Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi vào lớp 1 ở trường mầm non
Như chúng ta đã biết, với trẻ mầm non hoạt động vui chơi là chủ đạo, học mang tính chất “Học mà chơi, chơi mà học”,trẻ rất hiếu động tò mò, ham muốn học hỏi, tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh mình, trẻ thực sự học trong khi chơi để lĩnh hội các khái niệm ban đầu hoặc các tri thức tiền khoa học. Đặc biệt, với trẻ mẫu giáo lớn các yếu tố của hoạt động học tập đã xuất hiện nhưng mới ở dạng sơ khai. Trong mỗi một giai đoạn phát triển, ở mỗi một lứa tuổi trẻ đều mang những đặc điểm đặc trưng, sự phát triển của trẻ trong một giai đoạn nhất định vừa là kết quả của giai đoạn trước đó vừa là tiền đề cho bước phát triển của giai đoạn tiếp theo. Vào lớp 1 là một bước ngoặt khá lớn trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ, đang từ cuộc sống khá thoải mái về mặt thời gian cũng như tinh thần, bé phải chuyển qua một môi trường đòi hỏi trẻ “Làm việc” một cách thực sự, phải tập trung chú ý trong cả một tiết học dài đó là một việc không hề đơn giản với trẻ.
Chính vì thế việc chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 là quá trình lâu dài, quá trình này bắt đầu xuất hiện từ những tháng ngày tuổi nhà trẻ cho đến khi đủ điều kiện vào lớp 1 và chỉ có ở trường mầm non mới thực hiện được điều này, mới giúp trẻ làm quen với các hoạt động học tập, thể lực, lao động, mối quan hệ xã hội. Trong quá trình đó giáo viên mầm non giữ vai trò chủ đạo, là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển mọi hoạt động có mục đích học tập, giúp trẻ phát triển thể lực, nhận thức, ngôn ngữ , tư duy, thẩm mỹ, kỹ năng, giao tiếp, từng bước giúp trẻ nhận thức và hòa nhập dần với cách sinh hoạt và phương pháp dạy học của giáo viên lớp 1 nhằm giúp trẻ không bị bỡ ngỡ, lo lắng, sợ sệt và trẻ sẽ tiếp thu kiến thức ở trường Tiểu học một cách tốt nhất. Để thực hiện được điều đó, nhà trường và gia đình cùng phối hợp để chăm sóc và giáo dục trẻ một cách tốt nhất. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh và một số giáo viên đã sai lầm cho rằng chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là dạy cho trẻ biết đọc, biết viết, biết làm toán làm ảnh hưởng đến tâm lý và kết quả học tập của trẻ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi vào lớp 1 ở trường mầm non
i kim chỉ vào ô có mấy chấm tròn thì chọn ngay nhóm đối tượng có số lượng bằng số chấm tròn xếp vào ô cờ của mình, nếu khi quay mà kim chỉ vào ô trống thì người đó mất lượt. Bạn nào bày được hết quân cờ trước thì bạn đó thắng. (Hình ảnh10: Bé chơi trò chơi trong giờ học toán) b. Hoạt động làm quen chữ cái: Đây là một hoạt động không thể thiếu để chuẩn bị cho trẻ có kiến thức, tự tin vào lớp 1. Với hoạt động này, trẻ được làm quen 29 chữ cái, trẻ được phát âm, đọc từ và tìm các chữ cái có trong từ có nghĩa. Để giúp trẻ hứng thú, học tốt hoạt động làm quen chữ cái cô giáo cần phải sáng tạo hình thức lên lớp, kết hợp làm bài giảng powerpoint, sáng tạo trong các trò chơi trong các tiết làm quen chữ cái và tiết ôn chữ cái tạo cho trẻ cảm giác thích thú, năng động, tích cực trong tiết học, phát triển tư duy, ngôn ngữ, tình cảm, trẻ mạnh dạn tham gia phát biểu, trẻ phát âm chính xác, nhớ các chữ cái, tìm và đọc chuẩn