Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm trong công tác “Kỹ thuật chế biến món ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non”

Ngày nay khi cuộc sống chở nên đầy đủ và sung túc thì nhu cầu ăn uống của

con người cũng sẽ thay đổi, đồ ăn phải ngon, đẹp mắt, và phải đảm bảo cung cấp

đầy đủ các chất dinh dưỡng để có được sức khỏe tốt.

Để phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ, tư duy thì vấn đề quan trọng nhất

không thể thiếu là việc lựa chọn đúng thực phẩm và chế biến thực phẩm phải đảm

bảo đúng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ở trẻ em cũng vậy, muốn trẻ phát triển một cách toàn diện và đúng cách thì

phải coi trọng việc chăm sóc và nuôi dưỡng. Vì ở lứa tuổi này sức đề kháng của

trẻ vẫn còn non yếu, tỷ lệ suy dinh dưỡng, béo phì vẫn cao. Vì lẽ đó trong nhiều

năm qua cả cộng đồng nói chung và cấp bậc mầm non nói riêng đã có rất nhiều

các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dinh dưỡng của bữa ăn, các cách chế

biến món ăn cho hợp lý và vệ sinh an toàn thực phẩm phải được đảm bảo.

pdf 17 trang vuthom 08/10/2022 4440
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm trong công tác “Kỹ thuật chế biến món ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm trong công tác “Kỹ thuật chế biến món ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non”

Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm trong công tác “Kỹ thuật chế biến món ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non”
UBND QUẬN LONG BIÊN 
 TRƯỜNG MẦM NON HOA SỮA 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Một số kinh nghiệm trong công tác “ Kỹ thuật chế biến món ăn 
và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non” 
Lĩnh Vực/Môn: Chăm sóc nuôi dưỡng 
Cấp học: Mầm non 
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà 
Chức vụ: Nhân viên nuôi dưỡng 
ĐT: 0329977434 
Đơn vị công tác: Trường mầm non Hoa Sữa 
 Quận Long Biên – Hà Nội 
Long Biên, tháng 4 năm 2022 
MỤC LỤC 
STT NỘI DUNG Trang 
I ĐẶT VẤN ĐỀ 1,2 
II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 7 
1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 8 
2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN 9 
3 Các biện pháp đã tiến hành 10 
 Biện pháp 1: Kĩ thuật chế biến món ăn 
 Biện pháp 2: Một số món ăn dành cho trẻ mầm non 11 
Biện pháp 3: Phối hợp với gia đình trẻ về các kỹ thuật chế 
biến món ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm 
12 
 Biện pháp 4: Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ 13 
III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1 Ý nghĩa của SKKN 14 
2 Bài học kinh nghiệm 
3 Ý kiến đề xuất 
 PHỤ LỤC 
IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1/10 
I .ĐẶT VẤN ĐỀ 
Vì lợi ích 10 năm trồng cây 
 Lợi ích 100 năm trồng người . 
 Câu nói đó đã ngắn liền và cũng là mục tiêu quan trọng nhất của ngành giáo 
dục trong mọi thời đại. Bởi trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình là tài sản 
quý giá của dân tộc đồng thời đó cũng là những chủ nhân tương lai của đất nước 
“ Trẻ em như búp trên cành’’những búp non cần được nân niu chăm sóc giáo dục 
để yêu thương, hình thành và phát triển nhân cách. 
Chính vì vậy trong giai đoạn hiện nay chất lượng dinh dưỡng và kỹ thuật chế 
biến món ăn phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có tính chất quan trọng 
không phải chỉ riêng của một người mà là của toàn xã hội, cả cộng đồng và nhất 
là trong nghành giáo dục Mầm non. 
Ngày nay khi cuộc sống chở nên đầy đủ và sung túc thì nhu cầu ăn uống của 
con người cũng sẽ thay đổi, đồ ăn phải ngon, đẹp mắt, và phải đảm bảo cung cấp 
đầy đủ các chất dinh dưỡng để có được sức khỏe tốt. 
Để phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ, tư duy thì vấn đề quan trọng nhất 
không thể thiếu là việc lựa chọn đúng thực phẩm và chế biến thực phẩm phải đảm 
bảo đúng vệ sinh an toàn thực phẩm. 
Ở trẻ em cũng vậy, muốn trẻ phát triển một cách toàn diện và đúng cách thì 
phải coi trọng việc chăm sóc và nuôi dưỡng. Vì ở lứa tuổi này sức đề kháng của 
trẻ vẫn còn non yếu, tỷ lệ suy dinh dưỡng, béo phì vẫn cao. Vì lẽ đó trong nhiều 
năm qua cả cộng đồng nói chung và cấp bậc mầm non nói riêng đã có rất nhiều 
các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dinh dưỡng của bữa ăn, các cách chế 
biến món ăn cho hợp lý và vệ sinh an toàn thực phẩm phải được đảm bảo. 
Nuôi dưỡng là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình chăn sóc và giáo dục trẻ 
mầm non. Giúp cho trẻ có được sức khỏe tốt và phát triển một cách toàn diện. Để 
đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách và chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào tiểu 
học thì phải làm tốt công tác nuôi dưỡng. 
Bản thân tôi là một nhân viên nuôi dưỡng trong trường . Tôi luôn suy nghĩ 
phải làm thế nào để có thực phẩm sạch ,tươi ngon để tạo ra các món ăn ngon hấp 
dẫn phù hợp với từng lứa tuổi , đúng mùa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để 
trẻ ăn hết suất. 
Do vậy không nên có thái độ hay cái nhìn coi thường cách chế biến các 
món ăn cho xong chuyện mà phải biết nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể và giá trị 
dinh dưỡng của các nhóm thức ăn. Để biết cách chọn và ăn cho phù hợp với nhu 
 2/10 
cầu của từng giai đoạn phát triển của con người. Nhất là ở lứa tuổi mần non, lứa 
tuổi mà toàn xã hội hết sức quan tâm. 
Chính vì lý do này tôi chọn đề tài : ‘‘Kỹ thuật chế biến món ăn và vệ sinh 
an toàn thực phẩm trong trường mầm non”. 
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến 
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non có vai trò vô cùng quan trọng cho sự 
phát triển toàn diện của trẻ . Hơn nữa chăn sóc nuôi dưỡng cũng là nhiệm vụ quan 
trọng trong quá trình chăm sóc trẻ tại trường mầm non. Muốn có chất lượng nuôi 
dưỡng tốt thì đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng phải có kinh nghiệm và năng lực tốt. 
Bản thân mỗi cô nuôi thì phải luôn tìm tòi ,sáng tạo để nâng cao chất lượng 
món ăn cho trẻ, món ăn có hấp hẫn thì mới kích thích được vị giác của trẻ tạo cho 
trẻ có cảm giác thèm ăn ,trẻ mầm non thường khó ăn và lại nhanh chán những 
món ăn cũ . Vì vậy cần phải cải tiến, sáng tạo các món ăn để phù hợp với chế độ 
ăn của trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng và ăn hết suất ăn giúp trẻ phát triển cân đối và 
toàn diện hơn. Bởi thực tế trẻ mầm non rất khó tiếp cận món ăn mới nhưng 
với món ăn cũ thì cần phải cải tiến, sáng tạo cách chế biến để tối ưu và phù hợp 
đối với trẻ. 
Để làm được điều đó mỗi người chúng ta cần phải nắm rõ được sở thích ăn 
uống của trẻ để phối hợp xây dựng thực đơn cho phù hợp với chế độ ăn và lứa 
tuổi của trẻ, sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, ăn hết xuất giúp trẻ phát triển khoẻ 
mạnh, cân đối. 
2.Thực trạng của vấn đề 
 2.1. Thuận lợi 
- Trường mầm non Hoa Sữa nằm trên địa bàn phường ,nơi tập chung nhiều 
khu công nghiệp . Có mật độ dân cư đông đúc. 
- 100% CB GV NV nhà trường đã tiêm phòng đủ 3 mũi vacxin phòng covit 
– 19 
- Trường có 20 lớp: 18 lớp mẫu giáo, 2 lớp nhà trẻ. Bếp ăn đạt tiêu chuẩn 
bếp ăn 1 chiều 
- Trình độ chuyên môn : 100% giáo viên nhân viên chuẩn bằng Cao Đẳng,Đại 
Học. Tập thể CB GV NV nhà trường luôn luôn đoàn kết yêu nghề, mến trẻ. 
- Chế độ ăn của trẻ được chia làm 2 mùa : Mùa đông và Mùa hè . 
- Mỗi năm trường thường tổ chức các buổi tập huấn về vấn đề an toàn thực 
phẩm tới toàn thể CB GV NV nhà trường. 
 3/10 
2.2 Khó khăn 
- Khó khăn lớn nhất là do dịch bệnh kéo dài nên trẻ không thể trực tiếp đến 
trường. 
- Phần lớn phụ huynh có cái nhìn lệch lạc về vấn đề chăm sóc trẻ tại trường 
và chưa bao quát tới công việc cũng như tầm quan trọng của các cô nuôi . 
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng béo phì vẫn còn tồn tại. 
- Thời tiết thay đổi khi giao mùa dẫn đến dịch bệnh xẩy ra : Thủy Đậu ; Tay 
