Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp các tình huống không an toàn
Những việc tưởng chừng đơn giản nhất nhưng nó chính là những kỹ năng giúp trẻ sinh tồn. Nếu chúng ta cho rằng ăn, ngủ, chơi là những việc rất đơn giản nhưng nó cũng cần kỹ năng riêng của nó. Đã bao giờ chúng ta thử nhìn lại xem trẻ mầm non của chúng ta đã làm được những việc gì, công việc tối thiểu nhất là tự phục vụ bản thân liệu chúng đã tự đánh răng, tự mặc quần áo, tự chuẩn bị đồ dùng cho bản thân hay đã có những kỹ năng tự bảo vệ bản thân chưa?
Có ai đó đã nói “ gieo hành vi, gặt thói quen” ở lứa tuổi mầm non hành vi và nhận thức của trẻ giống như tờ giấy trắng. Khi gieo lên đó những mầm nhân cách nào thì nó sẽ hình thành thói quen đó cho trẻ sau này, muốn trẻ hình thành được thói quen tích cực cần phải thông qua trải nghiệm và thích nghi . Nếu chúng ta cứ bao bọc, không cho phép chúng có môi trường trải nghiệm thì làm sao trẻ có thể hình thành được thói quen tích cực cho bản thân. Trên thực tế có rất nhiều trẻ thiếu kỹ năng bảo tự vệ bản thân. Trẻ sống thụ động, không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách tự chăm sóc, tự bảo vệ bản thân trước nguy hiểm, luôn tìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn, hay ỉ lại tất cả các việc lớn, nhỏ cho bố mẹ, cô giáo. Hơn thế nữa ở lứa tuổi mầm non trẻ đang phát triển nhanh và mạnh mẽ cả về thể lực và trí lực cũng như toàn bộ cơ thể. Đó là giai đoạn khám phá, trải nghiệm và hình thành những kỹ năng cần thiết cho cả cuộc đời và luôn có sự mày mò tìm hiểu trong cuộc sống hàng ngày. Trong khi đó trẻ chưa có kinh nghiệm trong việc phòng tránh tai nạn và đảm bảo an toàn cho chính mình dẫn tới trẻ có thể bị mất an toàn bất cứ lúc nào.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp các tình huống không an toàn
là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của trẻ mẫu giáo. Chơi là phương tiện học tập của trẻ, là con đường để tăng trưởng và phát triển. Chơi tạo cơ hội cho trẻ thử nghiệm những hoạt động trẻ mong muốn tìm hiểu về thế giới. Do vậy, đây có thể coi là cách tốt nhất để trẻ có thể hiểu được những tình huống có thể xảy ra trong thế giới muôn màu cũng như cách xử lý thông minh nhất. Trong một giờ hoạt động chung, trẻ không thể nhớ và thực hành được ngay các kỹ năng vì ở lứa tuổi này trẻ rất dễ nhớ nhưng mau quên. Cần cho trẻ làm quen với các kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp các tình huống không an toàn mọi lúc, mọi nơi đặc biệt là hoạt động ở góc. Khi tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề, các trẻ được thỏa thuận các vai chơi quen thuộc với cuộc sống hàng ngày. Trẻ trải nghiệm các vai chơi thông qua sự giao tiếp, ứng xử, khi gặp phải các tình huống mà cô và trẻ đã thỏa thuận đầu giờ chơi hoặc giáo viên tạo tình huống để trẻ đưa ra các phương án xử lí. Ví dụ: Góc bán hàng Cả nhà đi chơi siêu thị, gặp phải tình huống bố mẹ mải chọn mua hàng và em bé bị lạc mất bố mẹ. Một trẻ đóng vai bảo vệ ( hoặc cô giáo) sẽ đưa ra các câu hỏi gợi ý để trẻ suy nghĩ và trả lời + Tại sao con lại đứng đây 1 mình? + Con có nhớ số điện thoại của bố mẹ không? Con hãy đọc số điện thoại để cô( bác...) gọi giúp. (Ảnh minh họa 3) Ví dụ: Góc