Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 24- 36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ

 Giáo dục Mầm non là giai đoạn đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ thành những con người mới có ích. Một trong ba mục tiêu cải cách giáo dục của nước ta là: Làm tốt việc chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ ngay từ thời thơ ấu nhằm tạo ra cơ sở quan trọng của con người Việt nam mới, người lao động làm chủ tập thể, phát triển toàn diện nhân cách, giáo dục mầm non đã góp phần thực hiện mục tiêu trên. Ngày nay, chúng ta không chỉ đào tạo những con người có tri thức, có khoa học, có tình yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, yêu lao động mà còn tạo nên những con người biết yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp, giàu mơ ước và sáng tạo. Những phẩm chất ấy của con người phải được hình thành từ lứa tuổi mầm non, lứa tuổi hứa hẹn biết bao điều tốt đẹp trong tương lai.

Trong những năm gần đây bậc học Mầm non đang tiến hành đổi mới chương trình giáo dục trẻ mầm non, trong đó đặc biệt coi trọng việc tổ chức các hoạt động với sự phát triển của từng cá nhân trẻ, khuyến khích trẻ hoạt động một cách chủ động tích cực, hồn nhiên, vui tươi. Đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ một cách linh hoạt, thực hiện phương châm “ Học mà chơi- chơi mà học” đáp ứng mục tiêu phát triển trẻ một cách toàn diện.

 

docx 31 trang vuthom 08/10/2022 8281
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 24- 36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 24- 36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 24- 36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ
ài việc giúp trẻ thể hiện ngữ điệu, sắc thái tình cảm của các nhân vật trong truyện tôi còn sửa sai những từ trẻ hay nói ngọng để giúp trẻ phát âm chuẩn và động viên những trẻ nhút nhát mạnh dạn hơn khi trả lời. 	 
+ 
	Giờ học Văn học truyện: “Sinh nhật của thỏ con”
 + Trẻ nói Thỏ con 	_ Thỏ ngon
 	+ Gà con 	_ 	Gà ngon
 	+ Chó con 	_ Chó ngon
 	. 	..
 	- Mỗi khi trẻ nói sai tôi dừng lại sửa sai luôn cho trẻ bằng cách : tôi nói mẫu cho trẻ nghe 1-2 lần sau đó yêu cầu trẻ nói theo.
 	- Thể hiện sắc thái , ngữ điệu nhân vật sẽ cuốn hút rất nhiều trẻ tham gia đặc biệt những trẻ nhút nhát qua đó cũng mạnh dạn hơn. Đối với những trẻ đó tôi động viên , khích lệ trẻ kịp thời.
 	- Tôi cho trẻ thể hiện ngữ điệu của các nhân vật trong truyện “ Sinh nhật của thỏ con”
 	+ Giọng Thỏ con thì vui tươi, nhí nhảnh, nét mặt rạng rỡ
 	+ Giọng Chó con thì hơi ồm ồm, nét mặt cũng vui tươi
 	+ Giọng Gà con thì nhí nhảnh, niềm nở.
 	- Như vậy thơ truyện không những kích thích nhận thức có hình ảnh của trẻ mà còn phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách toàn diện. Trẻ nhớ nội dung câu truyện và biết sử dụng ngôn ngữ nói là phương tiện để tiếp thu kiến thức . 
VD3:	Qua bài thơ “ Cây bắp cải ” tôi muốn cung cấp cho trẻ từ “ Sắp vòng quanh”. Tôi chuẩn bị một chiếc bắp cải thật để cho trẻ quan sát, trẻ phải được nhìn, sờ, ngửi..và qua vật thật tôi sẽ giải thích cho trẻ từ “ sắp vòng quanh”.
 	- Tôi giải thích cho trẻ : Các con nhìn này đây là cây bắp cải mà hàng ngày mẹ vẫn mua về để nấu cho các con ăn đấy. Các con nhìn xem lá bắp cải rất to có màu xanh và khi cây bắp cải càng lớn thì lá càng cuộn thành vòng tròn xếp trồng lên nhau lá non thì nằm ở bên trong được bao bọc bằng những lớp lá già ở ngoài . Bên cạnh đó tôi cũng chuẩn bị câu hỏi để trẻ trả lời:
 	+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? (Cây bắp cải ạ)
 	+ Cây bắp cải trong bài thơ được miêu tả đẹp như thế nào?
