Báo cáo biện pháp Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non

Thực tế, khi được phân công dạy lớp mẫu giáo lớn số 12 - trường mầm non Nhân Chính, trong quá trình công tác, bản thân tiếp xúc với trẻ lớp mình, tôi nhận thấy các con là lớp lớn nhưng bị ngọng rất nhiều đặc biệt là ngọng l với n, c với t, dấu ngã và dấu sắc

Đứng trước thực trạng trên, tôi nghĩ cần phải có những biện pháp sửa ngọng cho trẻ sao cho phù hợp và đạt được kết quả cao.

Là một người làm công tác giáo dục, bản thân thấy rõ tầm quan trọng của ngôn ngữ đối với trẻ cũng như yêu cầu của vấn đề sửa lỗi phát âm cho trẻ nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non”, để làm đề tài nghiên cứu nhằm góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục nói chung và sự nghiệp giáo dục mầm non nói riêng.

 

doc 27 trang vuthom 08/10/2022 16485
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non
hợp tác
 Lúa nặng thêm bông
 Lúa thơm ngát đồng
 Tươi làng, vui xóm
 Bên này là núi uy nghiêm
 Bên kia là cánh đồng liền chân mây
 Xóm làng xanh mát bóng cây
 Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời...
 Gió (Trích)
 Gió lúc nào cũng chạy
 Suốt ngày vội thế à
 Lúc nào cũng huýt sáo
 Lúc nào cũng hát ca...
c. Môn học: Giáo dục âm nhạc
Trong môn học giáo dục âm nhạc, ngoài việc dạy trẻ thuộc lời các bài hát, hát đúng giai điệu.thì tôi còn lưu ý chọn 1 số bài hát có những từ mà trẻ hay bị phát âm sai để phát hiện và sửa lỗi phát âm cho trẻ như: 
	Cò lả - Dân ca Bắc Bộ
Con cò, cò bay lả, lả lả bay la. Bay từ là từ cửa phủ, bay ra, ra là ra cánh đồng. Tình tính tang, tang tính tình. Yêu bạn bè, yêu thầy cô, cùng cố gắng gắng thi đua, lòng vui sướng hát say sưa..
	Lá xanh 	- Nhạc và lời: Thái Cơ
Gió đung đưa cành, bướm nhỏ vờn quanh kìa là lá xanh xanh. Lá xanh vẫy vẫy như gọi em đi nhanh đi nhanh. Nhanh tới trường em yêu là lá la tới trường em yêu
 Trời nắng trời mưa 	- Nhạc và lời: Đặng Nhất Mai.
Trời nắng, trời nắng thỏ đi tắm nắng. Vươn vai, vươn vai, thỏ rung đôi tai. Nhảy tới, nhảy tới đùa trong nắng mới. Bên nhau, bên nhau, bên nhau ta cùng chơi. Mưa to rồi, mưa to rồi mau mau về thôi.
	Cho tôi đi làm mưa với	Nhạc và lời: Hoàng Hà
Cho tôi đi làm mưa với. Chị gió ơi chị gió ơi! Tôi muốn cây được xanh lá, hoa lá được tốt tươi. Cho tôi đi làm mưa với. Chị gió ơi chị gió ơi! Làm hạt mưa giúp cho đời, không phí hoài rong chơi
	Vui đến trường	Nhạc và lời: Hồ Bắc.
Con chim nó hót, líu lo líu lo. Kìa ông mặt trời lên cao sáng rõ. Em rửa mặt thật sạch, em trải răng trắng tinh. Mẹ đưa em tới trường, gặp lại bạn, gặp lại cô vui vui vui.
 Với từng chủ điểm, tôi đều có những bài hát có chứa những từ trẻ hay phát âm sai, mỗi khi dạy trẻ hát tôi thường lưu ý hát chậm và rõ từng từ để trẻ dễ bắt trước chính xác.
 Ngoài ra, tôi còn thường xuyên tổ chức các trò âm nhạc như: chơi hát theo âm la, hát theo hình vẽ, trò chơi mi - son - la và trẻ của lớp tôi rất hứng thú với trò chơi, qua đó tôi đạt được mục đích rèn và sử lỗi cho trẻ nói ngọng.
d. Môn học: Môi trường xung quanh
Môn học này là một đề tài phong phú và đa dạng để người giáo viên dễ dàng chọn lựa từ ngữ sao cho phù hợp để sửa ngọng cho trẻ.
Ví dụ: Khi đặt câu hỏi trong chủ điểm thực vật giúp trẻ gọi tên, nêu đặc điểm các loại cây xanh, các loại rau, các loại hoa có chứa những từ trẻ dễ phát âm sai như: Bông hoa lựu lay lay trong gió. Hoa bằng lăng lung linh trong nắng, lá rau cải màu xanh.
Chủ điểm giao thông: Xe lửa lù lù đi tới, tên lửa lao vun vút, máy bay bay lượn trên bầu trời đầy nắng
Chủ điểm nghề nghiệp: Bác nông dân đang cấy lúa, hạt lúa đã nảy mầm,
Chủ điểm nước, mùa hè: Trời nắng chang chang, mùa hè có nắng nóng, còn mùa đông trời lạnh giá. Hồ nước lung linh..
Các môn học khác cũng có thể làm tương tự để giúp trẻ sửa lỗi sai.
3.3. Sửa lỗi phát âm cho trẻ thông qua 1 số hoạt động khác
a. Hoạt động ngoài trời:
- Đối với trẻ , hoạt động ngoài trời là 1 hoạt động gây được hứng thú rất lớn ở trẻ, trẻ háo hức mỗi lần cùng cô tham gia các hoạt động ngoài trời. Chính vì điều đó, tôi đã tranh thủ thời gian, không gian, tình huống hợp lý rèn trẻ phát âm những từ trẻ dễ bị phát âm sai.
 Ví dụ:
- HĐCMĐ: Quan sát và trò chuyện về cây hoa thược dược : Cây hoa thược dược đang ra rất nhiều lá non, nụ và hoa. 
- HĐCMĐ: Quan sát và trò chuyện về quả Cam: Quả cam có dạng hình tròn ( Trẻ hay nhầm “ tròn ” thành “ tòn ”, “ cam” thành “ tam” ) 
- HĐCMĐ: Cảm nhận về thời tiết: Trời hôm nay nắng và nóng, nhưng nhờ có nhiều lá cây xanh tốt nên cô thấy mát mẻ hơn 
Cây Bằng Lăng đang có nụ hoa sắp nở
b. Sửa phát âm cho trẻ thông qua các trò chơi.
- Cô cho trẻ quan sát tranh ô tô và hỏi: Đây là cái gì? Ô tô có đặc điểm gì? Tiếng còi của ô tô như thế nào? 
- Trẻ trả lời: Xe ô tô ạ, xe ô tô kêu píp píp
Sau đó cô cho trẻ bắt chước tiếng còi của xe ô tô. Nếu trẻ phát âm thành bít bít thì cô sửa sai ngay cho trẻ bằng cách cô phát âm lại và dạy trẻ cùng phát âm, trẻ chú ý lắng nghe và quan sát phát âm, sau đó cô cho từng trẻ phát âm lại từ, chữ cái đó 1 – 2 lần để sửa lỗi. Cô có thể đưa tranh “ Con lợn ” ra nếu cháu phát âm thành “ con nợn” thì cô phát âm chậm lại cho trẻ chú ý lắng nghe 2-3 lần thật rõ và cho trẻ phát âm chuẩn theo cô. Sau đó cho trẻ đọc lại từ con lợn nhiều lần, sau đó cô có thể tăng dần độ khó, bằng cách có thể cho trẻ chơi trò chơi nhằm mục đích xem khả năng phản xạ ai nhanh hơn, trò chơi được tiến hành như sau: cô đưa bức tranh con lợn trẻ phải phát âm đúng con lợn sau đó có thể cho trẻ bắt tiếng tiếng kêu của con lợn eng éc. Cô đưa tranh con trâu, con lật đật, cái lúc lắctrẻ phải gọi đúng tên các bức tranh đó.
