Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức họat động kết nối qua zoom cho trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi ở nhà nghỉ dịch

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, khai giảng năm học 2021-2022, Hà Nội và một số tỉnh, thành phố khai giảng trực tuyến hoặc trên truyền hình vào đúng ngày 5/9, đảm bảo các quy định về giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ. Trong năm học này, hơn 20 triệu học sinh, sinh viên và gần 2 triệu nhà giáo các cấp học chưa thể tiếp tục dạy học và học theo phương thức dạy học trực tiếp. Tình trạng này bị gián đoạn và kéo dài qua bốn đợt bùng phát dịch COVID-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm chương trình, phương pháp, kế hoạch tổ chức dạy và học, hoạt động của trường, lớp và đến sự phát triển của trẻ em, học sinh cả nước.

Dạy học trực tuyến (online), dạy học lai ghép (Hybrid), dạy học phối hợp (blended) trực tuyến với trực tiếp (trực diện) là giải pháp được nhiều quốc gia và các tổ chức giáo dục lựa chọn trong thời kỳ COVID-19. Trong đó, dạy học trực tuyến phương pháp giảng dạy khá hiệu quả mà giáo viên và học sinh cần áp dụng một cách có định hướng để truyền tải kiến thức đến học sinh một cách linh hoạt, giúp cho người học theo được mạch bài giảng đạt được mục tiêu của bài học và môn học

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, ngành Giáo dục và đào tạo ở nước ta đã có nhiều đổi mới, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải thiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; thay đổi, điều chỉnh các hoạt động dạy học, tổ chức dạy học trực tuyến góp phần phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy - học, thúc đẩy tạo điều kiện để trẻ em, học sinh được học ở mọi nơi, mọi lúc và bảo đảm công tác phòng, chống dịch, thích ứng với tình hình của dịch COVID-19; đồng thời thực hiện tốt phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng học” đáp ứng mục tiêu chương trình, kế hoạch công tác của năm học.

 

doc 12 trang vuthom 08/10/2022 8280
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức họat động kết nối qua zoom cho trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi ở nhà nghỉ dịch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức họat động kết nối qua zoom cho trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi ở nhà nghỉ dịch

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức họat động kết nối qua zoom cho trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi ở nhà nghỉ dịch
UBND QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG MẦM NON NGỌC THỤY
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức họat dộng kết nối qua zoom cho trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi ở nhà nghỉ dịch
Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo
Cấp học: Mầm non
Họ và tên tác giả: Chu Thị Châm
Chức vụ: Giáo viên
Long Biên, tháng 4 năm 2022
MỤC LỤC
STT
Nội Dung
Trang
1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1
2
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp tới vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm
2. Thực trạng vấn đề
2.1. Thuận lợi
2.2. Khó khăn
3. Các biện pháp thực hiện
3.1. Biện pháp 1: Xây dựng nội dung kết nối
3.2.Biện pháp 2: Chuẩn bị trang thiết bị, đồ dùng trước giờ kết nối
3.3. Biện pháp 3: Tổ chức thực hiện tốt nội dung kết nối
3.3.1. Tăng cường hứng thú cho học sinh trong buổi giao lưu trực tuyến
3.3.2. Quản lý lớp học
3.4. Biện pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh
4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
4.1. Đối với trẻ
4.2. Đối với giáo viên
4.3. Đối với phụ huynh
2
2
2
2
3
3
3
3
4
4
5
6
6
7
7
7
3
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị
7
7
8
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, khai giảng năm học 2021-2022, Hà Nội và một số tỉnh, thành phố khai giảng trực tuyến hoặc trên truyền hình vào đúng ngày 5/9, đảm bảo các quy định về giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ. Trong năm học này, hơn 20 triệu học sinh, sinh viên và gần 2 triệu nhà giáo các cấp học chưa thể tiếp tục dạy học và học theo phương thức dạy học trực tiếp. Tình trạng này bị gián đoạn và kéo dài qua bốn đợt bùng phát dịch COVID-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm chương trình, phương pháp, kế hoạch tổ chức dạy và học, hoạt động của trường, lớp và đến sự phát triển của trẻ em, học sinh cả nước. 