 	( Xanh man mát )
 	+ Còn lá bắp cải được nhà thơ miêu tả ra sao? ( Sắp vòng quanh ạ)
 	+ Búp cải non thì nằm ở đâu? ( Nằm ở giữa ạ)
	- Như vậy qua bài thơ ngoài những từ ngữ trẻ đã biết lại cung cấp thêm vốn từ mới cho trẻ để ngôn ngữ của trẻ thêm phong phú.
 	- Ngoài việc cung cấp cho trẻ vốn từ mới thì việc sửa lỗi nói ngọng, nói lắp cũng vô cùng quan trọng khi trẻ giao tiếp. Khi áp dụng vào bài dạy tôi luôn chú trọng đến điều này và đã kịp thời sửa sai cho trẻ ngay tại chỗ.
Tất cả các câu hỏi đều tập cho trẻ trả lời trọn câu, đủ ý và cho nhiều trẻ được trả lời. Ở đây cô giáo gợi ý để trẻ nhớ và kể theo ngôn ngữ diễn đạt của từng trẻ. Như vậy khả năng hiểu ý nghĩa lời nói, nắm vững từ và sử dụng chúng theo theo ý mình được hình thành. 
Qua giờ hoạt động làm quen văn học, trẻ biết sử dụng ngôn ngữ nói, là phương tiện lĩnh hội kinh nghiệm tiếp thu kiến thức, biết sử dụng nhiều từ mới thể 
hiện nội dung câu chuyện. Đây cũng là cơ hội để ngôn ngữ giao tiếp được phát triển. 
3.2.3 Qua hoạt động âm nhạc
 Âm nhạc là món ăn tinh thần hàng đầu giúp trẻ thư giản thoái mái. Các nghiên cứu đã chỉ ra, âm nhạc có tác dụng tốt, kích thích sự phát triển trí não. Do đó người ta khuyên cho trẻ nghe nhạc để phát triển trí tuệ của trẻ.
Ở hoạt động âm nhạc trẻ được tiếp xúc với nhiều loại nhạc cụ như: xắc xô, trống, phách tre, sáo... và các vật dụng: mũ múa, khăn voan, quạt giấy... , trẻ được học những giai điệu vui tươi kết hợp với các hình thức hoạt động (vận động theo nhạc một cách nhịp nhàng, vận động minh hoa theo lời ca). Để làm được như vậy là nhờ sự hiểu biết, nhận thức, vốn từ, kỹ năng, đặc biệt là sự giao tiếp bằng ngôn ngữ của trẻ được tích lũy và lĩnh hội, phát triển tính nghệ thuật, giúp trẻ yêu âm nhạc
VD: Hát và vận động bài “ Con voi”
 	+ Câu đầu tiên : Con vỏi con voi
 Cái vòi đi trước.
 	( Trẻ đưa tay ra phía trước giả làm vòi con voi)
 	+ Câu thứ hai : Hai chân trước đi trước
 	Hai chân sau đi sau.
 ( Hai tay chống hông , hai chân nhấc lên nhấc xuống)
 	+ Câu cuối : 	Còn cái đuôi đi sau rốt
 	Tôi xin kể nốt
 	Câu chuyên con voi.
 ( Một tay chống hông, một tay đưa ra đằng sau vờ làm đuôi con voi)
 Giờ học âm nhạc: Dạy hát: “Con voi”
Qua những giờ học hát, vận động theo nhạc, trẻ đã biết sử dụng ngôn ngữ có mục đích, biết dùng ngôn ngữ và động tác cơ bản để miêu tả những hình ảnh đẹp của bài hát.
3.2.4 Thông qua giờ vận động :
 Chúng ta không nên chỉ bồi dưỡng trí lực mà coi nhẹ vai trò của vận 
động. Vận động có một ý nghĩa rất quan trọng đối với trẻ nhỏ, là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển toàn diện của trẻ trong những năm đầu đời.Theo giáo sư Kubota Kisou trong cuốn “Dạy Con Kiểu Nhật”, Trẻ em nên được luyện kỹ năng vận động từ sớm, nhằm thúc đẩy cho não phát triển.