Chân Miệng. ảnh hưởng đến học tập của các con. 
3. Các biện pháp đã tiến hành 
3.1 Biện pháp 1: Kỹ thuật chế biến món ăn 
* Lựa chọn nguyên liệu 
Để có được món ăn ngon hấp dẫn trẻ không chỉ ở màu sắc và mùi vị thì khâu 
quan trọng nhất là lựa chọn thực phẩm.Mặc dù trường đã có hợp đồng cung cấp 
thực phẩm nhưng người tiếp nhận thực phẩm tại trường phải có kiến thức để nhận 
biết được các loại thực phẩm đảm chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.Khi 
lựa chọn thực phẩm phần lớn dựa vào chỉ tiêu cảm quan bên ngoài của nguyên 
liệu , các dấu hiệu nhận biết của bên vệ sinh dinh dưỡng mà bỏ qua các dấu hiệu 
mà mắt thường không phân biệt được. ( Hình ảnh 1) 
Sau đây là cách lựa chọn một số loại thực phẩm : 
 a. Thịt Lợn 
 TT Chỉ số Thịt tươi Thịt kém tươi và ôi 
1 
Trạng thái bên 
ngoài 
- Màng ngoài khô 
- Mỡ có màu sắc, độ rắn, 
mùi vị bình thường 
- Mặt khớp lang và trong 
- Dịch hoạt trong 
- Màng ngoài nhớt 
nhiều hay bắt đầu nhớt 
- Mỡ có màu tối, độ rắn 
giảm, mui vị ôi 
- Mặt khớp có nhiều 
nhớt 
2 
Vết cắn 
Màu sắc bình thường Màu kém tươi hơi ướt 
3 
Độ rắn và độ 
đàn hồi 
Thịt rắn ,độ đàn hồi 
cao.Lấy ngón tay ấn vào 
thịt không để lại vết lõm 
khi bỏ tay ra 
Thịt kém tươi và ôi khi 
ấn ngón tay vào sẽ để 
lại vết lõm và lâu trở về 
trạng thái bình thường. 
 4/10 
4 Tủy và nước 
Bám chắc vào thành ống 
tủy, nước trong có mùi 
thơm. 
Tủy tróc ra khỏi ống 
tủy, nước đục có mùi 
hôi. 
Một số thịt lợn bệnh. 
- Lợn bị tụ huyết trùng : Thịt có những mảng bầm ,tụ máu 
- Lợn gạo: Do ấu trùng hoặc kén giun sán 
- Lợn tả: Xuất hiện các nốt nằm dưới da hoặc trên vành tai lấm tấm như muỗi 
đốt. 
- Lợn bị thương hàn: Bề mặt da có những vết bầm, thịt nhão, tai bị tím. 
- Lợn bị viêm gan: Thịt lợn có màu vàng. 
 b. Thịt Bò: 
Thịt tươi Thịt ôi ,kém chất lượng 
- Có màu đỏ đặc trưng - Màu sám 
- Mỡ vàng ,nhạt màu - Mỡ vàng đậm 
- Độ đàn hồi tốt - Đàn hồi kém ,thịt nhão 
- Bề mặt : Khô ,mịn - Bề mặt ướt và nhớt 
- Mùi : Có mùi đặc trưng - Mùi hôi 
Thịt bò bị bệnh: 
- Lở mồm long móng 
- Nội tạng xuất huyết , bầm đen ,mềm nhũn .Máu không đông hẳn ,trong 
tim có nhiều máu không đông , trên niêm mạc có những đốm máu đông lại tổ 
chức liên kết dưới da có dịch màu vàng. 
- Thịt tươi có màu sắc tự nhiên từ trắng tới trắng ngà,da kín không có vết 
bầm,mốc hoặc có các vết lạ. 
- Thịt gia cầm(gà,vịt,ngan) có mùi đặc trưng của gia cầm , không có mùi lạ 
. - Nội tạng : Kiểm tra gan , gan bình thường có màu sắc đặc trưng ,không 
bầm hoặc đốm. 
- Thực phẩm chế biến sẵn phải thận trọng nên mua ở những cơ sở nguồn 
gốc đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. 
c. Cá 
 Cá tươi Cá ươn 
Mắt - Trong suốt , nhãn cầu lồi 
- Đục ,nhãn cầu khô và 
lõm 
 5/10 
Thân cá 
- Cơ cứng đặt trên tay không thõng 
xuống. 
- Có dấu hiệu lên men. 
Đặt trên tay thõng xuống 
dễ dàng 
Mang và 
Miệng 
- Mang dắn chặt vào hoa khế ,có màu 
đỏ tươi. Miệng ngậm cứng. 
- Mang hơi cách hoa khế 
,có màu nâu sám. Miệng 
há hẳn. 
Vẩy 
- Tươi óng, dính chặt. Không dịch, 
không màu và không có mùi 
- Vẩy mờ ,dễ bong tróc 
,có mùi hôi. 
Bụng - Bình thường không phình - Phình bụng 
Hậu môn - Thụt sâu , trắng nhạt - Lồi ,đỏ bẩn 
Thịt 
- Rắn chắc có đàn hồi dính chặt vào 
xương sống 
- Mềm nhũn ,rễ bị tróc 
ra khỏi xương 
