Báo cáo biện pháp Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi

Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong

cuộc sống, biết được những điều nên hay không nên làm. Theo các chuyên gia

giáo dục kỹ năng sống và kiến thức cơ bản sẽ tạo nền tảng tốt cho quá trình học

hỏi, phát triển sau này của trẻ. Các bé được học kỹ năng từ sớm đúng phương

pháp sẽ tự tin và nhanh nhẹn hơn trong cuộc sống.

Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ là giúp trẻ làm chủ suy nghĩ, cảm xúc và

hành động của mình, nhưng điều quan trọng hơn nữa là việc trẻ sẽ vận dụng

những kỹ năng sống đó như thế nào trong cuộc sống. Việc áp dụng một cách

linh hoạt các kỹ năng sống cần thiết vào cuộc sống sẽ giúp cho trẻ có những nền

tảng vững chắc trong việc tạo dựng tư thế chủ động sáng tạo của một đứa trẻ

năng động. Đó cũng là cách giúp trẻ đối đầu và tìm cách vượt qua những áp lực

tâm lý về công việc, học tập cũng như các mối quan hệ phức tạp khác trong cuộc

sống. Chính vì vậy đòi hỏi mỗi giáo viên cần lựa chọn các kỹ năng sống sao cho

phù hợp với từng lứa tuổi để dạy trẻ đạt hiệu quả cao. Cụ thể với trẻ mẫu giáo

nhỡ 4 - 5 tuổi, tôi lựa chọn các kỹ năng: Kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng tự tin, kỹ

năng tự bảo vệ, kỹ sống hợp tác hoạt động nhóm, kỹ năng ứng xử , để đưa vào

dạy trẻ với mục đích nhằm giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, độc lập, sáng tạo, linh hoạt,

tự giác, dễ hòa nhập, dễ chia sẻ hình thành nếp sống văn minh, có hành vi ứng

xử, giao tiếp theo quy tắc, chuẩn mực phù hợp. Không những vậy, việc dạy trẻ

kỹ năng sống còn giúp trẻ biết xử lý các tình huống trong từng hoàn cảnh cụ thể.

Biết bày tỏ tình cảm phù hợp, đúng lúc, biết tránh những vật, những nơi không

an toàn, gây nguy hiểm đến tính mạng và cách phòng tránh, tự lập trong các tình

huống quen thuộc.

pdf 26 trang vuthom 08/10/2022 6160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi

