Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé
Có ai đó đã nói “ gieo hành vi, gặt thói quen” ở lứa tuổi mầm non hành vi và nhận thức của trẻ giống như tờ giấy trắng. Khi gieo lên đó những mầm nhân cách nào thì nó sẽ hình thành thói quen đó cho trẻ sau này, muốn trẻ hình thành được thói quen tích cực cần phải thông qua trải nghiệm và thích nghi. Nếu cha mẹ bao bọc, không cho phép chúng có môi trường trải nghiệm thì làm sao trẻ có thể hình thành được thói quen tích cực cho bản thân. Ngày nay, cuộc sống no đủ hơn, cha mẹ tấp nập lo công việc, kiếm thật nhiều tiền để lo cho con cuộc sống đầy đủ, thuê giúp việc chăm sóc cho con cơm đưa tận miệng, quần áo có người mặc hộ, giày dép có người có người xỏ, quàn áo có người giặt, ngã thì có người nựng, nâng. Lớn hơn một chút đi học có người đưa đi, học bài thì có sách giải mà không cần suy nghĩ, đi học thì cô giáo đọc cho chép về học thuộc, bị bắt nạt thì chỉ biết khóc hoặc mách cô giáo mà không biết cách tự giải quyết, cả ngày chỉ biết lao vào học, điện tử, máy tính, ipad.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé
nào tùy tiện vứt rác lung tung cho đến khi cô đi thu rác. Để tránh lạc trẻ trong chuyến tham quan, tôi đánh máy cho mỗi trẻ một biển tên gài trước ngực. Tôi hướng dẫn trẻ từng thông tin được đánh trên đó và cách sử dụng biển tên trong trường hợp cần thiết. Nhờ đó tôi đã cung cấp thêm cho trẻ kỹ năng bảo vệ an toàn cá nhân thông qua chuyến tham quan này. Bé đi tham quan trang trại “ Vạn An” Bên cạnh đó, tôi còn tổ chức hoạt động cho trẻ giao lưu giữa các tổ trong lớp hoặc giữa các lớp trong khối 2 lần/ tháng. Trong buổi giao lưu, trẻ được làm quen với nhau, được thể hiện bản thân mình, được trò chuyện, cùng nhau tìm hiểu, khám phá về một chủ đề đang học giúp kiến thức của trẻ được mở rộng và củng cố thêm. Trẻ biết mở rộng mối quan hệ ra ngoài lớp học từ đó mà trẻ mạnh dạn, tự tin hơn. Trẻ biết hợp tác cùng nhau bàn bạc, thảo luận để cùng giới thiệu về đội mình, tổ mình, lớp mình, khối mình cho các bạn đội khác, tổ khác, lớp khác, khối khác. Trẻ giao lưu vận động với lớp số 8 Hoặc khi tổ chức cho trẻ hoạt động lao động, tôi để trẻ chủ động nhận công việc của mình, tự thỏa thuận, phân công công việc trong nhóm, tự bàn bạc tìm cách giải quyết công việc của nhóm mình. Qua đó tôi có thể giúp trẻ hình thành sự tự tin, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống khi xảy ra vấn đề cần giải quyết Khi cho trẻ chơi tự do trong hoạt động ngoài trời, tôi vừa quan sát trẻ chơi, vừa hướng dẫn trẻ cách chơi an toàn như: Cách leo lên xuống thang, cách nắm thành cầu trượt để trượt cho an toàn, cách cầm chắc xích đu khi chơi, khi có bạn đang chơi xích đu thì không được đứng gần phía trước vì sẽ rất nguy hiểm, hướng dẫn trẻ cách kiên trì chờ đến lượt mình chơi, tuyệt đối không xô đẩy, tranh giành đồ chơi, chỗ chơi với bạn. Trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời 3.3. Sử dụng các tình huống có vấn đề Một trong những kỹ năng cần hình thành cho trẻ, đó là giúp các bé có khả năng xử lý tình huống có vấn đề. Con đường cho trẻ đi tham quan là một “con đường màu mỡ” về các tình huống thực tế xảy ra trong cuộc sống cần con người giải quyết. Đó là nơi trẻ được cọ xát với rất nhiều tình huống thực tế giúp trẻ bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống rất hiệu quả. Ví dụ: Trên đường đi trẻ gặp một chú vứt rác ra đường. Trẻ nhắc chú đó nhặt rác khiến chú cảm thấy ngượng và xấu hổ về hành vi không đẹp của mình. Hay có hôm trẻ thấy một em bé vừa đi vừa khóc. Trẻ lớp tôi đã dừng lại hỏi và được biết bé bị lạc mẹ. Tôi hỏi trẻ: “Theo các con cô cháu mình cần phải làm gì bây giờ?” để kích thích trẻ suy nghĩ và đưa ra các cách giải quyết. Sau đó tôi hỏi những người xung quanh đó xem có ai biết mẹ em bé không. Tôi cố ý hỏi to một chút để trẻ biết cách tôi giải quyết vấn đề như thế nào. Tôi nhờ một anh đi xe máy đưa bé lên ban quản lý khu tập thể để nhờ các bác trong Ban quản lý bắc loa thông báo tìm mẹ của bé. Và thay vì đến thăm cửa hàng bán quần áo của cô Hà tôi quyết định dẫn trẻ đến nhà văn hóa khu tập thể cơ yếu nơi có phòng truyền thông của Ban quản lý khu tập thể. Trẻ lớp tôi tỏ ra rất lo lắng cho em bé bị lạc mẹ nên đã hưởng ứng ngay quyết định của tôi. Nhờ giải pháp tôi đưa ra mà không đầy 15 phút sau em bé đã tìm được mẹ. Trẻ lớp tôi vô cùng mừng rỡ như thể chính các em tìm thấy mẹ của mình. Qua tình huống này trẻ học được sự yêu thương, quan tâm tới người khác, trẻ học được kỹ năng hợp tác, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giao tiếp và đặc biệt là sự tự tin khi đưa ra quyết định. Ngoài ra, tôi còn thiết kế một số tình huống để tập cho trẻ tự giải quyết vấn đề. Những tình huống này được sử dụng xuyên suốt trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Ví dụ1:- Trong chủ đề “Thế giới động vật” khi cho trẻ quan sát con kiến xong tôi tạo tình huống cô Huyền bị ong đốt. Tôi cuống quýt hỏi trẻ cần xử lý tình huống này như thế nào? Tôi cho các trẻ nêu ý kiến và cùng thảo luận để đưa ra giải pháp tốt nhất. Cuối cùng trẻ cũng đi đến một quyết định đó là gọi cô Nhinh y tế để giúp cô Huyền. Điều đó chứng tỏ trẻ đã biết cách mạnh dạn đưa ra ý kiến, cùng hợp tác với nhau để lựa chọn ra hướng giải quyết tốt nhất, biết tìm đúng người cho đúng đối tượng cần giúp đỡ. Ví dụ 2: Trong một ca hoạt động của lớp tôi có 30 trẻ. Với buổi hoạt động lao động gồm các nội dung lau lá cây, tưới cây, nhặt lá rụng tôi dự kiến mỗi nội dung hoạt động có 10 trẻ một nhóm. Tôi chuẩn bị cho trẻ 10 khăn lau, 10 bình tưới, 10 giỏ. Tôi cho trẻ tự nhận công việc của mình. Điều đó có thể dẫn đến tình huống có nhóm nhiều hơn 10 trẻ và không đủ dụng cụ để lao động. Khi xảy ra tình huống đó tôi thấy các nhóm trẻ đã bàn bạc, thỏa thuận và đưa ra các cách giải quyết khác nhau: + Cách 1: Vận động nhau chuyển nhóm cho đủ số dụng cụ lao động + Cách 2: Tìm cô giáo và bày tỏ mong muốn được cô giúp đỡ bằng cách cung cấp thêm dụng cụ lao động + Cách 3: Với nhóm nhặt rác, 2 bạn dùng chung một giỏ. Với nhóm tưới cây, 2 bạn dùng chung 1 bình, một bạn lấy nước, một bạn tưới. Như vậy, qua hoạt động này, tôi thấy trẻ lớp tôi đã “trưởng thành” hơn hẳn. Trẻ độc lập, chủ động giải quyết các tình huống có vấn đề và hơn hết là biết giải quyết cùng nhau, biết bàn luận, mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình, lắng nghe ý kiến của bạn và lựa chọn giải pháp phù hợp. 3.4. Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng thư viện trò chơi vận động nhằm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Biện pháp này giúp tôi tập hợp các trò chơi vận động, tạo nguồn tư liệu phong phú cho giáo viên để sử dụng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Tôi đã sưu tầm các trò chơi vận động, phân loại các trò chơi theo tác dụng của chúng đối với việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Sau đó sử dụng Microsoft Word xây dựng thư viện “Trò chơi vận động và kỹ năng sống” theo từng kỹ năng cụ thể. In ra đĩa VCD – DVD để lưu giữ. Ví dụ: Nội dung “Kỹ năng hợp tác” – Trò chơi: “Bắt cá trong chum” + Cách chơi: Mỗi đội có 2 trẻ. Trẻ trong đội một tay quàng qua vai bạn của đội mình, tay kia khoắng trong chum phối hợp với nhau để cùng bắt được cá. Trong một khoảng thời gian nhất định, đội nào bắt được nhiều cá nhất đội đó giành chiến thắng. Trẻ chơi “Bắt cá trong chum” Trò chơi: Chuyển nước + Cách chơi: Mỗi đội có 2 trẻ chơi, một trẻ đứng múc nước đổ vào chai treo trên xe cút kít trẻ còn dùng xe cút kít trở nước về đổ vào chum. Thời gian chơi là một bản nhạc đội nào chở được nhiều nước thì đội đó giành chiến thắng. Trò chơi: Chuyển nước Nội dung “Sự tự tin” – Trò chơi: “Gánh rau qua cầu” + Cách chơi: Cho trẻ đứng thành hai hàng ngang. Lần lượt từng trẻ gánh quang gánh có đựng rau đi qua ghế thể dục. Ai ngã khỏi cầu, làm rơi rau phải ra ngoài một lần chơi. Trẻ đứng ở 2 hàng cổ vũ cho bạn và đọc đồng dao do cô sáng tác: Gánh rau qua cầu Lon ton, lật đật Bạn trước tôi sau Run rẩy ngã liền Gánh rau cho mau Tự tin, tự tin Tự tin vững bước Nhanh nhanh bạn nhé! Qua hết cây cầu Gánh về, gánh về Chân bước khéo sao Đầy một rổ rau Như trên mặt đất Cả nhà no đủ. Trẻ chơi “Gánh rau qua cầu” 3.5. Sáng tác vè, đồng dao đưa vào trò chơi vận động, kích thích trẻ cải tiến – sáng tạo trong trò chơi nhằm gây hứng thú và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Biện pháp này giúp trẻ hứng thú hơn với trò chơi đồng thời tiếp thu các kỹ năng sống được cô giáo lồng ghép trong lời đồng dao một cách nhẹ nhàng mà sâu sắc. Ví dụ: – Trò chơi “Nghe lời chỉ dẫn”: Kim kỉm kìm kim Tìm Nam tìm Bắc Tôi giấu cái ghim Nghe lời tôi nhắc Tôi giấu cái lá Bạn đang đến gần Tôi giấu hòn đá ( Bạn đi xa rồi) Đố bạn đi tìm Tìm mau tìm mau Tìm Đông tìm Tây Kẻo mà không thấy -> Trẻ học kỹ năng hợp tác – Trò chơi: “Cẩn thận Cáo gian” Sáng ban mai Thỏ áo hường Trời trong mát Cầm điện thoại Vang tiếng hát Bấm số nào? Khắp rừng sâu Biết làm sao? Bầy Thỏ Nâu Ôi chẳng nhớ Đến nhà bạn Đành gõ cửa Nhưng các chú Đủ các nhà Chẳng nhớ nhà Có biết đâu Thỏ bàn nhau Gõ nhà Cáo Hay gọi điện Thỏ mếu máo Hỏi lại bạn Chạy vội vàng Cho rõ đường Ôi Cáo gian Nguy hiểm quá -> Trẻ học kỹ năng giữ an toàn cá nhân – Trò chơi: “Động đất”: Có cái gì rất lạ Rung chuyển dưới chân tôi Mọi thứ đều nghiêng ngả Chòng chành như muốn trôi Ôi đúng rồi động đất Nguy hiểm quá đi thôi Phải làm gì trước nhỉ A! Tớ nhớ ra rồi Chui xuống gầm bàn lớn Chui xuống gầm bàn lớn Hoặc gầm giường là xong Như thế khi nhà sập Vẫn đủ khí thở dùng Nếu không có gầm bàn Tìm cửa, góc phòng đứng Tránh cửa kính đừng đứng Tránh cửa kính đừng đứng Nếu bạn ở ngoài đường Tránh xa tòa nhà nhé Cả đường dây điện nữa Chỗ trống mới an toàn Nhớ những điều cơ bản Ứng phó sẽ ổn thôi -> Trẻ học kỹ năng xử ký tình huống Ngoài ra việc kích thích trẻ cải tiến, sáng tạo trong trò chơi giúp trẻ tự tin vào bản thân, nhận ra giá trị của mình đồng thời phát triển trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác. Với các trò chơi đã tổ chức cho trẻ chơi nhiều lần, tôi gợi ý, khuyến khích trẻ thay đổi tên trò chơi, thay đổi đồ dùng đồ chơi cho phù hợp với chủ đề đang học, hay cùng sáng tác vè, đồng dao với cô. Tôi phân công nhiệm vụ cho từng nhóm trẻ cải tiến và sáng tạo trò chơi. Kết quả là trẻ đã cải tiến được nhiều dạng trò chơi. Tuy chủ yếu trẻ mới dừng lại ở thay tên, thay đồ dùng đồ chơi nhưng quan trọng là khi chơi trẻ có cảm giác vui sướng và tự hào vì đó là trò chơi do mình nghĩ ra. 3.6. Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh Đây là hình thức thường làm nhưng lại đạt hiệu quả rất cao trong các hoạt động. Việc giáo viên tích cực giao lưu với phụ huynh vào giờ đón trả trẻ giúp giáo viên dễ dàng nắm bắt tình hình của trẻ, hiểu được tính cách, hoàn cảnh sống của trẻ từ đó đề ra các biện pháp phù hợp cũng như cách tác động, phối hợp với phụ huynh trong việc rèn luyện trẻ đúng phương pháp. Nhận thức được tầm quan trọng của biện pháp này, tôi thường trao đổi, tuyên truyền phụ huynh hiểu những việc nên và không nên đối với trẻ để giúp trẻ có kỹ năng sống tốt, trẻ có kỹ năng tự bảo vệ bản thân, tự tin trong cuộc sống. Trẻ luôn bắt chước người lớn và cha mẹ trẻ là những người lớn gần gũi trẻ nhất. Vì vậy các bậc làm cha làm mẹ đừng vô tình bỏ qua những cơ hội đơn giản và thuận lợi hàng ngày để hướng dẫn con những thói quen tốt để rồi sau đó lại bắt trẻ mất thời gian học lại những điều này ở một nơi khác với những người xa lạ. Cha mẹ trẻ hãy chú ý giúp trẻ hình thành những kỹ năng sống tốt như kỹ năng giao tiếp xã hội để tự khám phá, đánh giá bản thân mình và người khác. VD: Cha hãy mẹ cho phép trẻ vui chơi bày biện đồ chơi theo theo ý thích của trẻ, đừng bao giờ cấm đoán hay la mắng. Điều quan trọng là hãy để trẻ tự thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong. Cha mẹ có thể cùng con thu dọn nhưng tuyệt đối không bao giờ được làm thay trẻ. Trong các dịp lễ tết cha mẹ nên tạo cơ hội khuyến khích trẻ tham gia dọn dẹp trang hoàng nhà cửa, phụ ông bà lau lá để gói bánh chưng, trang trí cây đào, cây quất, đi chợ tết mua sắm cùng mẹNgoài ra, bố mẹ hãy lựa chọn những chương trình trên truyền hình phù hợp và bổ ích với bé để cả nhà cùng xem, khi xem khuyến khích các bé nói lên suy nghĩ cảm xúc của mình về những điều mà bé vừa được xem. Tôi cũng tuyên truyền với phụ huynh quan sát những biểu hiện của trẻ trong điều kiện và tình huống tự nhiên hàng ngày như quan sát xem trẻ có tự tin và tự nhiên khi giao tiếp với mọi người hay không? Trẻ có thích tham gia dã ngoại hay tham gia các nhóm sinh hoạt không? Trẻ có tự nhiên sáng tạo khi chõi với ðồ chõi không? Trẻ có lễ phép trong cách nói nãng với ngýời lớn hay không? ðể từ ðó có biện pháp rèn luyện và giáo dục trẻ thêm. Nhờ có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên với cha mẹ trẻ mà tôi thấy trẻ lớp tôi rất mạnh dạn, tự tin và hầu hết trẻ có kỹ nãng sống cần thiết theo ðộ tuổi. 4. KẾT QUẢ Sau một năm thực hiện các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi thông qua các hoạt động trong ngày đặc biệt là hoạt động ngoài trời, kết quả tôi đạt được như sau: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát, đánh giá trẻ như sau: STT Kỹ năng sống Đầu năm Cuối năm Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt 1 Sự tự tin SL 31/60 29/60 60/60 0 TL 51,6% 48,3% 100% 0% 2 Kỹ năng hợp tác SL 24/60 36/60 58/60 2/60 TL 40% 60% 96.7% 3.3% 3 Kỹ năng giao tiếp SL 25/60 35/60 58/60 2/60 TL 41.7% 58.3% 96.7% 3.3% 4 Xử lý tình huống SL 21/60 39/60 