Dạy học trực tuyến (online), dạy học lai ghép (Hybrid), dạy học phối hợp (blended) trực tuyến với trực tiếp (trực diện) là giải pháp được nhiều quốc gia và các tổ chức giáo dục lựa chọn trong thời kỳ COVID-19. Trong đó, dạy học trực tuyến phương pháp giảng dạy khá hiệu quả mà giáo viên và học sinh cần áp dụng một cách có định hướng để truyền tải kiến thức đến học sinh một cách linh hoạt, giúp cho người học theo được mạch bài giảng đạt được mục tiêu của bài học và môn học
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, ngành Giáo dục và đào tạo ở nước ta đã có nhiều đổi mới, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải thiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; thay đổi, điều chỉnh các hoạt động dạy học, tổ chức dạy học trực tuyến góp phần phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy - học, thúc đẩy tạo điều kiện để trẻ em, học sinh được học ở mọi nơi, mọi lúc và bảo đảm công tác phòng, chống dịch, thích ứng với tình hình của dịch COVID-19; đồng thời thực hiện tốt phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng học” đáp ứng mục tiêu chương trình, kế hoạch công tác của năm học.
Đối với giáo dục mầm non, ngành Giáo dục đã thực hiện nhiều các giải pháp, kịch bản ứng phó; xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng, lựa chọn nội dung giáo dục cần thiết đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục mầm non theo quan điểm lấy trẻ em làm trung tâm; linh hoạt trong công tác quản lý, chỉ đạo hướng dẫn giáo viên chủ động điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp với khả năng của trẻ em trong mỗi lớp phù hợp với tình hình dịch bệnh kéo dài và phức tạp và theo tình hình thực tế của từng địa phương. Nhờ đó, đảm bảo thực hiện theo mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non. Trong đó, hoạt động cho trẻ kết nối được trường Mầm non sử dụng thường xuyên. Trong quá trình tổ chức, trẻ lớp tôi đạt tỷ lệ như sau:
 Trẻ thường xuyên tham gia kết nối là 16 trẻ đạt 52%. 
 Trẻ hào hứng với hoạt động kết nối là 10 trẻ đạt 32%
 Trẻ biết thực hiện theo hướng dẫn của cô là 14 trẻ đạt 45%
 Trẻ hoàn thành các bài tập kết nối là 11 trẻ đạt 35%
Là một giáo viên mầm non dạy lớp mẫu giáo bé 3-4 tuổi tôi luôn nghĩ phải làm như thế nào để cho trẻ tham gia hoạt động kết nối một cách tích cực, hiệu quả hơn. Chính vì vậy trong những năm công tác tại trường bản thân đã tích lũy được một số kinh nghiệm, học hỏi những người đi trước, chị em đồng nghiệp, tôi xin mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động kết nối qua zoom cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở nhà nghỉ dịch” làm đề tài sáng kiến trong năm học này. 
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Những nội dung lí luận có liên quan trực tiếp với vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm.
Qua nhiều năm công tác tại trường, được tiếp xúc với trẻ, được quan sát trẻ chơi, tôi nhận thấy rằng trẻ Mầm non nói chung và trẻ 3-4 tuổi nói riêng rất thích được tham gia các hoạt động trên lớp. Do nghỉ dài ngày, các con không được tiếp xúc thường xuyên với mọi người cùng nên rất mong được gặp gỡ cô và các bạn. Hơn nữa các con cũng cần có những kiến thức và kỹ năng để tự mình xử lý được những tình huống hàng ngày. Để có thể giúp các con giao lưu với bạn và học những kỹ năng cơ bản, trường mầm non Ngọc Thụy đã xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động kết nối đến các khối lớp. Tuy nhiên thời gian đầu phụ huynh và các con chưa tích cực tham gia.Vì lẽ đó nên tôi đã áp dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động kết nối cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở trường mầm non nơi tôi giảng dạy.
2. Thực trạng vấn đề:
Trong năm học 2021 - 2022 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo bé. Trong quá trình tổ chức các hoạt động kết nối cho trẻ tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn như sau:
2.1. Thuận lợi: 
Bản thân có nhiều năm liên tục chủ nhiệm lớp mẫu giáo bé, luôn yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần học hỏi chuyên môn. 
Hầu hết trẻ trong lớp đều đã qua lớp nhà trẻ nên nhận thức đồng đều.
Một số phụ huynh bước đầu đã quan tâm đến các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường nói chung và những hoạt động của lớp nói riêng.
2.2. Khó khăn : 
Trong thời gian đầu, việc triển khai hình thức kết nối còn có sự lúng túng. Giáo viên mặc dù đã được bồi dưỡng về nghiệp vụ nhưng còn hạn chế trong việc tiếp cận công nghệ .
Trẻ em phải nghỉ ở nhà trong thời gian dài, ảnh hưởng đến nền nếp, thói quen thực hiện chế độ sinh hoạt theo yêu cầu phát triển của độ tuổi. 
Vẫn còn một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến các hoạt động kết nối ở lớp của con em mình. 
Trang thiết bị sử dụng cho hoạt động kết nối qua zoom chưa đầy đủ.
3. Các biện pháp đã tiến hành: 
3.1. Biện pháp1: Xây dựng nội dung kết nối
Sử dụng thành thạo công nghệ: Bởi dạy học trực tuyến là mới với tất cả mọi người, do vậy là một người giáo viên bạn cần hiểu rõ và giải đáp khi học sinh, sinh viên của mình gặp sự cố. Hãy dành thời gian để làm quen và tìm hiểu công nghệ này và chắc chắn là hiểu nó trước khi dùng.
 Chuẩn bị sẵn sàng thông tin liên hệ của phần mềm bạn đang sử dụng để có thể được hỗ trợ ngay khi cần.
Giáo viên cần chuẩn bị một tinh thần chủ động, linh hoạt, tích cực.Khi dạy học trực tuyến đòi hỏi người giáo viên cần có một kế hoạch giáo án chi tiết, cụ thể và thật kỹ lưỡng. Hơn nữa, người dạy cũng cần quan tâm nhiều hơn đến việc nắm bắt bài giảng của học sinh, bởi học trực tuyến rất khó đánh giá được sự theo dõi của người học như trên lớp. Nếu người dạy không có tinh thần chủ động, tích cực, tự giác thì rất khó thành công với bài giảng trực tuyến của mình. Gửi tin nhắn, video đến tất cả học sinh của mình và chào mừng họ bắt đầu bài giảng.
Tạo các câu hỏi mở cho các câu hỏi giúp học sinh phát biểu và trao đổi thông tin nhiều hơn.
Tạo cảm giác thoải mái giữa giáo viên và người học
Không giống như cách dạy truyền thống, do vậy mà người dạy trực tuyến cần bỏ qua tâm lý ngại ngần khi nói chuyện một mình.
Trả lời những câu hỏi mang tính chất cho tất cả mọi người chứ không chỉ riêng lẻ một phản hồi nào.
3.2. Biện pháp2: Chuẩn bị trang thiết bị, đồ dùng trước giờ kết nối
Chuẩn bị kỹ thuật đầy đủ: Những lỗi kỹ thuật có thể làm ngắt mạch cảm xúc của người dạy và học, bài giảng không được liền mạch. Vì vậy hãy chắc chắn rằng mic, camera, mạng internet ổn định,
Chuẩn bị không gian phù hợp: Không gian xung quanh cũng ảnh hưởng rất nhiều tới tinh thần học cũng như là khả năng tập trung. Do đó bạn nên lựa chọn nơi nào thật yên tĩnh, ít người qua lại.
Chuẩn bị trang phục lịch sự: Tạo cảm giác nghiêm túc hơn thì người dạy nên có trang phục phù hợp. Ngoài ra, bài giảng có thể được lưu lại và chia sẻ với nhiều người trên mạng xã hội, nên trang phục chỉnh tề rất cần thiết.
Chuẩn bị giáo án, bài giảng chi tiết: Sẽ không giống như các bài học trên lớp, bài giảng online cần được minh họa bằng video ngắn, hình ảnh, sơ đồ để học sinh tưởng tượng một cách dễ dàng nhất.
3.3. Biện pháp 3: Tổ chức thực hiện tốt nội dung kết nối.
3.3.1. Tăng cường hứng thú cho học sinh trong buổi giao lưu trực tuyến.
Theo tôi, đây là điều quan trọng nhất giúp dạy trực tuyến hiệu quả. Dạy trực tuyến khác với dạy trực tiếp ở chỗ các con phải ngồi trước màn hình máy tính, điện thoại thụ động khiến các con dễ chán, mệt. Vậy tôi đã làm những việc sau và thấy cũng khá hiệu quả.
Tạo không gian chờ thật thú vị: Trước khi buổi kết nối diễn ra, tôi sẽ vào phòng Zoom sớm hơn tầm 5 phút để duyệt cho các con vào sớm. Khi các con nghe âm thanh sẽ thấy thú vị, mới mẻ và gây chú ý hơn. Tôi mở các bản nhạc, bài hát, video để tạo không khí vui tươi khi chuẩn bị buổi học Việc này giúp cho tâm thế vui tươi và hứng thú, thích vào học đúng giờ.