Báo cáo biện pháp Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi
g cho cuộc 
sống vững vàng cho trẻ sau này. 
3. 3: Lồng ghép nội dung giáo dục dạy trẻ kỹ năng sống vào các hoạt 
động học. 
Đối với trẻ mầm non, việc rèn kỹ năng sống cho trẻ không những học 
động học là rất bổ ích và ý nghĩa. Vì vậy việc chọn lựa để đưa các hoạt động 
giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào các giờ học cho trẻ là cần thiết như: 
* Hoạt động học làm quen với văn học: 
Xuất phát từ đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non là rất thích nghe kể 
chuyện, nội dung các câu chuyện thường để lại ấn tượng cho trẻ khó phai mờ. 
Tùy từng nội dung câu chuyện mà tôi đưa nội dung kỹ năng sống vào để dạy trẻ 
sao cho, phù hợp với trẻ lớp mình. 
Ví dụ: Câu chuyện “Tích Chu”, tôi dạy trẻ kỹ năng luôn quan tâm giúp 
đỡ mọi người đăc biệt là người thân trong gia đình học tập bạn Tích Chu không 
quản ngại khó khăn đi kiếm nước suối tiên về cho bà uống. 
Bên cạnh những câu chuyện có trong chương trình, tôi còn sưu tầm thêm 
một số bài thơ câu chuyện có nội dung dạy kỹ năng sống để đưa vào dạy trẻ. 
Các câu chuyện mà tôi đã sưu tầm và thiết kế đã giúp cho trẻ lớp tôi mạnh dạn, 
tự tin hơn và có những hiểu biết nhiều hơn về các kỹ năng sống cơ bản cần có. 
(Một số câu chuyện sưu tầm phần phụ lục) 
* Hoạt động học khám phá: 
 Với hoạt động học này thông qua các chủ đề mà tôi giáo dục cho trẻ 
những kỹ năng sống cơ bản như: 
Chủ đề “Gia đình”: Khám phá với đề tài “Ngôi nhà của bé”, trẻ biết được 
ngôi nhà là nơi gia đình cùng chung sống giáo dục trẻ biết làm gì để chỗ ở của 
mình sạch sẽ, gọn gàng. Còn đề tài khám phá “Đồ dùng trong gia đình” giáo dục 
 14/20 
trẻ biết sắp xếp khi lấy, cất đồ dùng ngăn nắp, không xử dụng các vật sắc nhọn, 
biết giữ gìn đồ dùng sạch sẽ, gọn gàng, biết sử dụng đồ dùng đúng cách... 
 Chủ đề “Nghề nghiệp”: Đề tài khám phá một số nghề như nghề giáo 
viên, nghề bác sỹ, nghề nôngtrẻ biết mỗi nghề đều có công việc vất vả riêng, 
trẻ biết yêu quý các nghề, và bảo vệ các sản phẩm của mỗi nghề. 
 Chủ đề “Động vật”: Đề tài khám phá về “Một số vật nuôi trong gia 
đình” giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ các con vật nuôi ( Cho ăn, không đánh 
đuổi các con vật). Khám phá về “Động vật sống trong rừng” trẻ có những hành 
động không đồng tình khi biết những con vật sống hoang dã đang có nguy cơ bị 
săn bắn trái phép. Biết tránh và không lại gần những con vật hung dữ. Giáo dục 
trẻ biết được ích lợi của những con vật đó, biết được những mối hiểm họa đang 
chờ chúng. Khám phá “Một số con côn trùng”, trẻ nhận biết được những con 
côn trùng có ích và côn trùng có hại đối với con người. 
 Chủ đề “Phương tiện và luật lệ giao thông”: Đề tài “Bé đi đường an 
toàn” giáo dục trẻ khi đi bộ trên đường làng đi sát lề đường bên tay phải, khi đi 
bộ trên đường phố đi trên vỉa hè. Khi ngồi sau xe máy phải đội mũ bảo hiểm, 
ngồi ngay ngắn không đùa nghịch. Khi ngồi trên ô tô không được thò đầu ra 
ngoài, không được chạy nhảy trên xe, khi xe dừng lại mới được xuống, biết 
nhường chỗ cho các cụ già 
Chủ đề “Thực vật”: Khám phá “ Cây xanh và môi trường sống”. Giáo 
dục trẻ biết ích lợi của các loại rau, trái cây, cây xanh, cây bóng mát đối với con 
người, giáo dục trẻ cách chăm sóc các loại cây ( Tưới cây), biết ăn rau, củ, quả 
cung cấp nhiều vitamin. Giáo dục trẻ biết không leo trèo cây, ăn quả xong để rác 
