào cùng, nêm chút hạt nêm cho ngấm.
- Tiếp đến là rau cải rồi đổ ra bát.
- Đặt chảo trở lại bếp, thêm chút dầu ăn rồi cho bún gạo vào xào. Nêm chút xíu hạt nêm. Bún gạo mềm thì cho chỗ rau củ xào vừa nãy vào chung.
- Đảo đều, nêm nếm lại cho vừa ăn, có thể thêm tí xì dầu để màu sắc đẹp hơn.
- Cuối cùng cho giá đỗ. Xào thêm chừng 2 phút thì tắt bếp.
*Yêu cầu thành phẩm.
Bún mềm, vị vừa ăn, rau củ chín mềm không nát.
9. Nui Xào thập cẩm(10 Suất).
Nguyên liệu:
- 250 g thịt bò thăn
- 250 g nui
- 1 trái cà chua
- 1/2 củ hành tây
- 1 ít nấm rơm
- 3 tép hành lá
- 1 thìa canh sốt cà chua
- 1 thìa canh tỏi băm
- 1 thìa cà phê dầu mè
- 1 thìa cà phê bột bắp
- 1 thìa canh nước tương
- gia vị: muối, tiêu, hạt nêm, đường.
Cách làm:
- Cà chua, hành tây rửa sạch, thái múi cau mỏng. Hành lá thái khúc.
- Nấm rơm rửa sạch thái làm hai.
- Đun sôi nước, cho ít muồi vào rồi chần nui vừa mềm.
- Thịt bò thái lát mỏng. Ướp thịt với ít bột bắp, dầu mè, nước tương, tiêu, hạt nêm, muối, đường, tỏi băm và tí dầu ăn rồi để trong khoảng 15 phút.
- Làm nóng chảo với ít dầu ăn rồi cho tỏi băm vào phi thơm. Tiếp đến cho thịt bò vào xào với lửa lớn để thịt bò không chảy nước. Xào xong cho riêng vào bát.
- Dùng lại cái chảo đó, cho thêm ít dầu vào rồi phi thơm tỏi băm. Sau đó cho sốt cà, cà chua cùng nấm rơm vào xào. Nêm gia vị với tí hạt nêm, muối, đường.
- Đảo đều rồi cho nui vào xào thấm gia vị. Cuối cùng cho thịt bò vào cùng hành tây, hành lá. Nêm lại gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp.
10. Xôi Vừng Dừa (10 Suất).
Nguyên liệu làm xôi vừng dừa:
-Gạo nếp  1 kg
-Vừng trắng 100 gam
-Muối 5 gam
-Dừa nạo sợi  100 gam
-Đường kính  150 gam
Cách làm xôi vừng dừa ngon:
-Gạo nếp vo sạch,ngâm nước lã 8-10 giờ,vớt ra dội nước lã,để ráo,xóc muối,cho vào chõ đồ thành xôi trắng.
-Dừa sợi cắt thành khúc ngắn khoảng 1-1,5cm,
-Xôi trắng chín dẻo,đổ đường vào trộn đều,đồ thêm vài phút,dỡ xôi ra trộn với vừng,rồi trộn tiếp với dừa.Đơm ra đĩa hoặc đóng khuôn,ăn nguội.
Yêu cầu thành phẩm:
Xôi dẻo,tơi,mọng hạt,vừng bao đều,màu vàng hơi nâu của vừng,thơm mùi nếp,vừng,vị ngọt đường,béo ngậy.
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Để làm tốt công việc trong công tác nuôi, bản thân tôi đã tích cực học hỏi, tìm hiểu thêm về những món ăn chính, món ăn phụ cho trẻ. Tôi quyết tâm học tập, nghiên cứu toàn diện trong lĩnh vực nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ mầm non. Qua bản sáng kiến kinh nghiệm này tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của BGH và các bạn đồng nghiệp để bái sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn và được áp dụng thường xuyên.
	Tôi xin trân thành cảm ơn!
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm
của tôi không sao chép sáng kiến
kinh nghiệm của người khác.
Hà Nội, Ngày 21 tháng 3 năm 2016
Người viết
Chung Lệ Trang

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_cai_tien_che_bien_mon_an_cho_tre_trong_tru.doc