Việc sửa lỗi phát âm cho trẻ mầm non thông qua các trò chơi được tiến hành thường xuyên sẽ gây được hứng thú trong học tập và rèn luyện phát âm tốt hơn.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 1 số trò chơi luyện phát âm do cô sáng tạo như: Trò chơi “ Hãy nói theo cô ”, “ Bạn nào nói đúng ”
Ví dụ: Trò chơi “ Hãy nói theo cô ”
Cách chơi: Khi cô nói từ nào trẻ phải nói đúng theo cô ngay từ đó ( Lúa nếp, nắng nóng, lăn lông lốc, áo lụa màu nâu, nu na nu nống, quả na có lá màu xanh, nồi cơm nếp, mẹ lĩnh lương, cái lá lay nhẹ trong nắng nóng).
Luật chơi: Trẻ chỉ được nói theo cô 1 lần sau mỗi 1 từ và trẻ nào nói sai sẽ phải nhảy lò cò. 
Tổ chức chơi với nhiều hình thức tập thể, nhóm, lưu ý cá nhân nhiều hơn.
Ngoài ra, cô có thể sửa lỗi phát âm cho trẻ vào giờ hoạt động góc, hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh, hoạt động chiều, đón trả trẻ,bằng phương pháp trò chuyện
3.4. Sưu tầm các bài thơ, ca dao, đồng dao, câu đố để phát hiện và sửa sai kịp thời cho trẻ giúp trẻ phát âm đúng. 
Ví dụ: Phát hiện và sửa sai phụ âm đầu cho trẻ
 + Để phát hiện và sửa sai N và L cho trẻ, cô có thể sưu tầm một số bài:
 Nu na nu nống
 Con cống nằm trong
 Con ong nằm ngoài
 Củ khoai chấm mật
“ Nuôi lợn cho chăm
 Nuôi tằm cho rỗi ”
Tập tầm vông
Tay nào không
Tay nào có
Tập tầm vó
Tay nào có 
Tay nào không
 Thường xuyên luyện phát âm cho trẻ theo mẫu và làm vận động lưỡi 
Lá na, lá na, lá na na
Lô nô, lô nô, lô nô nô
Lu nu, lu nu, lu nu nu 
Lư nư, lư nư , lư nư nư 
Lúa ngô là cô đậu nành
Đậu nành là anh dưa chuột.
Muốn cháu phát âm đúng trước tiên cô phải phát âm mẫu rồi cho trẻ phát âm cùng cô. Nếu như trẻ phát âm nhầm cô có thể hướng dẫn lại trẻ bằng cách mô tả khẩu hình để trẻ nắm được và phát âm đúng một cách nhẹ nhàng. Khi thấy cháu phát âm tương đối đúng cô cho trẻ đọc các câu thơ có nhiều âm cần sửa 
Ví dụ: 
Tay nào không 
Tay nào có 
Tay nào có 
Tay nào không
Mặt khác, cô có thể cho cháu đọc riêng các từ nào, nuôi, nu, na, nành, nằm có trong các câu thơ, câu ca dao. Khi cháu phát âm chính xác cô nên cho cháu phát âm laị nhiều lần và nhắc nhở chú ý vào các từ có âm N. Qua đó trẻ có thể sửa chữa được khi thấy phát âm sai.