các chữ cái có trong từ, tên góc chơi, tên các đồ dùng và đó cũng là yêu cầu đầu tiên để trẻ tự tin bước vào lớp 1. - Ví dụ: Trong tiết làm quen chữ cái “ i, t, c” cô giáosử dụng các phần mềm đã học Power point để làm giáo án điện tử phục vụ cho giảng dạy,thiết kế bài giảng powerpoint với các slide theo trình tự cho trẻ làm quen từng chữ cái, trẻ tích cực tham gia vào giờ học và chăm chú quan sát trên màn hình, trẻ phải dùng ngôn ngữ và diễn đạt để trả lời câu hỏi của cô như: con có nhận xét gì về đặc điểm của chữ i, lúc này yêu cầu trẻ phải tư duy và dùng khả năng ghi nhớ có chủ định để trả lời cô. Sau khi cho trẻ làm quen chữ cái i, để củng cố kiến thức cho trẻ sang phần trò chơicô yêu cầu trẻ tìm những chú vịt có chữ i lại gần với vịt mẹ, trẻ được lêndùng chuột, nhấn chuột kết hợp vận dụng kiến thức của mình để tìm các chú vịt có chứa chữ i, đếm và chọn thẻ số tương ứng. - Ngoài làm quen chữ cái còn có tiết ôn các chữ cái có tác dụng giúp trẻ ôn luyện, củng cố, ghi nhớ các kiến thức đã học. Khi trẻ được củng cố kiến thức thông qua các trò chơi trẻ vừa hứng thú chơi vừa học bài một cách nhẹ nhàng, nên tôi đã sáng tạo một số trò chơi để có thể dùng trong các tiết làm quen chữ cái, ôn chữ cái hay các tiết khác ở từng chủ đề khác nhau. (Hình ảnh 11: Trẻ làm quen chữ cái) c. Hoạt động làm quen văn học: Là hoạt động có một vai trò không thể thiếu để cung cấp cho trẻ những kiến thức và kỹ năng, giúp phát triển ngôn ngữ, tình cảm xã hội, làm phong phú vốn từ, phát triển tính chú ý, ghi nhớ có chủ định để trẻ sẵn sàng bước vào trường tiểu học. Đặc biệt, hoạt động này giúp trẻ nắm được cách đọc sách, truyện đúng cách. Hình thành kỹ năng tiền biết đọc cho trẻ. Dựa vào tình hình của lớp, đặc điểm của từng truyện, từng chủ đề và từng loại tiết cô có thể kể truyện cho trẻ nghe, cho trẻ kể lại truyện, hay kể truyện sáng tạo, đóng kịch, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, tư duy logic, sự tự tin, giáo dục trẻ có cảm xúc và biết thể hiện suy nghĩ, hành động của mình theo cái thiện đó là điều đặc biệt ở môn - VÝ dô: Ở chủ đề “Phương tiện giao thông”tôi làm đồ dùng cho tiết học như tranh truyện, phim họat hình, sa bàn, rối tay, rối bóng, để thu hút sự tập trung và tích cực phát biểu xây dựng bài của trẻ, kết hợp với phương pháp đàm thoại trẻ được hoạt động tích cực trong giờ học. Tận dụng các nguyên vật liệu, phế liệu để làm mô hình sa bàn, minh họa truyện “ Xe Lu và xe Ca”,ô tô từ vỏ hộp sữa, hộp bánh, cột đèn giao thông từ lõi giấy vệ sinh và thìa sữa chua, hoa từ chai lavi và giấy kẹo nhằm giúp trẻ vô cùng hứng thú. - Tôi sử dụng bìa cát tông tạo hình thành khung sau đó trang trí nhân vật, khung rối để tạo hứng thú cho trẻ trong tiết văn học. - Ở góc văn học tôi trang trí hình ảnh đẹp mắt, làm nhiều đồ dùng , đồ chơi để trẻ vào hoạt độngnên trẻ rất thích thú. (Hình ảnh 12: Bé chơi ở góc thơ truyện) d. Hoạt động giáo dục âm nhạc:Âm nhạc là món ăn tinh thần với những ngôn ngữ riêng đó là giai điệu, âm sắc, cường độ, nhịp độ, tiết tấu giúp trẻ hồn nhiên, vui tươi, nhí nhảnh, đáng yêu, đôi lúc lại nhẹ nhàng, da diết cho trẻ khám phá bao điều bí ẩn bởi thế giới xung quanh. Hoạt động âm nhạc không những phát triển ngôn ngữ, tình cảm, mà còn phát triển trí tuệ cho trẻ, trẻ phải tập