Phần khởi động không bỏ qua mà cho các con đứng dậy, vận động hình thể theo một bài hát vận động vui nhộn. Các con rất thích.
Chú trọng tổ chức cho HS vận dụng kiến thức vào các tình huống và thực tế cuộc sống.  Kỹ năng sống chính là phương tiện không thể thiếu để giúp trẻ tăng năng lực hội nhập, tích cực, chủ động, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin vững vàng trước mọi khó khăn thử thách.
Như chúng ta đã biết  đối với tuổi mẫu giáo, hoạt động chủ đạo của trẻ chủ yếu là hoạt động chơi, trẻ thích được tìm tòi khám phá những cái mới lạ trong cuộc sống, muốn tự mình trải nhiệm, thử thách, bên cạnh đó đa số trẻ chưa có kỹ năng ứng phó, kỹ năng giao tiếp, chia sẻ, kỹ năng tự phục vụ... điều đó càng chứng minh hơn trong thời gian vừa qua lây lan của đại dịch covid 19 trẻ em mầm non chưa được đến trường, ở nhà trẻ chủ yếu là xem điện thoại, chơi điện tử, trẻ ít giao tiếp với mọi người, nên kỹ năng sống của trẻ ngày càng mất đi trong khi đó kỹ năng sống chính là phương tiện không thể thiếu để giúp trẻ hoàn thiện bản thân.
Ở lứa tuổi mẫu giáo, kỹ năng sống chiếm một vị trí hết sức quan trọng nó góp phần giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách con người, giúp trẻ học tập, lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội để trẻ vận dụng trong cuộc sống sau này. Trong xã hội hiện nay, kiến thức của con người ngày càng phát triển và mở rộng, từng cá nhân, nếu không được bồi dưỡng, cập nhật thông tin thường xuyên sẽ trở thành lạc hậu. Bên cạnh đó, yêu cầu về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ngày càng cao.
Xuất phát từ những đặc điểm trên là một giáo viên, tôi thiết nghĩ, cần nắm vững đặc điểm tâm lý của trẻ, nắm vững nội dung chương trình để lựa chọn các hoạt động và giáo viên phải có kiến thức, kỹ năng về chăm sóc giáo dục trẻ, tổ chức các hoạt động cho trẻ  được trải nghiệm, được trao đổi, thực hành,  nội dung giáo dục phải đơn giản gần gũi với trẻ để trẻ có thể thực hiện dễ dàng, giúp trẻ cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới qua việc phát triển kỹ năng cho trẻ trong mỗi buổi kết nối. Tôi lựa chọm các kỹ năng như: kỹ năng rửa tay đúng cách, kỹ năng bảo vệ đôi mắt sáng khỏe, kỹ năng đội mũ bảo hiểm, kỹ năng gấp quần áo, kỹ năng giao tiếp
Tăng cường tính tương tác, cho học sinh được hoạt động nhiều.
Tôi cố gắng không để học sinh chỉ nhìn. Tôi cho các con được thao tác, vận động tay chân.
Ngoài ra để trẻ hào hứng, tôi còn sử dụng những sticker để khen trẻ giúp trẻ có động lực hơn ở những buổi kết nối tiếp theo.(Ảnh 1 - phụ lục)
Đối với mầm non việc tạo hứng thú sẽ đáp ứng được nhu cầu hoạt động của trẻ sẽ khiến hoạt động của trẻ đạt hiệu quả cao hơn.
3.3.2. Quản lí lớp học 
Tìm hiểu kĩ đối tượng học sinh lớp mình: Thu thập thông tin, số điện thoại để tạo nhóm zalo lớp từ sớm. Điều này giúp trao đổi gữa GV và PH được chủ động và kịp thời. Tôi làm bảng thống kê gửi phụ huynh để phụ huynh điền tất cả các thông tin về con, sở trường, sở đoạn của con, điểm đặc biệt về cơ thể, sức khỏe, tính cách của con, khó khăn của gia đình HS, mong muốn, nguyện vọng của gia đình trong năm học mới với cô giáo.
Hướng dẫn phụ huynh và cùng con học khi chuẩn bị kết nối trực tuyến. Việc kết nối trực tuyến phụ huynh cần biết sử dụng những loại ứng dụng nào thì tôi đều quay video hướng dẫn của riêng tôi. Tôi đã quay video hướng dẫn phụ huynh cách sử dụng zoom.