54/60 6/60 TL 35% 65% 90% 10% 5 Sự tò mò và khả năng sáng tạo SL 21/60 39/60 56/60 4/60 TL 35% 65% 93.3% 6.7% 6 Kỹ năng giữ an toàn cá nhân SL 24/60 36/60 60/60 0 TL 40% 60% 100% 0% * Về phía trẻ: – Trẻ lớp tôi có sự chuyển biến rõ nét về việc hình thành các kỹ năng sống: giao tiếp, hợp tác làm việc theo nhóm, thể hiện tinh thần đồng đội, biết chia sẻ, cư xử với nhau một cách thân thiện, biết giải quyết vấn đề, giải quyết xung đột,Và phát triển những phẩm chất tốt đẹp như: tính kiên trì, tính trung thực, biết nhường nhịn, biết cư xử đẹp khi thắng thua. Trẻ tự tin tham gia vào các hoạt động của trường lớp. Điều này chứng minh rằng việc vui chơi bằng các trò chơi, các hoạt động cho trẻ thực hành trải nghiệm cùng với các phương thức sử dụng đa dạng, linh hoạt đã giúp trẻ tiếp nhận kỹ năng sống một cách hiệu quả. Trẻ đã biết chuyển hóa từ hoạt động thành ý thức, từ ý thức thành kỹ năng. Và những kỹ năng sống đó sẽ phát triển bền vững và theo trẻ đến suốt cuộc đời * Về phía giáo viên: – Sau khi tiến hành những biện pháp trên tôi thấy trẻ đã có kỹ năng sống cần thiết phù hợp với độ tuổi. Trẻ tham gia vào các hoạt động một cách tự tin mạnh dạn giúp cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục của cô giáo đạt kết quả tốt. Giáo viên yên tâm, phấn khởi hơn khi tổ chức các hoạt động trong ngày mà không cần lo lắng e dè mỗi khi có Ban giám hiệu dự giờ tham lớp hay đón đoàn thanh tra kiểm tra hoặc tham gia vào các hoạt động kỷ niệm ngày hội ngày lễ nào đó. * Về phía phụ huynh: – Phụ huynh hưởng ứng, thường xuyên trao đổi và cùng phối kết hợp với giáo viên để cùng rèn kỹ năng sống cho trẻ và rất tin tưởng cô giáo bởi họ tự nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của con mình. – Một số phụ huynh trước đây có sự giáo dục khập khiễng, trống đánh xuôi kèn thổi ngược, không cho con làm những việc mà giáo viên giao cho trẻ thực hiện khi về nhà nay đã nhận thức được vấn đề, họ đã rất nhiệt tình phối hợp và rất yên tâm khi đưa con đến lớp. Với những kết quả khả quan như vậy tôi thấy mình cần phải phát huy hơn nữa, nghiên cứu tài liệu và tích cực hơn nữa trong việc tiếp tục giáo dục và rèn kỹ năng sống cho trẻ để làm tốt nhiệm vụ trồng người của mình. III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Bài học kinh nghiệm Thông qua việc nghiên cứu đề tài cho thấy để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé giáo viên phải xác định được mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc hình thành các kỹ năng sống cho trẻ trong mọi hoạt động. Ngoài lòng yêu nghề mến trẻ, người giáo viên phải có năng lực sư phạm, trình độ chuyên môn, biết vận dụng những lý luận vào thực tế và có lòng kiên trì, kiên nhẫn trong công việc, có sự quan tâm đến đặc điểm của từng cá nhân trẻ. Giáo viên cần phải là người có kỹ năng sống tốt và luôn là tấm gương sáng cho trẻ. Giáo viên cần tích cực trau dồi, học hỏi, tự bồi dưỡng kiến thức qua sách báo, phương tiện thông tin đại chúng, internet, qua bạn bè, đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, làm phong phú vốn sống và vốn hiểu biết của mình về nhiều lĩnh vực. Ý kiến đề xuất – Bộ giáo dục xuất bản các tư liệu về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non, bổ sung các tài liệu giáo trình giảng dạy về kỹ năng sống cho trẻ mầm non đến giáo viên. – Các cấp lãnh đạo tạo điều kiện tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn tích hợp nội dung hình thành kỹ năng sống vào những hoạt động học và chơi hàng ngày của trẻ – Sở giáo dục, Phòng giáo dục, Nhà trường tổ chức các tiết kiến tập theo chuyên đề: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Kết luận Trẻ em được giáo dục kỹ năng sống tốt thì khả năng thích nghi và thành công trong cuộc sống sẽ dễ dàng hơn. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Điều đó giúp cho trẻ tự tin, chủ động xử lý linh hoạt các tình huống trong cuộc sống. Thực tế, kỹ năng sống của trẻ lứa tuổi mầm non chỉ đơn giản là giao tiếp tốt, biết vui chơi với bạn, biết xin lỗi hoặc cảm ơn đúng lúc, dể thích nghi với môi trường khác nhau.Một đứa trẻ chờ đến lượt chơi sẽ là người biết kiên nhẫn, một đứa trẻ được tập thích nghi với đám đông sẽ trở thành người biết tự chủ và tự tin sau này. Đó chính là những lợi ích về lâu dài để các bậc phụ huynh ngày nay quan tâm nhiều hơn đến việc trang bị kỹ năng sống cho con ngay từ tuổi mầm non. Cũng cần nói thêm rằng trẻ nhỏ chỉ có thể tích lũy kỹ năng sống thông qua những trải nghiệm thực tế. Trong mỗi đứa trẻ đều có những tài năng tiềm ẩn. Sự chuẩn bị kỹ càng từ lúc đầu đời chính là chìa khoá thành công cho tương lai mỗi cháu. Chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non chính là cơ sở giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ là nền tảng cho quá trình học tập suốt đời của trẻ. người lớn hãy luôn khuyến khích trẻ mạnh dạn tham gia các hoạt động, tự tin vào bản thân. Đồng thời, khuyến khích trẻ khi tham gia vào trò chơi, cần biết cải tiến, sáng tạo các cách chơi và cố gắng đạt mục đích, đây chính là những kỹ năng cơ bản để sống và làm việc sau này. Thường xuyên chỉ ra cái mới mà người lớn cũng tìm tòi một cách hăng hái bằng nhiều cách, hãy trao đổi với trẻ về những thông tin mà cô giáo, cha mẹ mới tìm thấy cho trẻ thấy rằng học lúc nào cũng vừa vui, vừa thử thách. Bên cạnh những lời nói khích lệ, nêu gương, khuyến khích những hành vi, lời nói tốt của trẻ. Các bậc làm cha mẹ, cô giáo, những người lớn cần nhẹ nhàng, khéo léo khi giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, không nên hạ thấp khả năng của trẻ, không doạ nạt hay bắt trẻ phải làm những việc quá sức của trẻ. Người lớn không nên nuông chiều, bao bọc trẻ thái quá, không nên nhồi nhét lượng kiến thức quá mức so với khả năng tiếp nhận từng lứa tuổi của trẻ. Người lớn cần sử dụng lời nói rõ ràng, câu hỏi gợi mở phối hợp cùng các cử chỉ, điệu bộ phù hợp nhằm khuyến khích trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh, bộc lộ, chia sẻ những cảm xúc với người khác bằng lời nói và hành động cụ thể. Với kết quả đạt được của lớp số 6 trường mầm non nhân Chính đã cho thấy tính khả thi của đề tài, tính hiệu quả của các biện pháp áp dụng nhằm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Trên đây là một số sáng kiến kinh nghiệm tôi đã triển khai thực hiện. Tôi rất mong được lắng nghe ý kiến đóng góp của các cấp lãnh đạo Phòng giáo dục quận Thanh Xuân, Ban giám hiệu trường mầm non Nhân Chính và của các đồng nghiệp về bản sáng kiến này để giúp tôi hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ. Tôi xin chân thành cám ơn! Nhân Chính, ngày 19 tháng 4 năm 2016 XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG THI ĐUA CẤP TRÊN
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song_cho.docx