phân tích, so sánh, phán đoán tên bài hát khi nghe giai điệu bài hát đó, đoán tên dụng cụ khi nghe âm thanh của nó. Để tạo cho trẻ có cảm giác tự tin, mạnh dạn thể hiện cảm xúc, trẻ hào hứng tham gia biểu diễn các bài hát, bài múa, vận động cô giáo cần linh hoạt thay đổi nhiều hình thức tổ chức khi lên tiết, chuẩn bị đồ dùng đẹp, mới lạ, sáng tạo phục vụ cho tiết dạy. - Ví dụ: Với tiết tổng hợp biểu diễn chào mừng ngày 8.3 ngoài các đồ dùng sẵn có của nhà trường tôi đã làm thêm một số đồ dùng ở góc âm nhạc như từ những gáo dừa bỏ di tôi dùng sơn màu vẽ lên những hoa văn và khi sử dụng sản phẩm phát ra những âm thanh rất vui, hay những chiếc phách trẻ được tết nơ xinh xắn, những chiếc đàn làm từ những tấm nhựa kết hợp đề can tạo ra những dụng cụ đẹp mắt và trẻ rất thích được sử dụng. - Với loại tiết dạy trẻ vận động theo tiết tấu chậm cô giáo cho trẻ vận động dưới nhiều hình thức theo tiết tấu chậm như dùng các dụng cụ âm nhạc, vỗ cánh tay, chỉ ngón tay, dậm gót chân, lắc đầutôi còn sáng tạo hình thức cho trẻ khiêu vũ và một bạn khác đánh đàn để thay đổi hình thức tổ chức cũng như phát huy khả năng của mình trước đám đông.Ngoài ra, và các tiết học khác cô giáo đều lấy trẻ làm trung tâm, chủ động sáng tạo trong tiết dạy, linh hoạt, tích hợp, thay đổi hình thức tổ chức để lôi cuốn sự hứng thú của trẻ trong giờ học. (Hình ảnh 13: Bé chơi ở góc âm nhạc) * Thông qua các hoạt động chơi: a. Trong hoạt động góc:Hoạt động góc là một quá trình cô giáo tổ chức, hướng dẫn giúp đỡ trẻ tái tạo lại những kiến thức trẻ đã được học, được nhìn thấy, được nghe thấy, trẻ muốn bắt chước, muốn làm người lớn, muốn tham gia vào xã hội người lớn theo cách riêng của trẻ. Khi chơi trẻ được phát huy tính tích cực, được thể hiện cái tôi của mình, trẻ được trao đổi, phát triển khả năng tư duy, trí tưởng tượng, sự sáng tạo, thẩm mỹ, phát triển ngôn ngữ, tình cảm qua việc tự chọn góc chơi, chọn chủ đề cho buổi chơi, chọn bạn chơi, tự thỏa thuận và phân vai chơi trong nhóm. Vì vậy, để tổ chức tốt hoạt động góc cho trẻ tôi xây dựng các góc phù hợp với mục tiêu và yêu cầu giáo dục theo chủ đề, đảm bảo thẩm mỹ, có nhiều góc mở để trẻ được tích cực hoạt động, có nội quy từng góc chơi. Vị trí các góc bố trí hợp lý, thuận tiện cho trẻ hoạt động. Thay đổi vị trí, sắp xếp lại một số góc sau mỗi chủ đề tạo cảm giác mới lạ, kích thích hứng thú của trẻ. - Ví dụ 1: Góc xây dựng cần khoảng rộng nhất, có 3 mặt trống để cho trẻ đến thăm quan, nhận xét công trình xây dựng của các bác xây dựng - Đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu trong các góc đẹp, sáng tạo, thay đổi theo chủ đề, dễ thấy, dễ lấy, kích thích hứng thú của trẻ khi chơi. - Cô bao quát, giúp đỡ trẻ khi cần thiết nhằm giúp trẻ có thêm ý tưởng, kỹ năng, bổ xung kiến thức cần thiết cho vai chơi. - Trong quá trình trẻ chơi cô luôn bao quát trẻ, hướng dẫn, nhắc nhở và điều chỉnh hành vi chơi của trẻ để lần sau trẻ chơi tốt hơn. Thông qua đó giáo dục trẻ có hành vi, thói quen giao tiếp, ứng xử tốt, có một số kỹ năng sống cơ bản để chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào lớp 1. (Hình ảnh 14: Bé chơi ở góc nấu ăn) (Hình ảnh 15: Bé chơi ở góc thiên nhiên) b. Trong hoạt động ngoài trời: - Cô cho trẻ thăm quan trường, lớp, giới thiệu cho trẻ các dãy phòng học, các phòng chức năng, quan sát cây cối, đồ dùng, đồ chơi trong trường. Thông qua đó giáo dục trẻ yêu trường mến lớp, thích được đi học, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi của nhà trường, biết chăm sóc bảo vệ cây cối trong trường và thi đua cùng nhau giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp. - Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động ở ngoài trời giúp cơ thể trẻ phát triển khỏe mạnh. Khi trẻ chơi các đồ chơi ngoài trời cô hướng dẫn, nhắc nhở trẻ chơi đúng cách để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho các bạn. - Ví dụ 1: Cô cho trẻ quan sát , gọi tên, nhận xét vườn rau của bác lao công trong trường.Hướng dẫn trẻ cách chăm sóc để trẻ giúp bác lao công chăm sóc vườn rau như: nhặt cỏ, bắt sâu, tưới rau...Trẻ rất thích thú và phấn khởi cảm thấy mình lớn hơn, làm được việc có ích, được cô giáo khen ngợi. (Hình ảnh 16: Trẻ chơi đồ chơi ngoài trời) (Hình ảnh 17: Bé chơi trò chơi“ Vận chuyển lương thực”) 3.6. Biện pháp 6: Cung cấp kỹ năng giao tiếp cho trẻ a. Trong hoạt động thăm quan dã ngoại. - Môi trường cho trẻ hoạt động tham quan giã ngoại có ý nghĩa rất quan trọng, giúp trẻ phát hiện ra nhiều điều mới lạ, hấp dẫn, các kiến thức kỹ năng của trẻ được củng cố và bổ xung một cách nhẹ nhàng trong trí nhớ của trẻ, giúp trẻ có những trải nghiệm, được tìm tòi, khám phá thực tế, cung cấp kiến thức, cung cấp kỹ năng sống cho trẻ và các mối quan hệ xã hội trẻ được làm quen như các bạn trường khác, các cô giáo, người lớn xung quanh, bước đầu hình thành cho trẻ khả năng tự lập khi sắp vào lớp 1. - Ví dụ: Kết hợp với nhà trường tổ chức cho trẻ đi thăm trang trại Erahouse, Time city trẻ được tham gia vào rất nhiều hoạt động và trò chơi, trẻ đã có những trải nghiệm được làm những nghề mà mình yêu thích, trẻ biết thể hiện vai chơi, biết phân vai chơi trong nhóm, trẻ trao đổi, thỏa thuận, nhường bạn chơi nhằm phát triển ngôn ngữ, tình cảm cho trẻ. Khi trẻ chơi, trẻ biết tên một số trò chơi mới, trẻ biết cách chơi và chơi theo luật đề ra, trẻ hứng thú tham gia chơi hết mình và đạt được kết quả cao. Trò chơi: “Bé làm đầu bếp” trẻ được trải nghiệm cắt rau củ quả, rang cơm; Trẻ được tự tay in tranh “Đông Hồ”; Trẻ được tham gia chơi các trò chơi “Bắt vịt”, “Nhặt trứng gà”, “Tập làm chú bộ đội”) - Cho trẻ làm quen một số đồ dùng học tập của trường Tiểu học . Tham quan trường Tiểu học để trẻ hiểu rõ hơn về môi trường môi trường mới và các hính thức hoạt động , vui chơi ở trường Tiểu học . - Ví dụ : Trong hoạt động ngoài trời : Tôi đã đã xin phép Ban giám hiệu trường Tiểu học cho trẻ được vào tham quan trường , được xem các anh chị học bài , tập thể dục,được xem cái trống trường ..Trẻ được tự mình khám phá , tìm hiểu , trải nghiệm vì vậy trẻ rất thích thú và mong muốn được giống như các anh chị. (Hình ảnh 18: Trẻ tập làm chú lính cứu hỏa ở Timecity) (Hình ảnh 19:Bé chơi trò chơi bắt vịt ở nông trại Erahouse) (Hình ảnh 20: Trẻ tham gia thời trang) (Hình ảnh 21: Bé được trải nghiệm các trò chơi) (Hình ảnh 22: Trẻ được xem các anh chị Tiểu học học tiết thể dục) (Hình ảnh 23: Trẻ được quan sát trống trường) (Hình ảnh 24 :Trẻ xem lớp học , các anh chị học ) b.Thông qua các ngày lễ, ngày hội: - Để dạy trẻ biết cách ứng xử với người