Cùng thống nhất nội quy lớp học với phụ huynh và học sinh ngay từ những buổi đầu. Tôi đã có 1 buổi trao đổi riêng với phụ huynh qua zoom để thống nhất về phương tiện học tập, hướng dẫn các thao tác khi học, cách nộp bài tập, trang phục và ngôn từ của phụ huynh, học sinh khi học. Gửi video, ảnh ngộ nghĩnh về nội quy lớp học lên nhóm lớp.(Ảnh 2 – phụ lục)
Với việc quản lý tốt lớp học đã giúp chất lượng tổ chức hoạt động kết nối trẻ lớp tôi đã học rất hứng thú và đạt được kết quả tiến bộ vượt bậc.
3.4. Biện pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh:
Việc phụ huynh phối hợp với nhà trường trong công tác giáo dục trẻ cũng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Để làm tốt công tác này tôi luôn phải tâm niệm một điều rằng “Làm sao cho mỗi phụ huynh có tinh thần hợp tác giáo dục trẻ hơn là chỉ trích, phản bác chúng ta”.
Ngay từ đầu năm học tôi đã được chỉ đạo nội dung phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường công tác chăm sóc giáo dục trẻ như sau: Phối hợp thực hiện chương trình giáo dục trẻ; Theo dõi và phát hiện những tiến bộ, thay đổi, những biểu hiện của trẻ diễn ra hàng ngày, trao đổi kịp thời với giáo viên để điều chỉnh nội dung và phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ.
Ở trường Mầm non, công tác phối hợp với gia đình trẻ để nâng cao chất lượng giáo dục là không thể thiếu. Để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và nâng cao chất lượng hoạt động kết nối nói riêng, tôi đã luôn tạo ra được mối quan hệ mật thiết giữa giáo viên và gia đình trẻ.
Vào đầu năm học thông qua buổi họp phụ huynh tôi tuyên truyền với phụ huynh hiểu về hoạt động kết nối. 
Tôi thông báo với phụ huynh về thời gian tổ chức hoạt động kết nối của lớp, tuyên truyền nội dung giảng dạy đến phụ huynh.
Giao bài tập cho trẻ. Phụ huynh và chỉ cần in hoặc cho con làm trực tiếp trên máy rồi chụp ảnh bài làm của con gửi lại cho cô giáo là xong.
Nhờ sự phối hợp tốt với phụ huynh mà trẻ lớp tôi đã tham gia tích cực hơn vào các hoạt động kết nối. Do vậy những giờ kết nối của trẻ rất hiệu quả, trẻ có kỹ năng chơi tốt, luôn phát huy tính sáng tạo, tích cực hoạt động ở tất cả các hoạt động.(Ảnh 3 – phụ lục)
4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm :
Việc áp dụng các biện pháp trên đã giúp trẻ có hứng thú tham gia hoạt động kết nối. Ngoài ra còn giúp giáo viên thêm tự tin và có thêm kỹ năng dạy học online. Hơn nữa, phụ huynh hăng hái và hỗ trợ các con, tin tưởng giáo viên về hiệu quả giảng dạy và chất lượng giáo dục của nhà trường.Vì vậy sau khi thực hiện các biện pháp trên tại lớp mình, tôi thấy hoạt động kết nối của lớp tôi đạt kết quả tốt hơn, giờ học sinh động thoải mái, trẻ hứng thú học và tích cực tham gia vào các hoạt động. Cô và trẻ gần gũi nhau hơn, trẻ của lớp mạnh dạn và tự tin hơn trước rất nhiều. 
Như vậy với việc tạo hứng thú đáp ứng với nhu cầu của trẻ. Thêm vào đó việc quản lý lớp học, tổ chức hiệu quả hoạt động kết nối giúp trẻ tích cực tham gia nhiều hơn. Hơn nữa nhờ phối hợp với phụ huynh mà trẻ hoàn thành bài tập cô giao hoạt động kết nối của trẻ lớp tôi đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
4.1. Đối với trẻ
Trẻ thoả mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo, hình thành những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Trẻ tham gia một cách tích cực, chủ động hơn trong quá trình học, phát huy tối ưu những tiềm năng sẵn có của bản thân.
4.2. Đối với giáo viên.