Luyện phát âm đúng L cho trẻ cô nhắc nhở trẻ để cong lưỡi tạo thành âm sát, đồng thời bật mạnh lưỡi xuống khi đọc, cô cho trẻ đọc các câu thơ đồng dao có âm L như : 
 Lúa ngô là cô đậu nành
 Đậu nành là anh dưa chuột
 Dưa chuột là ruột dưa gang
 Dưa gang là nàng dưa hấu
 Dưa hấu là cậu lúa ngô.
 Mồng một lưỡi trai
Mồng hai lá lúa
Mồng ba câu liêm
Mồng bốn lưỡi liềm
Mồng năm liềm giật
Mười rằm trăng náu
Mười sáu trăng treo
 + Để phát hiện và sửa sai phụ âm r do cháu thường đọc r thành d
Mùa gì đón ánh trăng rằm
Rước đèn phá cỗ chị Hằng cùng vui
+ Phát hiện và sửa sai phụ âm S cho trẻ qua các bài thơ để các cháu phát âm chính xác :
Hoa cúc vàng
Sớm nay nở hết
Đầy sân cúc vàng
Thấy mùa xuân đẹp
Nắng lại về chăng?
 Em yêu cô giáo 
Em yêu cô giáo
Sáng sớm tinh sương 
Đã mở cổng trường 
Quét sân quét lớp
- Để phát hiện và sửa sai phần vần (âm chính, âm đệm, âm cuối), ươu, oanh, anh, oan khi đọc các cháu thường đọc thành iêu, oăn, ăn, an cô cho trẻ rèn luyện phát âm đúng qua các bài thơ có vần ươu, oanh, anh, oan :
Bầy hươu
Hươu cao cổ
Có móc câu
Gật gật đầu
Trông ngộ nhỉ
 Cho nắm lá 
 Hươu không ăn
Hươu vẫn chăm
Làm việc nặng
Yêu bến cảng
Có bầy hươu
Đồng dao
Nó xoè cánh ra 
 Nó đỗ cành đa
 Nó kêu vít vít
 Nó kêu vịt chè
 Nó đỗ cành tre
Tình bạn
Hôm nay đến lớp
Thấy vắng Thỏ nâu
các bạn hỏi nhau
Thỏ đi đâu thế ?
Gấu liền nói khẽ
Thỏ bị ốm rồi
Này các bạn ơi
Đi thăm thỏ nhé
Gấu tôi mua khế
Khế ngọt lại thanh
Mèo tôi mua chanh
Đánh đường mát ngọt
Hươu mua sữa bột
Nai sữa đậu nành
Chúc bạn khỏe nhanh
Cùng nhau đến lớp
Học tập thật tốt
Xứng đáng cháu ngoan
Trò giỏi kết đoàn
Thắm tình bè bạn.
 Con tàu
Con tàu xanh xanh
Nó chạy nhanh nhanh
Còi reo vui quá
Tu..tu...tu..tu
 Bắp cải xanh
Bắp cải xanh 
Xanh man mát
Lá cải sắp
Sắp vòng tròn
Búp cải non
Nằm ngủ giữa.
 - Để phát hiện và sửa sai phần thanh điệu khi đọc dấu ngã các cháu thường đọc thành dấu sắc cô cho trẻ rèn luyện qua bài thơ:
Thỏ bông bị ốm
 Thỏ Bông bị ốm
Chốc chốc kêu la
Miệng cứ suýt xoa:
Mẹ ơi, đau quá!
Thỏ mẹ vội vã
Bế Bông trên tay
Đến bệnh viện ngay
Nhờ bác sỹ khám.
Bác sỹ sờ nắn
Hỏi: Đau chỗ nào?
Bụng chúa thều thào:
"Đau quanh chỗ rốn!"
Bác sỹ liền hỏi:
Ăn uống gì nào?
Thỏ Bụng thều thào:
Ăn me với sấu
Uống nước chưa nấu
Múc ở ngoài ao
Bụng sôi ào ào
Ruột đau như cắt!
Bác sỹ gật gật
Đặt chiếc ống nghe
nghe xong liền ghi:
Đau vì ăn bậy!