 Trong giờ học tôi đã sử dụng những thùng bìa để làm thành tàu hoả cho trẻ chơi. Mỗi thùng làm thành một toa tàu. Trong khi chơi trẻ có thể vừa chơi vừa kết hợp âm nhạc hát :” Đoàn tàu tí hon”, “ Tàu vào ga”..vận dụng vào phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 	_ Tôi còn phân loại màu xanh, đỏ, vàng của những chiếc vòng để khi trẻ phân biệt màu không bị nhầm lẫn. Khi trẻ chơi với vòng tôi có thể hỏi trẻ giúp ngôn ngữ của trẻ thêm mạch lạc, rõ ràng hơn:
 	+ Vòng này có màu gì hả con? 	( Màu đỏ ạ)
 	+ Thế còn vòng này có màu gì đây? ( Màu xanh ạ)
 	+ Vòng để làm gì con có biết không?	( để học , để chơi trò chơi ạ)
 	+ Con sẽ chơi gì với vòng ? 	( Con lái ô tô ạ)
Giò học thể dục cho trẻ hoạt động ở ngoài để tăng thêm sự hứng thứ cho trẻ, làm đồ dùng như mũ thỏ, mũ chim mũ gà con để trẻ thích thú hơn .
Giờ học vận động đi trong đường hẹp
Qua những giờ hoạt động chơi tập trẻ sẽ được giao tiếp mạnh dạn hơn, ngôn ngữ cũng lưu loát hơn, vốn từ của trẻ cũng được tăng lên. 
3.3 Biện pháp 3: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động chơi tập góc:
Hoạt động vui chơi chiếm thời gian nhiều nhất trong thời gian trẻ ở nhà trẻ, là thời gian trẻ được chơi thỏa mái nhất. Giờ chơi có tác dụng rất lớn trong việc phát triển vốn từ, đặc biệt là tích cực hóa vốn từ cho trẻ, trong quá trình chơi trẻ có điều kiện học và sử dụng các loại từ khác nhau. Để phát triển giao tiếp ngôn ngữ, việc tổ chức trẻ chơi cùng nhau có ý nghĩa rất quan trọng, tôi dạy trẻ dần dần, không áp đặt: bắt đầu quan sát bạn chơi, sau đó từ từ đưa trẻ tham gia vào đó, từ đó xuất hiện khả năng chuyển trò chơi từ độc lập sang hợp tác cùng nhau, tự trẻ lôi kéo nhau vào việc mở rộng quá trình chơi. “ chúng mình sẽ xây công viên”, “ bạn xây cổng, mình xây tường rào” ,giúp đỡ những bạn còn lúng túng “ bạn cần phải xây như thế
này” đánh giá hoạt động của bạn và của mình “bạn xây sai rồi, mình biết xây đây này”, ngăn chặn thực hiện một hành động “ đừng làm ngã, đừng đụng vào đây”. 
 Dần dần trẻ học được không chỉ yêu cầu hay giúp đỡ mà còn liên kết các hành động của mình với hành động của trẻ khác, lôi cuốn chú ý của chúng vào một cái gì đó, thú vị, đặc biệt, thỏa thuận nhau cùng chơi, nhờ bạn giúp đỡ hay giúp đỡ bạn đều tự bộc phát trong khi chơi. Điều quan trọng là lời nói của trẻ trong khi thực hiện chức năng giao tiếp ở mức độ nào đó bắt đầu thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi.
VD1: Trò chơi trong góc” Thao tác vai” trẻ được chơi với em búp bê và khi trẻ chơi sẽ giao tiếp với các bạn bằng ngôn ngữ hàng ngày.
 	+ Bác đã cho búp bê ăn chưa? ( Chưa ạ)
 	+ Khi ăn bác nhớ đeo yếm để bột không dây ra áo của búp bê nhé! ( Vâng ạ) 
 	+ Ngoan nào mẹ cho búp bê ăn nhé!