đúng nơi quy định. Đề tài “Ngày 8/3”, dạy trẻ biết quan tâm đến bà, mẹ, biết 
nói lời chúc tặng bà, tặng mẹ nhân ngày 8/3. 
 Chủ đề “Nước và các hiện tượng tự nhiên”: Cho trẻ khám phá về nước, 
trẻ biết có nhiều loại nước khác nhau như nước máy, nước lọc, nước suối, nước 
mưa, nước ao hồ, nước biển. Trẻ biết tình trạng hiện nay nguồn nước đang bị ô 
nhiễm dần và cạn kiệt vì do con người đã sử dụng lãng phí từ đó giáo dục trẻ 
phải biết tiết kiệm nước. Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh các con nhớ 
vặn vòi nước vừa đủ để rửa, tránh lãng phí. Giáo dục trẻ khi đi chơi hay đi đâu 
không vứt rác xuống nguồn nước, tránh làm ô nhiễm 
Hình ảnh minh hoạ số 7: Trẻ chơi với nước và những viên kẹo màu 
 Chủ đề “Quê hương, thủ đô, Bác Hồ”: Đề tài khám phá biết kể tên các di 
tích lịch sử của địa phương, các danh lam thắng cảnh của đất nước mình.. 
Hình ảnh minh hoạ số 8: Trẻ xếp hàng thăm quan các di tích lịch sử của 
địa phương. 
* Hoạt động học tạo hình: 
 Qua các HĐH tạo hình giáo dục trẻ biết giữ gìn sách vở sạch đẹp không 
làm quăn mép vở không vẽ tẩy xóa vở, không vẽ bậy ra ghế ra bàn, giáo dục trẻ 
biết yêu quý, trân trọng sản phẩm của mình, của bạn, mong muốn tạo ra những 
sản phẩm đẹp để tặng cô, tặng ông, bà, bố, mẹ 
 15/20 
* Hoạt động học âm nhạc: 
Thực tế cho ta thấy rằng: Trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo rất nhạy cảm đối với 
âm nhạc. Trẻ em rất thích nghe nhạc và hứng thú tham gia vào các hoạt động có 
âm nhạc. Mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức thẩm mỹ 
cho trẻ, là phương tiện hình thành đạo đức cho trẻ biết yêu ghét rõ ràng. Quá 
trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như nghe cô hát, trẻ tự ca hát, nhảy múa, 
chơi trò chơi âm nhạc... sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát 
triển toàn diện, hài hoà, đó là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể 
lực, trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. 
Hình ảnh minh họa số 9: Trẻ trong một giờ âm nhạc 
Tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường mầm non không chỉ mang 
lại cho trẻ những cảm xúc âm nhạc mà thông qua đó còn giúp trẻ phát triển rất 
nhiều kỹ năng sống tốt đẹp như: kỹ năng tạo niềm vui, kỹ năng mạnh dạn tự 
tin 
Qua cách lồng ghép các kỹ năng sống vào hoạt động học mà tôi thấy trẻ 
lớp mình hứng thú hơn khi tham gia vào hoạt động. Kết quả mục tiêu trẻ đạt 
được trong các lĩnh vực phát triển cũng cao hơn rõ rệt so với đầu năm. 
3.4. Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi: 
Với lứa tuổi mầm non cách “học mà như chơi” là một phương pháp giúp 
trẻ đến gần với cô hơn. Tạo tâm lý thoải mái không gò ép trẻ vào các hoạt động 
giúp trẻ tiếp thu kiến thức kỹ năng một cách tốt nhất. 
3.4.1 Hoạt động đón trẻ: 
Thông qua hoạt động đón trẻ buổi sáng, giáo viên đến lớp trước 15 phút, 
công việc đầu tiên là mở cửa thông thoáng phòng học, sau đó chuẩn bị đón trẻ. 
Khi trẻ đến lớp trẻ hocj kỹ năng giao tiếp chào hỏi với người lớn với bạn như: 
chào cô, chào bố mẹ, cất dép, cất ba lô đúng nơi quy định, rửa tay sát khuẩn 
trước khi vào lớp. 
Hình ảnh minh họa 10: Trẻ chào mẹ và chào cô vào lớp. 
3.4.2 Hoạt động ngoài trời. 
Qua hoạt động ngoài trời khi cho trẻ quan sát một số loại cây cảnh, cây 
hoa, cây ăn quả tôi cho trẻ biết ích lợi của cây xanh đối với con người. Quan sát 