gia đình Hai chị em đang chơi với búp bê bỗng nghe có tiếng gõ cửa. Bạn đóng vai chị sẽ đi ra và thấy đó là một người lạ chưa gặp bao giờ. Lúc này sẽ nảy sinh tình huống cô em hỏi chị " Ai đấy?" . Cô chị sẽ nói với cô em không biết người này và cả hai sẽ cùng trao đổi làm thế nào khi gặp phải người lạ mình không quen. Từ tình huống này, trẻ sẽ trao đổi thông tin, vốn kinh nghiệm với nhau để giải quyết vấn đề giữ an toàn cho bản thân. 3.1.4. Hoạt động ngày lễ hội - Tôi tổ chức cuộc thi các "cuộc thi" xử lý tình huống không an toàn tại lớp cho trẻ tuần cuối cùng của tháng vào ngày thứ sáu như “ Ai thông minh nào?”, “ Tìm kiếm tài năng nhí”Đó là thi giữa các nhóm các bạn nam và bạn nữ trong lớp, thi giữa các tổ hoặc có thể giao lưu với các bạn trong khối mẫu giáo bé của lớp C2. Các “cuộc thi” tôi tổ chức cho trẻ đều được chuẩn bị chu đáo về trang phục, đạo cụ, có quà trao giải cho những trẻ, đội chiến thắng. - Khi trẻ được tham gia thi đua những kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp các tình huống không an toàn sẽ được hình thành và tồn tại bền lâu, với mỗi hình thức tổ chức khác nhau đều tạo cho trẻ những hứng thú nhất định và có giá trị giáo dục sâu sắc. Đặc biệt, khi tham gia các cuộc thi sẽ giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trước mọi người, giúp trẻ từng bước biết cách hành động đúng hơn trong các tình huống của cuộc sống. - Trong các ngày lễ hội của trường, tôi cũng mạnh dạn sử dụng đóng kịch, diễn hoạt cảnh...để giúp trẻ hiểu được những tình huống và cách giải quyết tình huống vào trong chương trình như xây dựng thành tiết mục biểu diễn của lớp, giao lưu với khán giả trong chương trình 3.2. Phương pháp giáo dục rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp tình huống không an toàn cho trẻ thông qua hoạt động học 3.2.1. Hoạt động học Do đặc điểm của lứa tuổi mầm non nên khi giáo dục, dạy học cho trẻ, tôi thường tiến hành theo phương châm “Học mà chơi - chơi bằng học”. Hoạt động học là khoảng thời gian tập trung giúp giáo viên truyền tải một lượng kiến thức cơ bản nhất mà giáo viên cần cung cấp tới trẻ. Thông qua hoạt động học, giáo viên có thể cung cấp đến 100% trẻ trong lớp những kiến thức về kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp tình huống không an toàn. Đây là một trong những hoạt động để tôi tích hợp có hiệu quả nội dung giáo dục kỹ năng cần thiết cho trẻ. Tôi căn cứ vào nội dung của từng tiết học để tích hợp một cách hài hoà, không ôm đồm. Giáo viên giúp trẻ hiểu được "Kỹ năng bảo vệ bản thân là gì?; Tại sao phải có kỹ năng tự vệ bản thân khi gặp tình huống không an toàn?...". Kiến thức mà giáo viên cần cung cấp tới trẻ khi gặp một số tình huống cụ thể như sau: a/ Dạy trẻ kỹ năng ứng xử khi bị lạc bố mẹ - Trẻ nên gọi sự trợ giúp của ai? - Nếu gặp người lạ muốn đưa trẻ về thì con nên làm gì? - Dạy trẻ ghi nhớ tên tuổi, số điện thoại của bố mẹ, địa chỉ nhà. - Dạy trẻ nên nhắc bố mẹ chuẩn bị cho mình mang theo mảnh giấy ghi thông tin liên lạc của bố mẹ trong trường hợp khẩn cấp. b/ Gặp người lạ dụ dỗ - Dạy trẻ không được tin lời người lạ. Không tin và đi theo người lạ dù người lạ nói có quen với bố mẹ, người thân...nếu bố mẹ không dặn trước - Không nhận bất kỳ món quà nào của người lạ nếu không được bố mẹ cho phép - Hét to và quẫy đạp nếu bị người lạ ôm, bế c/ Khi người lạ gõ cửa - Không mở cửa cho bất kỳ người lạ nào - Nếu bị đe dọa hãy hét to kêu cứu - Gọi 113 báo cảnh sát d/ Trong nhà xảy ra cháy - Xem nguyên nhân lửa bốc lên từ đâu. Nếu là một đám cháy nhỏ hoặc một chiếc chảo nấu ăn bốc cháy thì bé có thể dùng chiếc khăn nhúng nước rồi úp lên đám cháy đó để dập lửa. - Chạy xa khỏi khu vực có lửa cháy to và hét to kêu trợ giúp - Gọi điện thoại 114 báo cháy e/ Mất điện khi ở nhà một mình - Không tự sờ tay vào công tắc điện để kiểm tra - Bình tĩnh gọi hàng xóm trợ giúp Đặc biệt, giáo viên cần có một số nguyên tắc dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân khi gặp tình huống không an toàn sau: - Thường xuyên nói chuyện, trao đổi với trẻ, tạo niềm tin trong trẻ - Khi trẻ sai, nên giải thích cho trẻ, không nên quát mắng trẻ - Tập thói quen cho trẻ hiểu về nguyên nhân- kết quả - Đưa ra những quy tắc an toàn và không an toàn, được phép và không được phép. Tôi còn tạo điều kiện để trẻ được tham gia vào các tình huống giả định xảy ra trong thực tế như có sự cố như mất điện, có báo cháy...để được thực hành ngay tại chỗ những kỹ năng xử lí tình huống không an toàn mà trẻ đã được học. Diễn tập khi có báo cháy: giáo viên sẽ hướng dẫn trẻ di chuyển, đưa khăn mặt ướt để trẻ bịt mũi, mồm và theo sự chỉ dẫn cúi thấp đầu di chuyển theo cầu thang thoát hiểm đến vị trí an toàn.( Ảnh minh họa 4, 5 ) Có những tình huống dạy trẻ mà điều kiện thực tế không cho phép, tôi đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp tình huống không an toàn cho trẻ. Tôi đã sưu tầm các tranh ảnh, các đoạn video clip trên mạng để lồng ghép đưa vào hoạt động học giúp trẻ tìm hiểu, có được ấn tượng rõ nét về tình huống mà trẻ sẽ gặp phải trong cuộc sống qua đó tạo điều kiện cho trẻ đưa ra các đáp án, các câu trả lời phù hợp để giải quyết tình huống. ( Ảnh minh họa 6 ) 3.2.2. Các trò chơi học tập Tôi đã xây dựng hệ thống trò chơi học tập giúp trẻ ôn luyện, củng cố các kiến thức cũng như kỹ năng về tự bảo vệ bản thân khi gặp tình huống không an toàn cho trẻ. STT Tên trò chơi Chuẩn bị Cách chơi 1 Mảnh ghép diệu kỳ Lô tô các miếng ghép Trẻ ghép các mảnh lô tô tạo thành 1 bức tranh hoàn chỉnh về 1 tình huống không an toàn 2 Ghép hình với bóng Tranh nền có bóng các ký hiệu. Lô tô hình ký hiệu tương ứng với bóng trên tranh nền Trẻ ghép lô tô hình ký hiệu đúng với bóng các ký hiệu trên tranh nền( ký hiệu cảnh báo, lối thoát hiểm...) 3 Con số thân quen Lô tô số điện thoại khẩn cấp. Hình ảnh địa điểm tương ứng với số điện thoại.( Tranh có 2 cột: 1 cột là địa điểm, 1 cột là số điện thoại ) - Cách 1: Gắn lô tô số điện thoại khẩn cấp vào đúng địa điểm tương ứng với số điện thoại - Cách 2: Nối đúng số điện thoại với địa điểm 4 Ai tinh mắt Tranh có các hành động đúng- sai về kỹ năng về tự bảo vệ bản thân khi gặp tình huống không an toàn Trẻ khoanh tròn các hành vi đúng( hoặc gạch chéo các hành vi sai) 5 Mê cung huyền bí Hộp các tông có đục các rãnh tạo đường đi như mê cung. Rối thìa hình các nhân vật( ông, bà, bố, mẹ...) Trẻ di chuyển các nhân vật tìm về đúng địa điểm theo yêu cầu. 6 Cặp đôi hoàn hảo Lô tô hình ảnh