Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nâng cao chất lượng tiết hoạt động tập thể cho học sinh Lớp 5
Trong trường tiểu học, dạy học là hoạt động trọng tâm, chiếm một quỹ thời gian lớn, chi phối nhiều hoạt động khác. Nhưng do đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học, trẻ có nhu cầu phát triển mạnh cả về trí tuệ, lẫn thể chất. Bản chất của việc “học mà chơi, chơi mà học” vẫn là đặc điểm tâm lí hết sức quan trọng và đặc trưng cho mọi hoạt động học tập, lao động, vui chơi giải trí của các em. Đây là thời kì mà tư duy của trẻ đang chuyển dần từ tư duy trực quan sinh động sang tư duy trừu tượng. Vì vậy, song song với việc đặt những viên gạch nền móng của kiến thức văn hóa và khoa học cho các em, chúng ta cần phải tổ chức cho trẻ sinh hoạt vui chơi một cách lí thú , bổ ích phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của các em.Làm thế nào để giúp trẻ cân bằng giữa việc học tập và vui chơi, giúp trẻ giảm bớt sự mệt mỏi, căng thẳng sau những giờ học trên lớp, tạo hứng thú trong học tập, trong tư duy, trong nghiên cứu sáng tạo, rèn luyện và phát triển thể chất, tinh thần cho trẻ,
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nâng cao chất lượng tiết hoạt động tập thể cho học sinh Lớp 5
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIẾT HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ CHO HỌC SINH LỚP 5 Lĩnh vực / Môn : Chủ nhiệm Cấp học: Tiểu học Tác giả: Đỗ Thị Thu Ngân Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phương Liệt Chức vụ: Giáo viên chủ nhiệm NĂM HỌC 2018 - 2019 Mục lục Phần 1: Đặt vấn đề 1 Lí do chọn đề tài 2 Mục đích nghiên cứu 2 Đối tượng nghiên cứu 3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3 Phạm vi nghiên cứu 3 Phương pháp nghiên cứu 3 Phần 2: Nội dung 4 Chương 1. Cơ sở lí luận 4 Chương 2. Cơ sở thực tiễn 6 Thuận lợi 6 Khó khăn 6 Thực trạng 6 Chương 3. Biện pháp 9 Phần 3: Kết luận và khuyến nghị 18 PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Bậc Tiểu học là bậc học đầu tiên được xác định là “bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân”, nó đặt nền móng ban đầu cho việc xây dựng phát triển toàn diện nhân cách, trí tuệ con người, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Điều 27, khoản 2 - Luật giáo dục năm 2005 đã xác định mục tiêu của giáo dục tiểu học là: “Giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học bậc Trung học cơ sở.” Các môn học trong bậc tiểu học đều nhằm mục đích phát triển toàn diện cho học sinh về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Tuy nhiên mỗi phân môn đều có những đặc trưng riêng, hình thức tổ chức cũng rất phong phú nhằm giáo dục học sinh theo từng mặt khác nhau. 1. Lí do chọn đề tài: Trong trường tiểu học, dạy học là hoạt động trọng tâm, chiếm một quỹ thời gian lớn, chi phối nhiều hoạt động khác. Nhưng do đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học, trẻ có nhu cầu phát triển mạnh cả về trí tuệ, lẫn thể chất. Bản chất của việc “học mà chơi, chơi mà học” vẫn là đặc điểm tâm lí hết sức quan trọng và đặc trưng cho mọi hoạt động học tập, lao động, vui chơi giải trí của các em. Đây là thời kì mà tư duy của trẻ đang chuyển dần từ tư duy trực quan sinh động sang tư duy trừu tượng. Vì vậy, song song với việc đặt những viên gạch nền móng của kiến thức văn hóa và khoa học cho các em, chúng ta cần phải tổ chức cho trẻ sinh hoạt vui chơi một cách lí thú , bổ ích phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của các em.Làm thế nào để giúp trẻ cân bằng giữa việc học tập và vui chơi, giúp trẻ giảm bớt sự mệt mỏi, căng thẳng sau những giờ học trên lớp, tạo hứng thú trong học tập, trong tư duy, trong nghiên cứu sáng tạo, rèn luyện và phát triển thể chất, tinh thần cho trẻ,Việc tổ chức tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các tiết hoạt động tập thể trong nhà trường sẽ giải quyết được vấn đề nêu trên. Bởi chính các tiết hoạt động tập thể là một sân chơi bổ ích và lí thú nhất trong nhà trường giúp các em vừa được học tập ôn luyện củng cố, mở mang kiến thức đã học trên lớp vừa được vui chơi, giải trí lành mạnh và thể hiện được chính mình. Đây là động lực thúc đẩy giúp các em học tốt hơn các môn học văn hóa, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường. Tuy nhiên , trong thực tế tại các trường tiểu học, các tiết hoạt động tập thể hiện nay vẫn chưa được tập trung, chú trọng, chưa được đặt tương xứng với tầm quan trọng của nó. Hoạt động tập thể vẫn bị coi là “Tiết phụ” chưa có tầm quan trọng như các tiết học Toán, Tiếng Việt trong nhà trường.. Chính vì những mục tiêu nêu trên, tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng tiết hoạt động tập thể cho học sinh lớp 5” nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường. 2. Mục đích nghiên cứu: - Khảo sát thực trạng hoạt động tập thể ở trường Tiểu học Phương Liệt. Từ đó đề xuất một số biện pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tập thể nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong nhà trường nói chung. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Công tác dạy và học của giáo viên và học sinh trong việc thực hiện hoạt động tập thể trường Tiểu học Phương Liệt trong những năm gần đây. - Học sinh khối 5 – trường Tiểu học Phương Liệt. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của đề tài là giải quyết các vấn đề sau: - Nghiên cứu cơ sở lí luận vể công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên Tiểu học. - Nghiên cứu thực trạng chất lượng công tác chủ nhiệm lớp 5. - Đề xuất và thực nghiệm các biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp. - Đánh giá kết quả thực tế. 5. Phạm vi nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lí luận về công tác hoạt động tập thể. - Nghiên cứu thực trạng công tác hoạt động tập thể của trường Tiểu học Phương Liệt - Đề xuất một số biện pháp chỉ đạo công tác hoạt động tập thể tại trường Tiểu học Phương Liệt. - Về thời gian : Bắt đầu từ năm học 2018-2019, kết thúc cuối năm học 2018 – 2019. 6 .Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp đọc sách : Mục đích : Để nghiên cứu, thu thập tài liệu có liên quan đến công tác hoạt động tập thể. Cách thức tiến hành :Tìm đọc, phân tích các văn bản, văn kiện, chủ trương, sách báo và các tài liệu, sáng kiến về công tác hoạt động tập thể trong trường học. + Phương pháp Trò chuyện: Mục đích : Nhằm nghiên cứu thực trạng và thu thập tư liệu, thông tin về công tác hoạt động tập thể tại trường. Cách thức tiến hành : Trò chuyện trực tiếp với giáo viên, Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và địa phương. + Phương pháp thống kê: Sử dụng thống kê để xử lí các tài liệu, số liệu thu thập được.
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_tiet.doc