 	+ Bột vẫn còn nóng lắm để mẹ thổi cho nguội đã ! (Giả vờ thổi cho nguội)
 	+ Búp bê của mẹ ăn ngoan rồi mẹ cho búp bê đi chơi nhé!! (Âu yếm em búp bê)
Bé chơi với búp bê
- Qua giờ chơi cô không những dạy trẻ kỹ năng sống mà còn dạy trẻ nghe, hiểu giao tiếp cùng nhau và trao cho nhau những tình cảm yêu thương , gắn bó của con người
 VD2:	Trong góc “ Hoạt động với đồ vật” ở chủ điểm “Giao thông” bằng đồ dùng tự tạo đó chính là những chiếc ô tô đã đục sẵn lỗ và những chiếc ô tô, máy bay chưa có bánh xe tôi đã cho trẻ lấy dây xâu qua những lỗ đó và tôi sẽ hỏi trẻ:
 	+ Con đang xâu gì vậy? ( Con đang xâu vòng ạ)
 	+ Con xâu vòng bằng gì đấy? 	(Con xâu bằng dây xâu và hạt gỗ ạ)
 	+ Con xâu như nào? ( Con xâu hạt đỏ rồi hạt xanh rồi hạt đỏ)
 	+ Khi xâu xong con để sản phẩm của mình nhẹ nhàng vào khay nhé! ( Vâng ạ)
 Bé xâu vòng
	VD3: Ở góc “ Bé khéo tay” ở chủ điểm “Bé với thực vật ” bằng miếng củ cà rốt, miếng khế, củ cải thừa tôi đã tận dụng cắt thành hình bông hoa, chiếc lá để cho trẻ in màu. Trẻ sẽ được in những bông hoa, lá cây đủ màu sắc tạo lên giấy thành sản phẩm của mình một cách nghệ thuật. Tôi thấy trẻ rất khéo léo, chăm chú khi làm . Khi trẻ làm tôi ân cần đến bên trẻ trò chuyện cùng trẻ:
 	+ Con đang làm gì vậy? 	( Con in hình bông hoa ạ)
 	+ Cây của con có màu gì? 	( Màu nâu ạ)
 	+ Bông hoa in từ củ gì? 	( Củ cà rốt ạ )
 	+ Bông hoa này có màu gì ? ( Màu vàng ạ) 
Trẻ dán hoa, in hình hoa lá từ củ
 Như vậy bằng những đồ chơi tự tạo thông qua hoạt động chơi không những rèn cho trẻ sự khéo léo mà còn góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ được giao lưu ngôn ngữ với bạn bè, được trao đổi thông tin trong giờ chơi.
3.4 Biện pháp 4: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động dạo chơi ngoài trời.
 Bản chất của hoạt động dạo chơi ngoài trời là một hoạt động tự do thoải mái, khác với các hoạt động có tính tổ chức khác như lao động hay thể thao, vui chơi không chỉ đầy sự ngẫu hứng mà đôi khi trông bừa bộn, thiếu ngăn nắp.Hoạt động dạo chơi thường gắn với cuộc sống của trẻ nhỏ và liên quan đến việc sử dụng các nguyên vật liệu từ thiên nhiên như: đất, cát, nước, đất sét, lá cây, cỏ khô, hoa khô... càng nhỏ trẻ càng thích tiếp xúc trực tiếp với chúng như: khuấy trộn, nhào, nặn, ấn, đập... bằng tay thay vì dùng dụng cụ như thìa, dao, xẻng... để chơi. Tuy vậy, các cô giáo chúng tôi thì luôn chấp nhận những phiền toái đó để khuyến khích, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động, vì chúng tôi hiểu rằng, nó thực sự cần thiết cho sự phát triển của trẻ và nhất là phát triến ngôn ngữ. 
Ví dụ: Cho trẻ quan sát cây xanh
Tôi chọn được vị trí để trẻ quan sát tổng thể cây xanh, chuẩn bị hệ thống câu hỏi như:
+ Đây là cây gì? (Ngay lúc này đây trẻ đã được được quan sát, trải nghiệm thực tế nên trẻ sẽ trả lời được: Cây quất ), tôi cho nhiều trẻ trả lời hoặc đồng thanh từ mới này
+ Cây quất gồm có những bộ phận nào? ( rễ, thân, cành, lá)
+ Rễ ở đâu? Các con có thấy được phần rễ không? ( rễ bám sâu vào lòng đất)
+ Lá quất như thế nào? ( lá quất nhỏ)
+ Ích lợi của cây quất? ( cho ta quả, vẻ đẹp thiên nhiên)
Vận động đi ziczac, giẫm lên bàn chân trên sân trường. 