xung quanh, lễ phép, kính trọng người lớn, yêu quý bạn bè, biết thể hiện tình cảm của mình với người thân, thông qua các ngày lễ, ngày hội tôi giải thích giúp trẻ hiểu ý nghĩa của ngày hội đó và gợi ý giúp trẻ có ý tưởng làm món quà tặng người thân của mình. _ Trẻ được trải nghiệm các trò chơi, được trải nghiệm thực tế để hiểu và có tình yêu quê hương đất nước , yêu các nét đẹp truyền thống của con người Việt Nam . - Ví dụ : nhà trường tổ chức “Chợ quê” cho trẻ được trải nghiệm . - Trẻ được hòa mình vào niềm tự hào , đam mê , niềm vui chung của đất nước. -Ví dụ: Trẻ được nhà trường tổ chức cổ vũ bóng đá cho đội tuyển U23 diễn ra vừa qua . - Ví dụ: Ngày“ Phụ nữ việt nam 20-10”, “Quốc tế phụ nữ 8 - 3” tôi gợi ý các con muốn làm món quà gì về tặng bà, tặng mẹ... và khi trẻ nêu ý tưởng làm bưu thiếp, vẽ tranh thì cô giáo là người bạn đồng hành cùng giúp đỡ trẻ nếu trẻ còn luống cuống. *Kết quả: 100% trẻ ngoan ngoãn, cư xử đúng mực, chào hỏi lễ phép với mọi người, biết thể hiện tình cảm của mình với mọi người xung quanh. (Hình ảnh 25: Bé gói bánh trưng tại hội chợ quê) (Hình ảnh 26: Bé nặn bánh trôi) 4.Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm 4.1. Đối với bản thân ( giáo viên) - Giáo viên yên tâm tập trung vào công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ khi không còn phụ huynh hỏi cô bao giờ con biết viết, biết đọc. - Buổi chiều không còn các cháu bố mẹ xin đón về sớm để đi học lớp học trước chương trình lớp 1, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên khi tổ chức hoạt động chiều như rèn kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng vệ sinh, làm bài vở TCHT. 4.2. Đối với học sinh: - 98% trẻ nắm được kiến thức theo độ tuổi, nhận biết và phát âm chính xác 29 chữ cái. - Các cháu trong lớp tôi đều khoẻ mạnh, da dẻ hồng hào, vận động nhanh nhẹn, có khả năng đề kháng với các bệnh dịch, trẻ đi học đều, 98% trẻ tăng cân qua các kỳ cân, 98% trẻ không mắc dịch bệnh sởi, thủy đậu. - 95,5% trẻ thông minh, nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin, tích cực tham gia vào các hoạt động nhằm phát triển khả năng tư duy, ghi nhớ có chủ định, phát huy khả năng sáng tạo cho trẻ. Ngôn ngữ của trẻ phát triển rõ ràng mạch lạc, trẻ biết diễn đạt thể hiện ý kiến và giải thích cho người khác hiểu. - 100% trẻ biết nghe lời cô giáo, vâng lời, lễ phép với người lớn, biết quan tâm, nhường nhịn, giúp đỡ bạn. - 98% trẻ xếp loại “Đạt” qua bảng theo dõi, đánh giá sự phát triển của Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi cuối năm học. - 100% trẻ yêu mến các cô và mong muốn được học lớp 1. 4.3. Đối với phụ huynh: - Sau một thời gian thực hiện một số biện pháp trên tôi tiến hành lấy ý kiến của các bậc phụ huynh với câu hỏi như ở lần 1 và thu được kết quả như sau: - Qua cách tuyền truyền tư vấn, sự trao đổi hàng ngày cũng như vào các buổi họp phụ huynh đã giúp cho phụ huynh nhận thức được ý nghĩa của việc chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ vào lớp một là cấp bách và cần thiết với trẻ 5 tuổi. Bản thân các bậc phụ huynh đã hiểu rõ và không còn nôn nóng cho con đi học trước chương trình lớp 1 khi đang ở trường mầm non. *Kết quả đánh giá trẻ sau một năm áp dụng các biện pháp được thể hiện qua bảng sau: Nội dung Trẻ có thể