các cách thoát hiểm khi gặp cháy Trẻ úp toàn bộ lô tô xuống, rồi lần lượt lật lô tô lên. Khi nào có 2 hình lô tô giống nhau thì được tính. Nếu 2 hình không giống nhau lại úp xuống để tìm lại. 7 Thử tài của bé Tranh in hình 1 số quy tắc nên và không nên khi xảy ra mất điện Trẻ tô màu những quy tắc nên làm khi xảy ra mất điện Trò chơi học tập thường được giáo viên tổ chức trong các giờ học, trong giờ hoạt động vui chơi tại góc học tập cho trẻ. Giáo viên giáo dục kỹ năng về tự bảo vệ bản thân khi gặp tình huống không an toàn thông qua các nhiệm vụ chơi yêu cầu trẻ thực hiện, trong các trò chơi học tập khác nhau, giáo viên có thể giáo dục kỹ năng về tự bảo vệ bản thân khi gặp tình huống không an toàn cho trẻ một cách khác nhau. 3.3. Phương pháp giáo dục rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp tình huống không an toàn cho trẻ thông qua thực hành, trải nghiệm Sáu năm đầu đời được coi là thời kỳ phát triển "vàng" đối với cuộc đời mỗi con người. Vì vậy, giáo dục mầm non tốt sẽ là tiền đề để hình thành một cá nhân toàn diện. Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục sớm đối với trẻ em, công tác giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học ở trường mầm non ngày càng được chú trọng. Dạy học thông qua thực hành, trải nghiệm là một phương pháp có nhiều ưu điểm và kích thích được các tiềm năng trí tuệ của trẻ. Với tầm quan trọng như vậy của thực hành, trải nghiệm, tôi đã xây dựng những tình huống, những vở kịch mà trẻ tham gia đóng cùng để đưa trẻ vào những tình huống thực tế xảy ra trong câu chuyện, từ đó đặt ra những câu hỏi mở để những trẻ đóng vai khán giả sẽ đưa ra các kỹ năng xử lí của riêng mình. (Ảnh minh họa 7) Ngoài ra tôi còn tổ chức lồng ghép mọi lúc mọi nơi để trẻ có cơ hội giải quyết và xử lý tình huống khi trẻ đi tham quan , dã ngoại.... Từ những tình huống cụ thể mà rất dễ xảy ra đối với trẻ, bằng cách cho trẻ thảo luận, yêu cầu trẻ suy nghĩ, vận dụng vốn hiểu biết của mình để có để tìm cách giải quyết vấn đề. Thông qua đó cô giúp trẻ tìm ra phương án tối ưu nhất, đó cũng chính là kinh nghiệm mà ta cần dạy trẻ. Thông qua hoạt động đó cũng giúp trẻ có sự tư duy lô gích, biết cách diễn đạt suy nghĩ của mình, và giúp trẻ tích lũy thêm những kinh nghiệm trong cuộc sống.(Ảnh minh họa 8) Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm Qua một năm áp dụng các biện pháp của tôi nhằm giúp giáo dục rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp tình huống không an toàn cho trẻ mẫu giáo bé 3 tuổi đạt hiệu quả đã được Ban giám hiệu nhà trường đánh giá cao đã đạt được những kết quả như sau: * Với giáo viên: - Tôi đã đưa ra 3 biện pháp giúp giáo viên có thể dễ dàng và linh hoạt hơn khi giáo dục rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp tình huống không an toàn cho trẻ - Giáo dục rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp tình huống không an toàn cho trẻ là một nội dung cần thiết trong kế hoạch giáo dục một ngày của trẻ ở trường mầm non. Nội dung này được các cô giáo tiến hành thường xuyên nên việc ứng dụng rất linh hoạt, không gây nhàm chán với trẻ. - Bên cạnh đó, việc sưu tầm các đường link trên mạng, các tranh ảnh, đoạn video... còn làm phong phú thêm vốn