Quan sát cây sen cạn
Sau thoạt động dạo chơi ngoài trời về, cô và trẻ cùng đàm thoại về nội dung dạo chơi nhằm củng cố kiến thức thu được trong buổi dạo chơi tham quan, củng cố và tích cực hóa vốn từ cho trẻ, cô thường xuyên sửa sai câu nói của trẻ ở mọi lúc mọi nơi để giúp trẻ có nguồn vốn từ phong phú và đa dạng.
3.5 Biện pháp 5: Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động tham quan dã ngoại
 Hoạt động tham quan dã ngoại, trẻ được trực tiếp quan sát các sự vật, hiện
tượng phong phú trong cuộc sống, mục đích của dạo chơi tham quan là mở rộng tầm hiểu biết của trẻ, trên cơ sở đó cung cấp, củng cố một số lượng lớn vốn từ cho trẻ. Để dạo chơi, tham quan đạt hiệu quả, tôi chuẩn bị tốt nội dung cho trẻ quan sát, những từ, câu cần dạy trẻ; những câu hỏi yêu cầu trẻ trả lời, những phương pháp, biện pháp cần tích cực hóa ngôn ngữ cho trẻ.
 Năm nay, trường tôi tổ chức cho trẻ đi thăm quan dã ngoại tại trang trại Vạn An. Khi tôi thông báo kế hoạch đi tham quan của nhà trường trẻ lớp tôi rất thích. Tôi đặt ra những câu hỏi đơn giản để trẻ tự tin trả lời cô: 
+ Lần này chúng mình được đi ô tô đấy!
+ Các con có say xe không?
+ Con được đi trang trại này bao giờ chưa?
+ Đi ô tô cậu không được thò đầu, thò tay ra ngoài đâu! 
+ Cô kể chuyện “Một chuyến tham quan” cho trẻ nghe.Đàm thoại với trẻ.
Trẻ tham gia Khu trải nghiệm Vạn An
   Buổi ngoại khóa nhà trường tổ chức là vào cuối năm. Sau một năm học tôi thực sự thấy trẻ lớp tôi đã “lớn” hơn rất nhiều cả về thể chất lẫn tinh thần. Trẻ biết trao đổi với nhau về một vấn đề, biết chia sẻ kinh nghiệm và hiểu biết với nhau, biết phải làm những gì để chuẩn bị cho chuyến đi và biết những quy tắc mà mình cần thực hiện cho phù hợp với chuyến đi đó.
              Khi đi tôi hướng dẫn trẻ ngồi ngay ngắn trên xe trẻ chào và cảm ơn bác lái xe khi xuống xe . Khi được phát bánh mỳ và sữa tôi nhận thấy không một trẻ nào tùy tiện vứt rác lung tung cho đến khi cô đi thu rác. .
Trẻ rất phấn khởi vì được cùng nhau giao lưu với bên ngoài phạm vi trường mầm non. Trên đường đi trẻ biết đi theo hàng lối và đi sát lề đường bên phải để bảo vệ an toàn cho bản thân, biết chào hỏi mọi người trẻ gặp. Được đi nhiều lần trẻ trở nên mạnh dạn, tự tin hơn. 
Qua các buổi tham quan, trẻ được luyện kỹ năng giao tiếp xã hội, chào hỏi lễ phép, được rèn khả năng quan sát nhận biết các sự vật hiện tượng ở trên đường đi và ở nơi mà trẻ đến tham quan. Qua đó kiến thức mà trẻ thu được về chủ đề sẽ được mở rộng và khắc sâu hơn.