một số con vật nuôi tôi cho trẻ tập cho gà ăn, từ đó hình thành cho trẻ kỹ năng 
sống yêu thương chăm sóc. 
Hình ảnh minh hoạ số11: Quan sát chiếc bóng ở đâu 
Hoạt động tìm hiểu về một số loại rau tôi cho trẻ đi thăm vườn rau của 
lớp. Để gieo được những luống rau xanh như thế này thì các cô phải làm gì? 
Trước tiên phải làm đất tơi xốp, sau đó đến gieo hạt và tưới rau. Nếu không nhặt 
cỏ bắt sâu cho cây thì điều gì sẽ xảy ra? Từ đó trẻ có thể đưa ra ý kiến của mình 
một cách độc lập, giúp trẻ mạnh dạn hơn trong giao tiếp. Khi cho trẻ chơi ngoài 
trời tôi luôn nhắc trẻ khi chơi trên sân trường không được chạy đùa, xô đẩy bạn 
vào đồ chơi sẽ bị ngã chảy máu. Biết giữ gìn đồ chơi ngoài trời khi chơi. 
 16/20 
3.4.3. Hoạt động góc: 
Trẻ mầm non hoạt động vui chơi chiếm vai trò chủ đạo trong hoạt động 
của trẻ ở trường. Chính vì vậy, tôi rất trú trọng đến việc tạo các tình huống khi 
trẻ đóng vai để trẻ tìm cách giải quyết. 
Ví dụ ở góc phân vai: Giáo dục trẻ biết chơi đoàn kết với bạn khi bán 
hàng, mua hàng. Dạy trẻ cách mua hàng. Bác ơi bán cho tôi 5 con cá này! Bao 
nhiều tiền hả bác? Trẻ biết cách chào mời khách mua hàng, mặc cả, và trả tiền 
khi mua thức ăn xong. 
Thông qua giờ chơi, trẻ được đóng các vai khác nhau trong xã hội, khi 
đóng vai được tái hiện lại những gì trẻ nhìn thấy trong cuộc sống. Tất cả những 
kiến thức và kinh nghiệm cuộc sống mà trẻ có sẽ ðýợc trẻ thể hiện qua hoạt 
động vui chơi. 
3.4.4. Hoạt động lao động - vệ sinh: 
Trẻ biết nhặt lá cây rụng trong sân trường, trong bồn cây, biết giữ gìn lớp 
học, sân trường luôn sạch sẽ. Không vứt rác vào bồn cây. 
Hình ảnh minh họa 12: Trẻ cùng cô vệ sinh trên sân trường 
3.4.5. Hoạt động giờ ăn 
Trong giờ ăn, tôi nhắc trẻ khi ăn không được nói chuyện, không xúc 
miếng quá to, không nhai thức ăn tạo thành tiếng động lớn, khi ho biết lấy tay 
che miệng, nhặt cơm rơi vào khay. Sau khi ăn xong biết lau mồm, xúc miệng 
nước muối. Nhắc trẻ khi ăn phải giữ trật tự không nói chuyện riêng, khi ăn bị 
hắc xì hơi thì phải biết che miệng, cơm rơi, cơm vãi thì nhặt vào khay và lau tay 
vào khăn. 
3. 5. Phối kết hợp với phụ huynh: 
Bên cạnh việc dạy trẻ các kỹ năng ở lớp, tôi thường xuyên chú trọng đến 
việc phối kết hợp với phụ huynh cùng dạy kỹ năng sống cho trẻ. Tuyên truyền 
cho phụ huynh hiểu không nên làm hộ con, phải dạy trẻ tính tự lập từ bé. Trẻ 
càng được hướng dẫn sớm về cách tự vệ, nhận biết những mối nguy hiếm từ 
xung quanh và cách xử lý thì sẽ vững vàng vượt qua những thử thách trong mọi 
tình huống. Việc giáo viên tích cực giao lưu với phụ huynh vào giờ đón, trả trẻ 
giúp giáo viên dễ dàng nắm bắt tình hình của trẻ, hiểu được tính cách, hoàn cảnh 
sống của trẻ từ đó đề ra các biện pháp phù hợp cũng như cách tác động, phối 
hợp với phụ huynh trong việc rèn luyện trẻ đúng phương pháp. 
Trong gia đình, việc dạy trẻ những nghi thức văn hóa trong ăn uống rất 
cần thiết. Để trẻ có được những kỹ năng, thói quen sử dụng đồ dùng một cách 
chính xác, thuần thục và khéo léo, không chỉ đòi hỏi trẻ chỉ thường xuyên luyện 
tập, mà còn phải đáp ứng được những nhu cầu của trẻ, đó là cung cấp cho trẻ 
những mẫu hành vi văn hóa, những hành vi đúng, đẹp, văn minh của chính cha 
mẹ và những người xung quanh trẻ. Trước hết người lớn phải gương mẫu, yêu 
thương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ. Tạo điều 