 Làm bác sỹ
Mời mẹ ngồi im lặng
Để bác sĩ khám cho
Chắc lại đi đầy nắng
Bệnh này là bệnh ho
Thuốc ngọt chứ không đắng
Phải uống với nước sôi
Nếu tiêm thì đau lắm
Mẹ lại khóc nhè thôi
Mẹ bỗng hỏi bác sĩ
Sổ mũi uống thuốc gì
Bác sĩ chừng hiểu ý
Uống sữa với bánh mỳ
Qua các bài thơ, đoạn thơ, ca dao đồng dao trên nhằm mục đích để phát hiện và sửa sai giúp trẻ phát âm đúng các phụ âm đồng thời luyện cơ quan phát âm cho trẻ. Việc phát hiện và sửa sai giúp trẻ phát âm đúng sẽ giúp người nghe hiểu đúng nội dung và ý nghĩa của câu nói. Mặt khác nó còn là cơ sở để trẻ viết chính tả đúng khi lên học phổ thông.
3.5. Sửa lỗi phát âm thông qua trò chuyện với trẻ:
Ngoài việc chú ý sửa lỗi phát âm trong các giờ hoạt động chung mà đặc biệt là qua những giờ học phát triển ngôn ngữ, tôi còn chú ý tới mọi tình huống có thể tận dụng được trong các hoạt động như đón, trả trẻ , giờ ăn, ngủ, hoạt động gócđể có thể sửa lỗi phát âm cho trẻ bằng cách sử dụng phương pháp trò chuyện gần gũi với trẻ.
VD : Trong hoạt động góc, tại góc nấu ăn, trẻ yêu cầu bạn cùng chơi “ nấu món cá ” nhưng lại nói là “ lấu món tá ”, tôi đã nhẹ nhàng hỏi chuyện và yêu cầu trẻ phát âm lại giống cô thật chuẩn xác.
VD: Khi cho trẻ hoạt động ngoài trời, cô và trẻ cùng đọc thơ, kể lại những câu chuyện trẻ thích từ đó phát hiện và sửa sai cho trẻ, giúp trẻ phát âm đúng.
Có thể nói rằng với trẻ mẫu giáo thì hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo. Nó có vai trò không nhỏ trong việc hình thành nhân cách cho trẻ theo tôi đây là cơ hội thuận lợi để chúng ta có thể tận dụng để luyện phát âm cho từng trẻ mà không làm ảnh hưởng đến các trẻ khác. Trong các giờ tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ngoài việc quan sát, bao quát chung đôi khi tôi cũng nhập vai với trẻ và trò chuyện với trẻ. đó là cách giao tiếp gần gũi với trẻ, ở đó có vô vàn cơ hội mà tôi có thể sửa chữa và dạy trẻ phát âm đúng.
3.6. Kết hợp với phụ huynh và giáo viên cùng lớp sửa lỗi phát âm cho trẻ 
a. Với phụ huynh:
- Gặp gỡ và trao đổi với phụ huynh về đặc điểm ngôn ngữ của trẻ tại lớp.
- Gửi đến phụ huynh những thông tin về việc nói ngọng có ảnh hưởng tới khả năng phát triển ngôn ngữ và sự tự tin của trẻ hiện tại và khi trẻ lên lớp 1
- Gửi đến phụ huynh 1 số bài thơ luyện trẻ cách phát âm chuẩn để phụ huynh cùng dạy trẻ tại gia đình.
b. Với giáo viên cùng lớp:
- Thống nhất các phương pháp dạy trẻ nói ngọng, cùng tìm, sưu tầm những bài thơ, từ, câu văn có sử dụng nhiều từ trẻ dẽ phát âm sai để dạy trẻ.
- Các giáo viên cùng kết hợp kiểm tra, phát hiện trẻ nói ngọng ở mọi lúc, mọi nơi.