d. Trứng: Bên ngoài vỏ có màu sáng . Không có vết sám đen, không bị dập. 
Khi soi qua ánh sáng có màu hồng trong suốt. Cầm lên có cảm giác nặng hay nhẹ, 
lắc thử nếu có tiếng động là trứng hỏng. 
e. Rau củ quả: Có hình dạng màu sắc tự nhiên, không bị dập nát có mùi lạ. 
Với một số loại quả bên trong đã bị hỏng nhưng bên ngoài vẫn tươi do đã sử dụng 
hóa chất bảo quản. Nên cần kiểm tra kỹ .. 
 * Sơ Chế 
Nghe có vẻ rễ nhưng sơ chế lại là 1 khâu quan trọng trong quá trình chế biến 
món ăn. Bởi sơ chế là làm sạch nguyên liệu, loại bỏ những phần không ăn được, 
có ảnh hưởng không tốt tới chất lượng của món ăn. Sơ chế đúng cách còn tiết 
kiệm được nguyên liệu, giữ được giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu hơn nữa còn 
đảm bảo vệ sinh sự tinh khiết của nguyên liệu. 
Mỗi loại nguyên liệu đều có các cách chế biến khác nhau, cách sơ chế khác 
nhau để phù hợp với từng trường hợp khác nhau. ( Hình ảnh 2 ) 
 * Chế Biến 
Sau khi các nguyên liệu được sơ chế xong sẽ được đưa vào chế biến nhiệt. 
Các nguyên liệu trước khi đưa vào chế biến thường được tẩm ướp phụ gia để phù 
hợp với món ăn và làm cho món ăn ngon và hấp dẫn hơn. 
Thời gian làm chín nguyên liệu phù thuộc vào khâu chế biến cách pha khối 
các nguyên liệu để phù hợp với mỗi món ăn, yêu cầu các món ăn sau khi chế biến 
xong phải có màu sắc tự nhiên của nguyên liệu, có mùi thơm, vị ngọt, nguyên liệu 
chín mềm không bị nát. ( Hình ảnh 3 ) 
 6/10 
* Trình bày 
Để có được món ăn ngon miệng và đẹp mắt đòi hỏi người trình bày phải lựa 
chọn các nguyên liệu đi kèm để kết hợp với món ăn cho hài hòa đẹp mắt .Ngoài 
ra còn pải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, có hình thức đẹp về màu sắc mùi vị để 
hấp dẫn và kích thích được sự thèm ăn trong mỗi người, đặc biệt là đối với trẻ khi 
ăn bán trú tại trường. 
Thực tế cho thấy trẻ sau khi tới trường học về các con đã kể rất nhiều với 
phụ huynh về các món ăn tại trường rằng các con rất thích các móm ăn ở trường 
. Có phụ huynh còn chia sẻ và hỏi cách chế biến để nấu cho các con ăn tại nhà 
3.2 Biện pháp 2: Một số món ăn giành cho trẻ mầm non 
Món 1: Thịt bò ,thịt lợn hầm khoai tây cà rốt 
+ Nguyên liệu : 
Thịt bò 
Thịt Lợn 
Khoai tây 
Cà rốt ,Cà chua 
Hành lá, cần tỏi tây 
Tỏi khô,dầu ăn 
Gia vị : nước mắm, mỳ chính. 
+ Sơ chế : 
Thịt rửa sạch, thái miếng đem trần qua nước sôi để loại bỏ mùi hôi rồi đem 
xay nhỏ. 
Cà rốt, khoai tây gọt vỏ, rửa sạch thái hạt lựu 
Cà chua rửa sạch, cắt bỏ núm thái miếng cau ( xay nhỏ ) 
Hành lá, cần tỏi tây cắt bỏ gốc rửa sạch thái nhỏ 
+ Cách làm: 
Tỏi khô bóc vỏ băm nhỏ cho chút dầu vào phi thơm sau đó cho cà chua vào 
xào trước . Sau đó cho thịt, gia vị vào xào đều, đun nhỏ lửa đảo đều tay cho thịt 
không bị vón cục. Sau đó đậy vung hầm nhỏ lửa cho tới khi thấy thịt chín mềm ta 
cho khoai tây vào hầm sau đó cho cà rốt vào hầm. Khi các nguyên liệu chín mềm 
và nhừ ta cho hành lá và cần tỏi đã thái nhỏ vào trộn đều và tắt bếp. 
+ Yêu cầu thành phẩm: 
 7/10 
Tất cả các nguyên liệu phải chín mềm. Món ăn phải dậy mùi thơm của thịt 
bò,có vị ngọt của cà rốt, béo ngậy của thịt lợn.Màu sắc đẹp mắt và món ăn vừa ăn 
không được mặn. ( Hình ảnh 4 ) 
Món 2: Canh bí đỏ nấu thịt lợn. 
Canh là món ăn phổ biến trong các bữa ăn hằng ngày của người dân Việt 