kiện tốt nhất cho trẻ vui chơi. Cô giáo, cha mẹ, giúp trẻ phát triển sở thích, ý 
thích của mình và đảm bảo rằng người lớn có thể cung cấp thêm phương tiện để 
trẻ thực hiện ý thích đó. 
 17/20 
Nhận thức được tầm quan trọng của biện pháp này, tôi thường trao đổi, 
tuyên truyền phụ huynh hiểu những việc nên và không nên làm đối với trẻ để 
giúp trẻ có kỹ năng sống tốt, trẻ có kỹ năng tự bảo vệ bản thân, tự tin trong cuộc 
sống... Trẻ luôn bắt chước người lớn và bố mẹ trẻ là những người lớn gần gũi trẻ 
nhất. Vì vậy các bậc làm cha làm mẹ đừng vô tình bỏ qua những cơ hội đơn giản 
và thuận lợi hàng ngày để hướng dẫn con những thói quen tốt rồi sau đó lại bắt 
trẻ mất thời gian học lại những điều này ở một nơi khác với những người xa lạ. 
Bố mẹ trẻ hãy chú ý giúp trẻ hình thành những kỹ năng sống tốt như kỹ năng 
giao tiếp xã hội để tự khám phá, đánh giá bản thân mình và người khác. 
Tôi cũng tuyên truyền với phụ huynh quan sát những biểu hiện của trẻ 
trong điều kiện và tình huống tự nhiên hàng ngày như quan sát xem trẻ có tự tin 
và tự nhiên khi giao tiếp với mọi người hay không? Trẻ có thích tham gia dã 
ngoại hay tham gia các nhóm sinh hoạt không? Trẻ có tự nhiên sáng tạo khi chơi 
với đồ chơi không? Trẻ có lễ phép trong cách nói năng với người lớn hay 
không? để từ đó có biện pháp rèn luyện và giáo dục trẻ thêm. 
 Cha mẹ cần phối hợp với giáo viên một cách chặt chẽ và hợp lí bằng việc 
tham gia tình nguyện vào quá trình giáo dục trong nhà trường. Cha mẹ nên tham 
gia vào các buổi trao đổi với giáo viên, tham gia vào các buổi họp của nhà 
trường để nắm bắt được tình hình cùng với nhà trường giáo dục trẻ một cách 
toàn diện hơn. 
4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm. 
 Sau khi áp dụng những biện pháp trên vào công tác giảng dạy và tổ chức 
các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, tôi nhận thấy đã đạt được những 
kết quả sau: 
BẢNG KHẢO SÁT CUỐI NĂM 
STT Các mặt 
phát triển 
Tổng 
số trẻ 
Đầu năm Cuối năm 
Trẻ 
đạt 
Tỉ 
lệ 
% 
Trẻ 
CĐ 
Tỉ lệ 
% 
Trẻ 
đạt 
Tỉ lệ 
% 
Trẻ 
CĐ 
Tỉ 
lệ 
% 
1 Kỹ năng tự 
phục vụ 
32 
17 54% 15 46% 30 93% 2 7% 
2 Kỹ năng tự 
bảo vệ 
15 46% 17 54% 30 93% 2 7% 
3 Kỹ năng 
hợp tác 
16 50% 16 50% 32 100% 0 0% 
4 KN giao 
tiếp- ứng xử 
13 40% 19 60% 31 97% 1 3% 
5 Kỹ năng tự 
tin 
13 40% 19 60% 30 93% 2 7% 
 100% trẻ đều được cô giáo và cha mẹ tạo điều kiện, khuyến khích, khơi 
dậy tính tò mò, phát triển trí tưởng tượng, năng động, mạnh dạn, tự tin. 
 18/20 
100% trẻ được rèn luyện khả năng sẵn sàng học tập và kết quả học tập ở trường 
hiệu quả ngày càng cao. 98% trẻ có thói quen lao động tự phục vụ, được rèn 
luyện kỹ năng tự lập, kỹ năng nhận thức, kỹ năng vận động thô, vận động tinh 
thông qua các hoạt động hàng ngày, trong cuộc sống của trẻ. 
100% trẻ được rèn luyện về kỹ năng xã hội, kỹ năng thể hiện cảm xúc, kỹ năng 
giao tiếp, chung sống hoà bình. 
 Trẻ đi học đều hơn, tỉ lệ chuyên cần đạt 93% trở lên và ít gặp khó khăn 
khi đến lớp, trẻ có kỹ năng trực nhật, giúp cô kê bàn ăn, xếp khay ăn, chia thìa, 
kê ghế, phơi khăn. 
Từ đó phụ huynh đã có thói quen liên kết phối hợp chặt chẽ với cô giáo 
trong việc dạy trẻ các kỹ năng sống, trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức 
thông qua bảng thông tin dành cho cha mẹ, bảng đánh giá trẻ ở lớp; số lượng 
phụ huynh học sinh tham gia đông hơn. Cha mẹ cảm thấy vui vì biết con mình 