lực và tâm lý tốt Trẻ nắm được kiến thức theo độ tuổi Trẻ có kỹ năng giao tiếp với mội người Trẻ mong muốn được học lớp 1 Đầu năm Tổng số trẻ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Tỷ lệ % 24 27 23 28 19 32 20 31 47,0% 53,0% 45,0% 55,0% 37,0% 63,0% 39,0% 61,0% Cuối năm Tổng số trẻ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Tỷ lệ % 50 1 50 1 49 2 51 0 98,0% 2,0% 98,0% 2,0% 95,5% 4,5% 100 % 0% III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 1. Kết luận: - Việc chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1 vô cùng cần thiết và quan trong ở mọi thời đại đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, việc làm này được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hoạt động, từ đơn giản đến phức tạp để giúp trẻ lĩnh hội và tiếp thu kiến thức, kỹ năng cơ bản phù hợp với độ tuổi, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, có kỹ năng giao tiếp đặc biệt trẻ háo hức được vào lớp một. - Trên đây là một vài sáng kiến nhỏ của tôi nhằm góp phần nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo. Kính mong hội đồng nhà trường xét duyệt, góp ý để đề tài nghiên cứu của tôi đạt kết quả cao hơn nữa. 2. Bài học kinh nghiệm. Từ những kết quả trên tôi đã rút ra được kinh nghiệm cho bản thân như sau: - Để việc chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp 1 giáo viên phải nắm chắc đặc điểm tâm lý của lứa tuổi, cần tổ chức tốt chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ, lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tính tích cực của trẻ. Tạo điều kiện và khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động. - Giáo viên phải bám sát kế hoạch của lớp, trường từ đầu năm và thực hiện đúng các chỉ số của Bộ chuẩn trẻ 5 tuổi giúp trẻ khỏe manh, nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin, có kiến thức và kỹ năng cần thiết để bước vào lớp1. - Thường xuyên học tập để nâng cao trình độ, chuyên môn. Luôn tìm tòi, nghiên cứu để tạo ra cái mới học hỏi đồng nghiệp rút ra kinh nghiệm cho bản thân. - Để bắt nhịp với thời đại và những đổi mới trong giáo dục là ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, giáo viên cũng cần tìm tòi những nội dung và những thông tin cần thiết để thay đổi hình thức, gây hứng thú cho trẻ nhằm phát huy tính tích cực cho trẻ trong các tiết học. - Thay đổi không khí lớp học, sáng tạo nhiều trò chơi mới, làm đồ dùng trực quan đẹp, hấp dẫn phù hợp với trẻ. - Phối hợp với phụ huynh để thống nhất cùng quan điểm giáo dục trẻ. 3. Khuyến nghị: - Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên tham gia nhiều buổi chuyên đề và kiến tập cấp Quận, cấp trường. - Giáo viên luôn học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ chăm sóc giáo dục trẻ. - Phụ huynh luôn quan tâm ủng hộ nhiệt tình hơn nữa mọi phong trào và hoạt động của nhà trường. Tôi xin chân thành cảm ơn! IV: PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT TRẺ 5-6 TUỔI CHUẨN BỊ TÂM THẾ VÀO LỚP 1 (ĐẦU NĂM) Lớp:.................................................................................................................. Họ và tên trẻ:......................................................................................................... Giáo viên hãy đánh dấu X vào ô tương ứng Nội dung