tư liệu giảng dạy cho mình và được phổ biến cho các bạn đồng nghiệp sử dụng vào hoạt động dạy của lớp. * Với trẻ: - Trẻ cảm thấy vui vẻ, hứng thú khi tham gia các hoạt động có nội dung giáo dục rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp tình huống không an toàn cho trẻ - Trẻ được phát triển có hiệu quả về mặt nhận thức như: + Các kiến thức trẻ lĩnh hội được sẽ giúp trẻ tự tin, bĩnh tĩnh để đưa ra các cách giúp tự bảo vệ bản thân khi gặp tình huống không an toàn cho trẻ. + Giúp trẻ hiểu rõ tính chính xác của các ký hiệu, biểu tượng khi trẻ tham gia vào các tình huống thực tế . + Giúp trẻ nảy sinh những tri thức mới để đáp ứng nhu cầu học và chơi của trẻ. Điều này giúp thúc đẩy hoạt động nhận thức tích cực làm giàu vốn kinh nghiệm sống của trẻ. + Trẻ học được cách giải quyết nhiệm vụ, tìm kiếm các dụng cụ, đồ dùng đồ chơi thích hợp nhất để thực hiện ý tưởng trong các hoạt động của mình nhằm phát triển có hiệu quả khả năng tư duy logic. + Phát triển óc tưởng tượng, sáng tạo của trẻ thông qua các hoạt động vì trẻ luôn tự tạo ra hoàn cảnh chơi sử dụng các vật thay thế, các ký hiệu tượng trưng cho mong muốn của mình. + Giúp trẻ hứng thú nhận thức về thế giới xung quanh từ đó giúp trẻ tích cực hoạt động, tích cực tìm kiếm để hoàn thành nhiệm vụ của mình trong nhóm. - Trong quá trình trẻ được thực hành thực tế còn giúp trẻ phát triển ở các lĩnh vực khác như: + Phát triển thể lực: rèn luyện và phát triển các kỹ năng vận động thô- vận động tinh. Hình thành cho trẻ một số tố chất vận động như sự nhanh nhẹn, dẻo dai, khéo léo, bền bỉ + Phát triển thẩm mĩ: việc tiếp xúc với những tranh ảnh đẹp, đoạn phim hay; hay những quy tắc chuẩn mực của xã hội về giáo dục rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp tình huống không an toàn cho trẻ sẽ là nền tảng để trẻ cảm nhận được vẻ đẹp trong đời sống văn hóa xã hội sau này của trẻ trong cuộc sống hàng ngày. + Phát triển ngôn ngữ: trẻ luôn luôn phải sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, để trao đổi với các bạn, cô giáo và những người xung quanh để xử lý các thông tin, các tình huống nên trẻ sẽ học được từ các bạn, cô giáo và những người xung quanh làm phong phú thêm vốn từ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng của mình. + Phát triển tình cảm- xã hội: Trong khi tham gia các hoạt động, trẻ được thử sức mình hành động như người lớn nên giúp trẻ có cơ hội biết và hiểu rõ quy tắc đạo đức cũng như một số chuẩn mực xã hội. Hình thành một số phẩm chất, tình cảm, đạo đức như cùng nhau chia sẻ, hợp tác khi chơi. Bên cạnh đó, còn giúp trẻ có thái độ tích cực, có tinh thần trách nhiệm, biết quan tâm chia sẻ với người khác. - Kết quả cụ thể: + Sĩ số học sinh tăng lên, tháng 9 có 33 học sinh, sang học kỳ II là 35 học sinh + Trẻ đi học đều nên tỷ lệ chuyên cần cao đạt trên 90% + Trẻ được chăm sóc sức khỏe tốt, không có trẻ suy dinh dưỡng, tỷ lệ trẻ tăng cân là 95% + Kiến thức và kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp tình huống không an toàn cho trẻ của trẻ ở lớp tăng cao so với đầu năm được thể hiện qua bảng đánh giá sau trên tổng số 35 trẻ. STT Tình huống Kỹ năng tự vệ Đầu năm Cuối năm 1 Bị lạc bố mẹ - Bình tĩnh không chạy lung tung, đứng yên tại chỗ chờ 30% 90% - Không đi theo người lạ khi họ nói giúp bé tìm bố mẹ 46% 97% - Gặp chú bảo vệ, cô bán hàng...