3.6 Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh để phát triển ngôn ngữ cho trẻ
 Như chúng ta đã thấy, môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là gia đình và nhà trường. Chính vì vậy việc kết hợp giữ gia đình và nhà trường là một biện pháp không thể thiếu. Phụ huynh chính là nhân tố quyết định trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi nêu tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Hàng tháng tuyên truyền với phụ huynh thông qua biểu bảng nêu lên nội dung về chủ điểm, chương trình học của trẻ. Qua đó, phụ huynh thấy được ngôn ngữ của trẻ phát triển như thế nào và có biện pháp kích thích ngôn ngữ cho trẻ tại gia đình.
 Ví dụ: Cô trao đổi với phụ huynh những câu truyện sáng tạo trẻ đã kể, yêu cầu phụ huynh về nhà cho trẻ nghe và kể lại câu chuyện đó hoặc kích thích cho trẻ kể câu chuyện khác. Như vậy ngôn ngữ của trẻ được phát triển một cách ophong phú và đa dạng. 
Tôi mong muốn phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24- 36 tháng tuổi, từ đó tạo sự thống nhất giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh trong việc rèn trẻ
Làm bản tin về chương trình dạy theo chủ đề trong tuần để phụ huynh nắm bắt và phối hợp với giáo viên rèn thêm lúc ở nhà
Vận động phụ huynh hỗ trợ nguyên vật liệu: lịch cũ, chai nhựa, vải vụn,... để làm đồ dùng đồ chơi, trang trí và tạo môi trường lớp học hợp lý sẽ tạo cho trẻ không gian hoạt động tích cực, giúp trẻ khắc sâu kiến thức đã học
Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình hoạt động của trẻ trên lớp qua đó phụ huynh nắm bắt được chương trình chăm sóc giáo dục hiện hành. Cho phụ huynh biết được, ở độ tuổi này là giai đoạn phát triển lời nói cao nhất của trẻ ở lứa tuổi Mầm non, phụ huynh hãy dành thời gian thường xuyên trò chuyện cùng trẻ, cho trẻ được tiếp xúc nhiều hơn với các sự vật, hiện tượng xung quanh, tạo mọi cơ hội, tình huống để trẻ được nói, và chú ý sửa sai cho trẻ kịp thời, không được cưng nựng trẻ với những từ ngọng, đớt, mà phải phát âm chuẩn mực để trẻ học theo.
 Có thể nói công tác tuyên truyền với phụ huynh là một việc làm rất quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
4.1. Đối với bản thân: 
	- Thấy yêu nghề, mến trẻ hơn nữa khi được quan sát trẻ vừa được học, vừa được vui chơi 1 cách thoải mái.
	- Phát triển hơn nữa khả năng sáng tạo của mình trong giảng dạy cũng như tổ chức các hoạt động chơi của các cháu trong các góc chơi mở.
	- Nâng cao chất lượng giảng dạy, có tinh thần phấn đấu trong công việc.
4.2. Đối với trẻ 
 - Những trẻ chậm nói đã nói được những từ, câu đơn giản
 - Trẻ đã mạnh dạn tự tin giao tiếp với cô giáo, bố mẹ và bạn bè
 - Trẻ có lượng vốn từ phong phú, đa dạng hơn
Những biện pháp trên đã được tiến hành đồng bộ, đan xen nhau một cách tích cực trong suốt năm học. So sánh với khảo sát thực tế đầu năm, kết quả cuối năm như sau:
Tiêu chí
Đạt
Chưa đạt
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ và
phát âm
36/36
100%
0
0
Vốn từ
34/36
94,4%
2/36
5,6%
Khả năng nói đúng ngữ pháp
33/36
91,6%
3/36
8,4%
Khả năng giao tiếp
33//36
91,6%
3/36
8,4%
Bây giờ là cuối tháng 3, với kết quả đạt được như nêu trên.Tôi hy vọng rằng: Cùng với sự luyện tập, giáo dục, bên cạnh sự hoàn thiện dần của bộ máy phát âm ở từng trẻ, kết thúc năm học 2017- 2018 này, những cháu còn hạn chế sẽ tiếp tục phát triển lời nói được tốt hơn, ngôn ngữ giao tiếp được phong phú hơn.
4.3.Đối với phụ huynh
	- Phụ huynh quan tâm hơn đến việc học và chơi của con em mình khi đi học.