Nam, nhất là vào mùa hè khi thời tiết oi bức. 
Nấu canh là một trong những phương pháp làm chín thực phẩm bằng cách 
dùng nhiều nước làm môi trường truyền nhiệt. 
Nguyên liệu nấu canh lại rất phong phú và đa dạng từ động vật đến thực vật 
. Có thể dùng 1 loại rau với chút gia vị để nấu canh hoặc phối hợp với nhiều loại 
rau hay nhiều nguyên liệu khác nhau để tạo thành 1 món canh ngon có chất lượng. 
+ Nguyên liệu: 
Bí đỏ 
Thịt lợn 
Hành lá ,hành khô; rau mùi, gia vị mỳ chính. 
+ Sơ chế: 
Thịt lợn rửa sạch, thái miếng nhỏ đem trần qua nươc sôi rồi xay nhỏ. 
Bí đỏ gọt vỏ rửa sạch thái hạt lựu 
Hành khô bóc vỏ băm nhỏ 
Hành lá, rau mùi bỏ gốc rửa sạch thái nhỏ 
+ Cách làm: 
Cho dầu ăn vào phi thơm hành khô ,sau đó cho thịt vào đảo cùng với gia vị 
đảo đều tay cho thịt không bị vón .Sau đó cho nước vào đun. Nước canh sôi ta 
cho bí vào đun nhỏ lửa, khi bí đã chín mềm ta cho hành lá rau mùi vào rồi tắt bếp 
. 
+ Yêu cầu thành phẩm: 
Nước canh trong,bí chín mềm, dậy lên vị thơm và ngọt của bí và thịt Có màu 
sắc đẹp mắt. ( Hình ảnh 5 ) 
Món 3: Cháo Ngao 
Cháo là món ăn rất thông dụng phù hợp với cả trẻ nhỏ và người lớn. 
+ Nguyên liệu: 
Gạo tẻ 
Gạo nếp 
Ngao 
Hành lá ,rau răm,hành khô 
 8/10 
Gia vị ,mỳ chính.dầu ăn 
+ Cách chế biến 
Ngao rửa sạch cho lên bếp đun ,nhặt lấy thịt ngao xay nhỏ.Nước luộc ngao 
lọc lấy nước trong. 
Gạo tẻ gạo nếp trộn đều (gạo tẻ nhiều hơn gạo nếp) vo sạch, để vào nồi ninh 
cùng nước luộc ngao. Đun nhỏ lửa cho tới khi gạo nở đều và sánh. 
Cho dầu ăn phi thơm hành khô,cho thịt ngao vào xào cho chút nước mắn đảo 
đều.Rồi đen đun nhỏ lửa cùng cháo cho tới khi cháo chín nhừ, cho gia vị mỳ chính 
đảo đều tay cho tiếp hành lá, rau răm quậy đều rồi tắt bếp. 
+ Yêu cầu thành phẩm 
Cháo sánh nhừ không quá đặc cũng không quá loãng 
Có mùi thơm đặc trưng của ngao, rau răm, vị ngọt vừa ăn. ( Hình ảnh 6 ) 
3.3 Biện pháp 3 : Phối hợp với gia đình về kỹ thuật chế biến món ăn và 
vệ sinh an toàn thực phẩm. 
 Để làm tốt công tác này toàn thể cán bộ giáo viên nhân viên trong trường 
phải tuyên truyền đến các bậc phụ huynh , hội cha mẹ biêt được chất lượng của 
bữa ăn cũng như giá trị dinh dưỡng của các nguyên liệu và kỹ thuật chế biến sao 
cho phù hợp để tận dụng hết các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm đó. Ngoài 
ra với cùng 1 loại nguyên liệu ta có thể làm nhiều món khác nhau để kích thích 
trẻ ăn nhiều hơn. 
Và như chúng ta đã biết dịch bệnh Covid19 đang lây lan nhanh ra cộng đồng, 
để giúp trẻ tang sức đề kháng phòng chống dịch bệnh thì nhà trường đã phối hợp 
tuyên tuyền tới các bậc phụ huynh về kiến thức xây dựng, chế độ dinh dưỡng cho 
trẻ khoa học và đúng cách. 
Đặc biệt khuyến khích cha mẹ đến trường để kiểm tra chất lượng bữa ăn giúp 
phụ huynh có cái nhìn đúng đắn và thấy được tầm quan trọng của việc chăm sóc 
nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non. ( Hình ảnh 7 ) 
3.4 Biện pháp 4 : Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ 
 Hàng tháng trường tổ chức các cuộc họp CB GV NV thống nhất nâng cao 
chất lượng bữa ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm phòng chống ngộ độc và tai nạn. 
Khuyến khích cô nuôi học hỏi nâng cao tay nghề, tham gia các lớp bồi dưỡng do 
trường phân công. 
Các cô nuôi phải làm đúng quy trình thực đơn, sơ chế, chế biến phải đảm 