Giáo viên dễ dàng tạo được không khí vui vẻ, thoải mái cho trẻ trong giờ kết nối. Giáo viên đã có nhiều kinh nghiệm, sáng tạo và linh hoạt sử dụng các biện pháp giúp trẻ hứng thú hơn khi tham gia hoạt động kết nối, tạo được niềm tin và thu hút sự quan tâm hỗ trợ của các bậc phụ huynh.
4.3. Đối với phụ huynh
100% phụ huynh quan tâm và ủng hộ các kế hoạch của giáo viên lớp. Nhờ có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh mà những giờ hoạt động kết nối của trẻ trở nên phong phú và hấp dẫn hơn, từ đó mà hoạt động của trẻ đạt được kết quả cao.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận.
Như vậy, sau một năm áp dụng các biện pháp tổ chức hoạt động kết nối cho trẻ, tôi nhận thấy những biện pháp đó đã mang lại hiệu quả thiết thực với trẻ lớp tôi. Chính vì vậy tôi đã tập hợp lại và viết thành sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động kết nối qua zoom cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở nhà nghỉ dịch”. Những giờ hoạt động kết nối được áp dụng các kinh nghiệm trên trở nên vô cùng hấp dẫn với trẻ. Trẻ chủ động, tích cực hoạt động tư duy, phát triển các kỹ năng, hào hứng trong khi kết nối. Đến cuối năm chất lượng hoạt động kết nối trẻ lớp tôi đã đạt được kết quả khá cao. Số trẻ thường xuyên tham gia là 29 trẻ đạt 94% . Trẻ hào hứng tham gia là 28 trẻ đạt 90%. Trẻ biết thực hiện theo cô là 29 trẻ đạt 94%. Trẻ biết hoàn thành các bài tập là 30 trẻ đạt 97%.
So với kết quả khảo sát đầu năm tôi thấy trẻ lớp tôi đã có sự chuyển biến rõ rệt về tỷ lệ tham gia các hoạt động kết nối thể hiện như sau:
Tổng số trẻ trong lớp cuối năm là 31
Nội dung
Số trẻ
đạt đầu năm
Tỷ lệ
Số trẻ đạt cuối năm
Tỷ lệ
Trẻ thường xuyên tham gia
11/31
35%
29/31
94%
Trẻ hào hứng tham gia
10/31
32%
28/31
90%
Trẻ biết hoàn thành các bài tập
9/31
29%
29/31
94%
Trẻ biết thực hiện theo cô
9/31
29%
30/31
97%
Đa số trẻ đã thường xuyên tham gia, biết hoàn thành các bài tập. Thêm vào đó trẻ biết thực hiện theo cô hứng thú với các hoạt động kết nối. Do vậy hoạt động kết nối ở lớp tôi luôn đạt hiệu quả cao. 
* Bài học kinh nghiệm:
 Từ những việc làm trên tôi tự rút ra cho mình bài học kinh nghiệm sau: 
Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý và khả năng nhận thức và kỹ năng hoạt động của trẻ để lựa chọn phương pháp thích hợp.
Hướng dẫn tổ chức cho trẻ học phải nhẹ nhàng, thoải mái, tránh gò ép. 
2. Kiến nghị: 
Để giáo viên tổ chức các hoạt động kết nối cho trẻ 3 - 4 tuổi được hiệu quả hơn trong những năm tiếp theo, bản thân tôi mạnh dạn kiến nghị với các cấp lãnh đạo một số nội dung sau:
*Đối với Phòng giáo dục và đào tạo: Tạo điều kiện cho giáo viên được tham quan, học tập, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn.
*Đối với nhà trường: Tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên tham quan, kiến tập, học hỏi các trường mầm non chất lượng cao trong và ngoài huyện. 
Trên đây là một số kinh nghiệm được rút ra trong quá trình công tác của bản thân và đang được áp dụng tại lớp, tôi thấy có kết quả đáng kể. Tôi mạnh dạn trình bày với các bạn đồng nghiệp. Mong được sự đóng góp của hội đồng xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm và đồng nghiệp để đề tài nghiên cứu hoàn thiện hơn và mang lại hiệu quả tốt nhất trong giảng dạy. 
Tôi xin chân thành cảm ơn!
PHỤ LỤC
Hình ảnh minh họa
Ảnh 1: Hình ảnh sticker khen tặng trẻ
Ảnh 2: Tạo nhóm zalo lớp,facebook ường kết nối với phụ huynh
Ảnh 3: Hình ảnh học sinh hưởng ứng bài tập cô gửi

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_to_ch.doc