	- Tạo được mối quan hệ vững chắc giữa gia đình và nhà trường cùng phối hợp để chăm sóc và giáo dục trẻ tốt hơn nữa.
	- Thấy vui vẻ và phần khởi khi con khoe thành quả của mình khi đi học...
PHẦN III- KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.Kết luận:
1.1. Ý nghĩa của đề tài
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non và đặc biệt là ở lứa tuổi nhà trẻ là vấn đề rất quan trọng và cần thiết, mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tôi nhận thấy việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là cả quá trình liên tục và có hệ thống đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, bền bỉ khắc phục khó khăn để tìm ra phương tiện, điều kiện cần thiết cho sự phát triển toàn diện của các cháu. Điều này đã góp phần bồi dưỡng thế hệ măng non của đất nước, thực hiện mục tiêu của ngành
Bài học kinh nghiệm:
Giáo viên cần phải hiểu rõ tầm quan trọng của ngôn ngữ với việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ, không ngừng học tập và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tự rèn luyện ngôn ngữ của mình để phát âm chuẩn tiếng Việt
Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ giáo viên cần phải phối hợp chặt chẽ ba nội dung sau để góp phần tạo điều kiện cho trẻ lĩnh hội những điều mới lạ về thế giói xung quanh
 + Làm giàu vốn từ cho trẻ qua việc hướng dẫn trẻ quan sát, đàm thoại, hướng dẫn trẻ chơi, kể chuyện và đọc chuyện cho trẻ nghe
 + Củng cố vốn từ cho trẻ
 + Tích cực hóa vốn từ cho trẻ
Tổ chức nhiều trò chơi sử dụng ngôn ngữ
- Giáo viên luôn tạo không khí vui tươi, thoải mái cho trẻ, động viên trẻ đi học đều, luôn quan tâm đến trẻ nhút nhát, dành thời gian trò chuyện với trẻ để trẻ mạnh dạn, tự tin tham gia các hoạt động tập thể giúp trẻ được giao tiếp nhiều hơn
Giáo viên tạo điều kiện cho trẻ tiếp cận và làm quen với thiên nhiên và phát triển khả năng quan sát của trẻ, giúp trẻ củng cố và tư duy hóa các biểu tượng ngôn ngữ
Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để có kế hoạch phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Khuyến nghị:
Phụ huynh và nhà trường tạo môi trường để giúp con em mình có điều kiện học tập, trải nghiệm nhiều hơn
Kính mong các cấp lãnh đạo quan tâm đến Bậc học mầm non, hỗ trợ kinh phí ( đồ dùng đồ chơi) để giáo viên thực hiện tốt Chương trình chăm sóc giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện
PHẦN IX:TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chương trình giáo dục mầm non ( Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT- BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ Trưởng Giáo dục và Đào tạo) Nhà Xuất Bản Gíao Dục Việt Nam
Đinh Hồng Thái “ Gíao trình phương pháp phát triển lời nói trẻ em”
PTS Trần Thị Trọng “ Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ từ 3- 36 tháng tuổi ở nhà trẻ” Nhà xuất bản Hà Nội
MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Lý do chọn đề tài
1-2
2.Mục đích nghiên cứu
2
3.Nhiệm vụ nghiên cứu
2-3
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3
5.Phương pháp nghiên cứu
3
6.Kế hoạch nghiên cứu	
3
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỂ
1.Cơ sở lý luận
4
2.Thực trạng của vấn đề
4-6
3.Biện pháp thực hiện
Biện pháp 1: Phát triển ngôn ngữ thông qua sinh hoạt hằng ngày
7-9
Biện pháp 2: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua hoạt động chơi tập có chủ đích 
9-18
Biện pháp 3: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động chơi tập góc 
18-21
Biện pháp 4:Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động dạo chơi ngoài trời.
21-23
Biện pháp 5:Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động tham quan dã ngoại
23-25
Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh để phát triển ngôn ngữ cho trẻ
25-26
4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
26-28
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.Kết luận:
28
2.Khuyến nghị:
29
PHẦN IX: TÀI LIỆU THAM KHẢO
30

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang_tuoi.docx