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Định lượng đúng bữa ăn của trẻ bảo đảm trẻ ăn 
ngon miệng, ăn hết suất để trẻ tăng cân khỏe mạnh và phát triển tốt về mọi mặt. 
 9/10 
Nhiệt tình hưởng ứng các đợt hội giảng: 20-11,8-3 mang đến những món 
ăn ngon, mới lạ các món ăn cho trẻ và cho cô. ( Hình ảnh 8 ) 
 4 . Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiêm 
Như chúng ta đã biết , dinh dưỡng là nhu cầu sống hằng ngày nó quyết định 
tới sự tồn tại và phát triển của của cơ thể con người. Đặc biệt là nhu cầu dinh 
dưỡng của trẻ em đang trong thời kỳ phát triển và dinh dưỡng đi vào cơ thể thông 
qua đường ăn uống. Chính vì vậy món ăn phải ngon và hấp dẫn sẽ giúp trẻ nạp 
thêm nhiều dinh dưỡng vào cơ thể . 
Nhờ có sự nỗ lực tuyên truyền của nhà trường nói chung và nhân viên nuôi 
dưỡng nói riêng bản thân tôi đã tìm tòi chế biến các món ăn đồng thời kết hợp 
những kỹ năng trong chế biến món ăn như trình bày ở trên . Nên đã góp phần 
giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng béo phì . Không có trường hợp ngộ độc thức ăn 
nào xẩy ra. 
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 
Chế biến món ăn là công việc hang ngày của mỗi gia đình nhưng để làm 
đúng kĩ thuật lại không đơn giản. Đề đạt được kết quả tốt quan trọng là người 
nhân viên phải biết nhận thức và xác định được tầm quan trọng của các món ăn. 
Món ăn ngon không chỉ ở màu sắc mùi vị mà còn phải đảm bảo an toàn cho người 
ăn. 
2. Bài học kinh nghiệm 
Tiếp tục học hỏi nâng cao tay nghề kĩ thuật nấu ăn trong chế biến món ăn 
cho trẻ. Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm do trung 
tâm y tế quận tổ chức.Thực hiện đúng bếp ăn một chiều. 
Trong mỗi một linh vực đều có những vất vả và niềm vui riêng, với tôi khi 
nìn thấy các con ăn những bữa ăn ngon ăn hết suất và tỉ lệ suy dinh dưỡng, béo 
phì giảm tôi cảm thấy rất hạnh phúc vì những lỗ lực của mình bỏ ra hoàn toàn 
xứng đáng. 
3. Ý kiến đề xuất 
Căn cứ vào tình hình thực tế, tôi có đề xuất như sau: 
- Về phía nhà trường: Tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng và cuộc thi để tổ nuôi 
nâng cao tay nghề 
- Về phía phòng giáo dục: Cần tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên nhất là 
nhân viên nuôi dưỡng được đi thăm quan học hỏi các trường bạn làm tốt công tác 
 10/10 
chăm sóc nuôi dưỡng. Để cán bộ giáo viên nhân viên học hỏi rút ra kinh nghiệm 
khi công tác ở trường mình. 
Trên đây là sáng kiến nhỏ của tôi về KTCBMA và VSATTP trong trường 
mầm non, góp phần giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng và béo phì trong cộng đồng nói 
chung và trường mầm non Hoa Sữa nói riêng.Tạo tiền đề giúp trẻ phát triển toàn 
diện đáp ứng yêu cầu và mục tiêu của ngành đề ra. Hơn hết tạo niềm tin tới các 
cấp lãnh đạo, phụ huynh học sinh để tạo bước đưa nhà trường phát triển. 
PHỤ LỤC 
Hình ảnh 1 
Hình ảnh 2 
Hình ảnh 3 
Hình ảnh 4
Hình ảnh 5 
Hình ảnh 6 
 Hình ảnh 7 
Hình ảnh 8 
IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Kỹ thuật chế biến món ăn á – âu 
2. Đại cương về dinh dưỡng cộng đồng và an toàn thực phẩm 
3. Dinh dưỡng và sự phát triển trẻ nhỏ 

File đính kèm:

  • pdfbao_cao_bien_phap_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_ky_thuat.pdf