3.7. Khuyến khích trẻ tự phát hiện và sửa lỗi phát âm cho nhau
- Tìm ra 1 số trẻ nhanh nhạy, có tai nghe tinh và trẻ đó đặc biệt phát triển tốt về ngôn ngữ, luôn luôn phát âm chuẩn, để cùng giáo viên phát hiện trẻ ngọng. Từ đó có thể giúp bạn sửa sai ngay tại thời điểm đó, bằng cách trẻ đó phát âm chuẩn rồi trẻ bị ngọng phát âm theo.
- Đây là 1 trong những biện pháp khá tích cực và được thực hiện với số lần trong ngày tương đối cao, trẻ được cô tín nhiệm sửa cho bạn trở nên có trách nhiệm cao, trẻ được sửa ngọng thì tỏ ra có ý thức và có lòng tự trọng bộc lộ. Nên sự tiến bộ của trẻ phát âm ngọng là thể rõ rệt.
4. Kết quả:
Với một số biện pháp đã nêu trên, tôi đã nắm rõ tầm quan trọng của việc sửa lỗi phát âm và phương thức phát âm của Tiếng Việt cũng như rút ra được một số kinh nghiệm trong việc sửa lỗi phát âm cho trẻ 5- 6 tuổi. Qua quá trình đó cho thấy nếu có sự tác động thường xuyên, đúng thời điểm, chuẩn xác và phù hợp với tâm lý trẻ thì khả năng phát âm đúng sẽ ngày càng hoàn thiện. Tính cho đến thời điểm này tháng 4/2016 khi áp dụng một số biện pháp trên tôi thấy khả năng phát âm của trẻ đã giảm lỗi một cách rõ rệt.
Dưới đây là bảng khảo sát sau khi thực nghiệm các biện pháp tác động trên trẻ.
STT
HỌ VÀ TÊN
CÁC LỖI PHÁT ÂM CỦA TRẺ
SỐ LỖI MẮC
XẾP LOẠI
Thanh điệu
Phụ âm đầu
Âm chính
Âm đệm
Âm cuối
1
Bùi Minh Hằng
0
Tốt
2
Nguyễn Khánh Linh
0
Tốt
3
Trần Hoàng Bách
r
r
r
3
TB
4
Ngô Quốc Toàn
r
r
2
TB
5
Hoàng Chí Anh
r
1
Khá
6
Bùi Ngọc Bảo
r
1
Khá
7
Đào Minh Châu
r
1
Khá
8
Đỗ Đăng Doanh
r
1
Khá
Kết quả xếp loại 8 trẻ được khảo sát 
- Loại tốt : 2 cháu
- Loại khá : 4 cháu
- Loại trung bình : 2 cháu
- Loại yếu : 0 
Thông qua việc thực nghiệm các biện pháp trên, tôi thấy khả năng phát âm đúng của trẻ tăng dần, phù hợp với sự phát triển của trẻ, phù hợp với sự hoàn thiện của cơ quan phát âm một cách bình thường. Bên cạnh đó, sự tác động của người lớn xung quanh trẻ ảnh hưởng lớn đến sự phát âm của trẻ. Mặt khác, vai trò của cô giáo mầm non cũng hết sức quan trọng, cô luôn phải chú ý đến việc luyện phát âm cho trẻ thì khả năng phát âm đúng của trẻ rất có hiệu quả. Việc sửa lỗi phát âm cho trẻ phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoạt động và đến với từng cá nhân trẻ.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận:
Khả năng phát âm của trẻ phụ thuộc vào bộ máy phát âm, sự phát âm được hoàn thiện và phát triển được tăng dần theo độ tuổi, theo thời gian. Chính vì vậy, cô giáo mẫu giáo phải thường xuyên sửa lỗi phát âm cho trẻ thông qua các tiết học, thông qua các hoạt động, qua trò chơi và trò chuyện cùng trẻ, đặc biệt là tiết học phát triển ngôn ngữ ( làm quen chữ cái, làm quen với môi trường xung quanh, văn học ) Bên cạnh đó, cô giáo luôn luyện cơ quan phát âm cho trẻ bằng cách sưu tầm, sáng tác những bài thơ, câu thơ, trò chơi để trẻ luyện phát âm và chú ý phát âm mẫu cho trẻ.