đã có được những kỹ nằng sống nhờ cô giáo, kết hợp cùng gia đình thì trẻ mới 
có được những kỹ năng tốt như vậy. 
 19/20 
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
I. Kết luận: 
 Trẻ em được giáo dục kỹ năng sống tốt thì khả năng thích nghi và thành 
công trong cuộc sống sẽ dễ dàng hơn. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một việc 
làm hết sức quan trọng và cần thiết. Điều đó giúp cho trẻ tự tin, chủ động xử lý 
linh hoạt các tình huống trong cuộc sống. 
 Thực tế, kỹ năng sống của trẻ lứa tuổi mầm non chỉ đơn giản là giao tiếp 
tốt, biết vui chơi với bạn, biết xin lỗi hoặc cảm ơn đúng lúc, để thích nghi với 
môi trường khác nhau.Một đứa trẻ chờ đến lượt chơi sẽ là người biết kiên 
nhẫn, một đứa trẻ được tập thích nghi với đám đông sẽ trở thành người biết tự 
chủ và tự tin sau này. Đó chính là những lợi ích về lâu dài để các bậc phụ huynh 
ngày nay quan tâm nhiều hơn đến việc trang bị kỹ năng sống cho con ngay từ 
tuổi mầm non. Chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non chính là 
cơ sở giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ là nền 
tảng cho quá trình học tập suốt đời của trẻ. Đồng thời, khuyến khích trẻ khi tham 
gia vào trò chơi, cần biết cải tiến, sáng tạo các cách chơi và cố gắng đạt mục 
đích, đây chính là những kỹ năng cơ bản để sống và làm việc sau này. Thường 
xuyên chỉ ra cái mới mà người lớn cũng tìm tòi một cách hăng hái bằng nhiều 
cách, hãy trao đổi với trẻ về những thông tin mà cô giáo, cha mẹ mới tìm thấy 
cho trẻ thấy rằng học lúc nào cũng vừa vui, vừa thử thách. 
 Bên cạnh những lời nói khích lệ, nêu gương, khuyến khích những hành vi, 
lời nói tốt của trẻ. Các bậc làm cha mẹ, cô giáo, những người lớn cần nhẹ nhàng, 
khéo léo khi giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, không nên hạ thấp khả năng của trẻ, 
không dọa nạt hay bắt trẻ phải làm những việc quá sức của trẻ. Người lớn cần sử 
dụng lời nói rõ ràng, câu hỏi gợi mở phối hợp cùng các cử chỉ, điệu bộ phù hợp 
nhằm khuyến khích trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh, bộc lộ, chia sẻ 
những cảm xúc với người khác bằng lời nói và hành động cụ thể. 
Đây là một trong những kỹ năng hết sức quan trọng để khi lớn lên trẻ có 
đủ tự tin, bản lĩnh trong cuộc sống. Nhằm giúp trẻ hình thành tính tự lập và khả 
năng biết tự chăm lo cho mình, không bị phụ thuộc vào bố mẹ, ngay từ nhỏ 
chúng ta cần để trẻ làm tất cả mọi thứ mà chúng có thể, đừng vì quá thương con 
mà nuông chiều chúng nhé. Vì thế cần có phương pháp dạy con phù hợp với độ 
tuổi và nhận thức của trẻ để trẻ có thể tiếp thu và học cách sống tự lập tốt hơn. 
2. Khả năng áp dụng và phát triển của đề tài: 
Những biện pháp này không chỉ áp dụng riêng cho lớp mẫu giáo nhỡ mà 
còn có thể áp dụng cho các lứa tuổi khác ở các trường mầm non khác nhau. Tuy 
nhiên, ở mỗi lứa tuổi thì giáo viên cần linh hoạt lựa chọn nội dung cho phù hợp 
với nhận thức của trẻ lớp mình. Tôi tin rằng, với các hình thức tổ chức phong 
phú và đa dạng như vậy, trẻ sẽ thật sự hứng thú và tiếp thu nhanh hơn. Giáo kỹ 
năng sống ở trường mầm non góp phần hình thành các các kỹ năng tự lâp, tự bảo 
vệ cho trẻ, trang bị cho trẻ những kỹ năng cụ thể nhằm giúp trẻ tự tin hơn mạnh 
dạn hơn và biết cách tự bảo vệ bản thân. 
 20/20 
Từ những biện pháp nêu trên tôi đã thực hiện với trẻ lớp tôi trong năm 
học này, đến nay tôi nhận thấy kết quả rất khả quan: Trẻ tự tin, mạnh dạn hơn, 