để nhờ sự giúp đỡ 46% 95% 2 Gặp người lạ dụ dỗ - Không nhận bất kỳ món quà nào của người lạ nếu không được bố mẹ cho phép 30% 97% - Hét to và quẫy đạp nếu bị người lạ ôm, bế 30% 90% - Không tin và đi theo người lạ dù người lạ nói có quen với bố mẹ, người thân...nếu bố mẹ không dặn trước 30% 90% 3 Khi người lạ gõ cửa - Không mở cửa cho bất kỳ người lạ nào 46% 100% - Nếu bị đe dọa hãy hét to kêu cứu 30% 95% - Gọi 113 báo cảnh sát 30% 90% 4 Trong nhà xảy ra cháy - Chạy xa khỏi khu vực có lửa cháy to và hét to kêu trợ giúp 46% 90% - Tìm kiếm lối thoát ra ngoài 30% 90% - Gọi điện thoại 114 báo cháy 30% 90% 5 Mất điện khi ở nhà một mình - Không tự sờ tay vào công tắc điện để kiểm tra 46% 95% - Bình tĩnh gọi hàng xóm trợ giúp 30% 90% * Với phụ huynh: - Phụ huynh học sinh phấn khởi, tin tưởng khi thấy con em mình thích đi học - Có sự thay đổi nhìn nhận về việc học và chơi của con mình, nhận thấy được tầm quan trọng của kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp tình huống không an toàn cho trẻ. Phụ huynh có thể dạy bé cách tự bảo vệ bản thân, tránh những tai nạn có thể xảy ra. Những bài học đầu tiên về cách tự bảo vệ bản thân này dần dần sẽ giúp bé xây dựng những phản xạ phát hiện và tránh xa những nguy hiểm xung quanh mình. - Nhiệt tình hỗ trợ giáo viên hỗ trợ giáo viên sưu tầm tranh ảnh, video về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp tình huống không an toàn cho trẻ III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ * Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm - Phát triển kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp tình huống không an toàn cho trẻ + Thông qua các hoạt động khi trẻ chơi ở các góc giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Chơi giúp kích thích mong muốn tìm hiểu về thế giới xung quanh, nuôi dưỡng tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ. Trong quá trình chơi, trẻ được hoạt động và khám phá bằng các giác quan, được trải nghiệm và lĩnh hội các kinh nghiệm để quan sát, nhận biết, phân biệt các đối tượng. + Rèn cho trẻ khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định, có mục đích. + Tình huống chơi và những hành động chơi nảy sinh trong quá trình chơi sẽ giúp phát triển khả năng tư duy, trí tưởng tượng, phát triển khả năng suy luận về không gian, tạo tiền đề cho khả năng sáng tạo sau này. + Khi chơi trẻ dần dần ý thức được giá trị của bản thân giúp hình thành nhân cách + Tạo cho trẻ khả năng phân tích, nhận biết các quy tắc trong cuộc sống + Các trò chơi ở góc chơi giúp trẻ xây dựng được những nhận thức về mặt xã hội, có những suy nghĩ tích cực, đa chiều, phân biệt được thực tại và tưởng tượng. - Phát triển nguồn tư liệu cho giáo viên + Các hoạt động tôi tổ chức cho trẻ ở lớp về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp tình huống không an toàn cho trẻ phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ giúp giáo viên dễ dàng thực hiện, kích thích trẻ tích cực hoạt động nên nhận được nhiều sự quan tâm, ủng hộ của các đồng nghiệp. + Việc sưu tầm tranh ảnh, video, các đường link có thể tìm kiếm dễ dàng, dễ sử dụng điều này giúp giáo viên các khối lớp có thể học tập và điều chỉnh cho phù hợp với độ tuổi của trẻ ở lớp mình giảng dạy. - Làm tốt công tác tuyên truyền + Ngày nay với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế xã hội. Đời sống con người được nâng cao thì việc chăm sóc giáo dục con cái càng được các bậc phụ huynh quan tâm. Vì vậy tôi đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền với các bậc phụ huynh về vai trò và tầm quan trọng trong việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp tình huống không an toàn cho trẻ mẫu giáo bé bằng việc trao đổi thông tin với phụ huynh qua các hoạt động đón, trả trẻ. + Thông qua bảng tuyên truyền, thư ngỏ, trang facebook của lớp để gửi tới các bậc phụ huynh cách dạy với trẻ, hướng dẫn trẻ thực hành các kỹ năng đó. -Thu hút trẻ đến lớp + Cô giáo chăm sóc trẻ chu đáo để trẻ có sức khỏe tốt đi học đều, thích hoạt động, thích học từ đó mới dạy trẻ tiếp thu tốt được. + Bên cạnh đó việc tổ chức các hoạt động mang tính giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp tình huống không an toàn cho trẻ có nội dung mới mẻ nhưng vẫn gần gũi cuộc sống quanh trẻ, đồ dùng đồ chơi phong phú gây được sự hứng thú cho trẻ khi tham gia các hoạt động ở lớp. Điều này đã giúp trẻ cảm thấy hào hứng, thích thú khi học, khi chơi thích đến trường, đến lớp đảm bảo được tỷ lệ chuyên cần của lớp. * Nhận định chung Với những hiệu quả đã đạt được, tôi thấy rằng sáng kiến kinh nghiệm của mình sẽ được tiếp tục áp dụng và phát triển ở các lứa tuổi khác trong những năm học sau. * Bài học kinh nghiệm Trong một năm học vừa qua khi tôi tổ chức và hướng dẫn giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp tình huống không an toàn cho trẻ, tôi thấy cần phải rút ra một số kinh nghiệm sau: - Dựa trên đặc điểm tâm sinh lí của trẻ ở lớp mình giảng dạy mà lựa chọn các trò chơi, các hoạt động lồng ghép giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp tình huống không an toàn cho trẻ phù hợp và linh hoạt. - Quan tâm đến trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, tận dụng mọi tình huống để có thể giáo dục các kỹ năng cần thiết cho trẻ. - Thường xuyên học hỏi đồng nghiệp tham khảo thêm một số tài liệu liên quan đến việc giáo dục kỹ năng sống: Kỹ năng tự bảo vệ bản thân, tính tự lập, tự tin cho trẻ. - Tăng sự gắn kết, phối kết hợp giữa cô giáo và phụ huynh trong việc tổ chức các hoạt động chơi cho trẻ nói riêng và trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ nói chung * Những ý kiến đề xuất Trên đây là một số kinh nghiệm cũng như sáng tạo của tôi trong giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp tình huống không an toàn cho trẻ đã được ứng dụng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ giúp cho trẻ 3 tuổi phát triển kỹ năng đạt hiệu quả cao. Tôi rất mong được sự quan tâm đóng góp của Ban giám hiệu nhà trường, các bạn đồng nghiệp cũng như các cấp lãnh đạo để giúp tôi có thêm nhiều sáng kiến kinh nghiệm phục vụ cho ngành mầm non. Chúc sức khỏe các đồng chí trong Ban giám hiệu nhà trường, các đồng chí lãnh đạo phòng Giáo dục đào tạo Quận Hoàn Kiếm.
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giao_duc_tre_mau_giao_lon.docx