Bởi vì ở lứa tuổi mầm non trẻ em học nói theo người lớn một cách máy móc, theo kiểu bắt chước. Do đó, những âm dạy trẻ đầu tiên, và những âm sửa cho trẻ phải là những âm chuẩn để sau này không phải uốn nắn lại. Chính vì vậy, cô giáo phải chú ý đến việc làm mẫu của mình trong việc phát âm chính xác để trẻ bắt chước theo, bản thân cô phải chú ý học hỏi trau dồi kiến thức về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp Tiếng Việt để mình nói đúng, viết đúng.
Vai trò của những người xung quanh nhất là ông bà, cha mẹ, anh chị và cô giáo có ý nghĩa quan trọng và là một trong những nguồn động lực đối với việc sửa lỗi phát âm của trẻ. Cô giáo và những người xung quanh trẻ là những hình mẫu trong phát âm để trẻ học và làm theo. Ngoài ra, các yếu tố xã hội như trình độ văn hoá của bố mẹ, trình độ ngôn ngữ của những người xung quanh trẻ, sự tiếp xúc của trẻ với môi trường, với các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo, phim, truyện, sách vở có ảnh hưởng lớn đến sự phát âm của trẻ. 
Một trong những điều kiện sửa lỗi phát âm hiệu quả đối với trẻ là áp dụng linh hoạt các hình thức và biện pháp giúp trẻ sửa và phát âm đúng, phát âm chuẩn ở mọi lúc, mọi nơi phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Trong quá trình chăm sóc cô giáo và người lớn cần bình tĩnh, linh hoạt không nóng vội khi trẻ chưa thực hiện được.
* Bài học kinh nghiệm:
Cô giáo phát âm chính xác, phải thường xuyên tìm hiểu nâng cao kiến thức về ngôn ngữ để truyền đạt hiệu quả theo mong muốn của mình 
Tìm hiểu ngôn ngữ, khảo sát thực tế trẻ ngọng để có biện pháp tác động kịp thời.
Rèn và sửa lỗi thực sự có hiệu quả trong giờ học và các hoạt động của trẻ ở trường mầm non.
Sưu tầm các bài thơ, câu chuyện, ca dao, đồng dao có từ trẻ hay phát âm sai, dễ nhầm lẫn để sửa cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.
Kết hợp với phụ huynh, giáo viên cùng lớp để cùng rèn trẻ cách phát âm và sửa ngọng có hiệu quả.
Nhanh nhạy, nắm bắt cơ hội sửa ngọng cho trẻ ngay từ chính những trẻ có khả năng phát triển ngôn ngữ tốt ở lớp.
Kiến nghị:
Các hoạt động trong trường mầm non nói chung và hoạt động sửa lỗi phát âm cho trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng đã được các cấp lãnh đạo ngày một quan tâm hơn. Do đó chất lượng giáo dục của lớp tôi đã đạt kết quả khá cao. Nhưng bên cạnh đó tôi cũng xin đề nghị với các cấp lãnh đạo một vài ý kiến sau:
- Ngành học mầm non cần nghiên cứu và bổ xung vào chương trình chăm sóc giáo dục những trò chơi, bài tập nhằm kiểm tra khả năng phát âm cho trẻ theo từng độ tuổi qua đó giúp phát hiện lỗi phát âm và giúp trẻ sửa sai kịp thời.
- Tiếp tục chỉ đạo các trường kiên quyết thực hiện biện pháp sửa lỗi phát âm. Coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành học mầm non.