có những hành vi ứng xử văn minh điều đó chứng tỏ việc áp dụng các biện 
pháp của đề tài đã có một hiệu quả nhất định. 
3. Bài học kinh nghiệm 
 Để nâng cao chất lượng giáo dục KNS cho trẻ mầm non giáo viên cần 
phải có những biện pháp dạy giáo dục cho trẻ hiệu quả nhất để giúp trẻ nhận 
thức tốt hơn. Trong qua trình ngiên cứu và thực hiện đề tài, tôi tự rút ra bài học 
kinh nghiệm cho mình như sau: 
- Giáo viên phải hiểu được tâm lý và đặc điểm của trẻ theo lứa tuổi để đưa ra 
những nội dung, phương pháp, biện pháp phù hợp. 
- Giáo viên sử dụng hợp lý các phương pháp, biện pháp để làm tăng hứng thú 
học tập của trẻ đặc biệt là phương pháp trò chơi, dựng tình huống qua việc đóng 
kịch làm cho việc học của trẻ trở lên thoải mái nhẹ nhàng hơn. 
- Thường xuyên đổi mới, nội dung, hình thức, biện pháp dạy trẻ. Đưa nội dung 
tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em vào các hoạt 
động chính của trẻ cũng như dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. 
- Giáo viên luôn sáng tạo và đổi mới hình thức dạy học để học sinh tiếp thu một 
cách nhanh nhất. 
- Xây dựng nhiều tình huống giả định để trẻ thực hành các kỹ năng đã học. 
Thường xuyên nhắc lại để trẻ ghi nhớ. 
- Tăng cường tuyên truyền kiến thức, kỹ năng thực hành cuộc sống, bảo vệ trẻ 
em, đặc biệt về phòng ngừa xâm hại tình dục với những người trực tiếp chăm 
sóc trẻ em. 
- Làm tốt công tác tuyên truyền tới phụ huynh để có sự đồng thuận, thống nhất 
giữa gia đình và nhà trường trong việc dạy trẻ kỹ năng sống cho trẻ mầm non. 
4. Khuyến nghị, đề xuất. 
Phòng giáo dục và đào tạo Huyện mở các lớp tập huấn tổ chức chuyên đề 
về dạy trẻ kỹ năng sống. 
Về phía nhà trường cần xây dựng những bộ tài liệu, sách, báo, ảnh về giáo 
dục kỹ năng sống cho trẻ để phục vụ công tác tuyên truyền và giảng dạy cho 
giáo viên. 
Tổ chức các tiết kiến tập về giáo dục kỹ năng sống nhằm nâng cao kiến 
thức về bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường. 
Trên đây là một số biện pháp hình thành kỹ năng sống cho trẻ mầm non 
mà tôi đã nghiên cứu trong quá trình học tập và làm việc của bản thân tôi. 
Tuy cũng là một số kinh nghiệm nhỏ mà tôi áp dụng tương đối có hiệu 
quả, song cũng không tránh khỏi những bỡ ngỡ và tồn tại. Kính mong Phòng 
giáo dục đào tạo Huyện Gia Lâm, Hội đồng xét duyệt nhà trường và các chị em 
đồng nghiệp đóng góp ý kiến để đề tài nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn. 
Tôi xin chân thành cảm ơn. 
 Ninh Hiệp, ngày 10 tháng 3 năm 2021 
 21/20 
IV.HÌNH ẢNH MINH HOẠ 
Hình ảnh minh hoạ số 1: Trẻ thực hành kỹ năng tự phục vụ. 
Hình ảnh minh hoạ số 2: Trẻ thực hành kỹ năng gấp cất quần áo. 
 22/20 
Hình ảnh minh hoạ số 3: Giờ học kỹ năng phòng chống XHTD 
 Hình ảnh minh họa 4: Giờ học tạo hình 
 23/20 
Hình ảnh minh hoạ số 5: Cô trò truyện cùng trẻ 
Hình ảnh minh hoạ số 6: Trẻ trải nghiệm tham quan ao cá 
 24/20 
Hình ảnh minh hoạ số 7: Trẻ chơi với nước và những viên keọ màu. 
Hình ảnh minh hoạ số 8: Trẻ xếp hàng đi tham quan trải nghiệm thực tế 
 25/20 
Hình ảnh minh hoạ số 9: Hoạt động âm nhạc 
Hình ảnh minh hoạ số 10: Đón trẻ buổi sáng 
 26/20 
Hình ảnh minh hoạ số 11: Quan sát chiếc bóng ở đâu 
Hình ảnh minh hoạ số 12: Cô và trẻ cùng vệ sinh khu vận động 

File đính kèm:

  • pdfbao_cao_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song_cho_tre_4_5_tuoi.pdf