khảo sát Đầu năm Đạt Chưa đạt Trẻ có thể lực và tâm lý tốt Trẻ nắm được kiến thức theo độ tuổi Trẻ có kỹ năng giao tiếp với mội người Trẻ mong muốn được học lớp 1 PHIẾU KHẢO SÁT TRẺ 5-6 TUỔI CHUẨN BỊ TÂM THẾ VÀO LỚP 1 (CUỐI NĂM) Lớp:.................................................................................................................. Họ và tên trẻ:......................................................................................................... Giáo viên hãy đánh dấu X vào ô tương ứng Nội dung khảo sát Đầu năm Cuối năm Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt Trẻ có thể lực và tâm lý tốt Trẻ nắm được kiến thức theo độ tuổi Trẻ có kỹ năng giao tiếp với mội người Trẻ mong muốn được học lớp 1 I. ẢNH MINH HỌA 2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch nội dung phối hợp với phụ huynh học sinh. Hình ảnh 1: Họp phụ huynh 4. Biện pháp 4: Chuẩn bị tốt về mặt thể lực và tâm lý. Hình ảnh 2: Giờ ăn của bé Hình ảnh 3: Giờ ngủ của bé Hình ảnh 4: Kết hợp trạm y tế khám sức khỏe định kỳ cho các bé Hình ảnh 5: Thực đơn của bé Hình ảnh 6: Bé tập thể dục sáng Hình ảnh 7: Bé chơi chuyền bóng Hình ảnh 8: Giờ học làm quen với đồ dùng học tập Hình ảnh 9: Bé bế cơm về bàn 5. Biện pháp 5: Cung cấp đầy đủ kiến thức cho trẻ. Hình ảnh 10: Bé chơi trò chơi trong giờ học toán Hình ảnh 11: Trẻ làm quen chữ cái (Hình ảnh 12: Bé chơi ở góc thơ truyện) (Hình ảnh 13: Bé chơi ở góc âm nhạc Hình ảnh 14: Bé chơi ở góc nấu ăn Hình ảnh 15: Bé chơi ở góc thiên nhiên Hình ảnh 16: Trẻ chơi đồ chơi ngoài trời Hình ảnh 17:Bé chơi trò chơi “Vận chuyển lương thực” Biện pháp 6: Cung cấp kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Hình ảnh 18: Trẻ tập làm chú Hình ảnh 19: Bé chơi trò chơi lính cứu hỏa ở Timecity bắt vịt ở Erahouse Hình ảnh 20: Trẻ tham gia thời trang Hình ảnh 21: Bé được trải nghiệm các trò chơi Hình ảnh 22: Trẻ được xem các anh chị Tiểu học học tiết thể dục Hình ảnh 23: Trẻ được quan sát Hình ảnh 24 :Trẻ xem lớp học, trống trường các anh chị học Hình ảnh 25: Bé gói bánh trưng tại hội chợ quê Hình ảnh 26: Bé nặn bánh trôi PHẦN III. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi. 2. Chương trình giáo dục mầm non hướng dẫn và thực hiện 3. Tạp chí Gia đình. 4. Tạp chí giáo dục mầm non. 5. Giáo trình văn học trẻ em 6. Thông qua đồng nghiệp 7. Tham khảo trên mạng 8. Báo giáo dục 9. Đặc điểm tâm sinh lý trẻ. Lời Cảm ơn Để hoàn thành bản sáng kiến kinh nghiệm này, tôi luôn nhận được sự hướng dẫn giúp đỡ của các đồng chí trong Ban giám hiệu, sự hợp tác của các bạn đồng nghiệp trong việc thu thập tư liệu, dẫn chứng, các thông tin khảo sát. Mặc dù bản thân luôn tâm huyết, nỗ lực tuy nhiên bản sáng kiến này không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ đạo, giúp đỡ từ các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để tôi rút ra được bài học kinh nghiệm bổ ích và có thể áp dụng bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi một cách thiết thực nhất trong nhà trường cũng như có thể chia sẻ kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp để cùng thực hiện tốt nhiệm vụ của bậc học là chăm sóc giáo dục trẻ mầm non phát triển toàn diện về mọi mặt.
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_chuan_bi_tam_the_cho_tre.doc