- Chúng tôi mong muốn phòng giáo dục và đào tạo quận Thanh Xuân mở nhiều hơn các chuyên đề về sửa lỗi phát âm cho trẻ để giáo viên được học tập và rút kinh nghiệm. Cung cấp thêm các tài liệu, chuyên sâu hơn cho các trường mầm non, để giáo viên tích lũy được nhiều kinh nghiệm sửa ngọng cho trẻ hơn.
- Cần phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình để thống nhất nội dung và phương pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ.
- Để có thể phát huy hiệu quả sử dụng các biện pháp trên cần có các điều kiện như : trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các lớp mẫu giáo (đồ chơi, đồ vật đa dạng, các tài liệu và tranh ảnh, tạo không gian cho trẻ chơi). Vậy đề nghị các cấp quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất để giáo viên dạy trẻ đạt kết quả tốt hơn.
- Là giáo viên mẫu giáo - người được giao nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ - những công dân trẻ tuổi của đất nước, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu về nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Giáo viên muốn làm tốt nhiệm vụ cao cả của mình thì phải thường xuyên rèn luyện và trau dồi kiến thức, luyện cách phát âm chuẩn cho bản thân, qua đó giúp trẻ phát âm tốt, chuẩn qua các bài thơ, bài hát...và ở mọi lúc, mọi nơi. Có như thế thì trẻ mầm non sẽ tiếp thu một cách tự nhiên, nhẹ nhàng thoải mái và có hiệu quả.
Trên đây là những kinh nghiệm thực tế qua các giờ lên lớp, buổi lên lớp của tôi. Ngoài ra nó cũng là những kết quả sau quá trình đào sâu nghiên cứu tâm lý trẻ. Mong muốn lớn nhất của tôi là làm sao để mỗi hoạt động ở trường trẻ được vui chơi mà vẫn thấm vào tâm hồn trong sáng của các em những cảm xúc về nét đẹp, sự trong sáng của ngôn ngữ Tiếng Việt
 Xin trân trọng cảm ơn!
Tôi xin cam đoan bài viết SKKN trên không sao chép của ai khác.
	Thanh Xuân, ngày 25 tháng 3 năm 2016
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRÊN
Tµi liÖu tham kh¶o
1. Ph­¬ng ph¸p ph¸t triÓn lêi nãi trÎ em tõ s¬ sinh ®Õn 6 tuæi
 TS §inh Hång Th¸i (chñ biªn)
 (Tµi liÖu l­u hµnh néi bé Hµ Néi 2003)
2. Ch­¬ng tr×nh ch¨m sãc gi¸o dôc mÉu gi¸o 5 - 6 tuæi 
 Vô gi¸o dôc mÇm non - Hµ Néi 1991
3. TiÕng ViÖt (TËp II) : 
 NguyÔn Xu©n Khoa - 1997
4. D¹y trÎ ph¸t ©m ®óng vµ lµm giµu vèn tõ cho trÎ
Nhµ xuÊt b¶n gi¸o dôc 1990
5. T©m lý häc ®¹i c­¬ng (tµi liÖu biªn so¹n theo ch­¬ng tr×nh chi tiÕt ®· ®­îc vô ®¹i häc th«ng qua). 
PGS. NguyÔn Quang UÈn (chñ biªn), PGS TrÇn H÷u LuyÕn, T.s TrÇn Quèc Thµnh 
6. T©m lý häc trÎ em løa tuæi mÇm non tõ lät lßng ®Õn 6 tuæi : 
NguyÔn ¸nh TuyÕt - NguyÔn Nh­ Mai - §inh Kim Thoa -1994
8. TuyÓn tËp trß ch¬i, th¬, chuyÖn mÉu gi¸o 5 - 6 tuæi 
TrÇn ThÞ Träng, Ph¹m ThÞ Söu
 Nhµ xuÊt b¶n gi¸o dôc 

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_sua_loi_phat_am_cho_tre_m.doc