Báo cáo biện pháp Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh Lớp 4
Chúng ta đều biết rằng: Chữ viết thể hiện cái nết con người. Rèn chữ viết chính là rèn nết người. Dạy cho học sinh viết chữ đẹp không chỉ đơn thuần là rèn cho các em những phẩm chất tốt như tính cẩn thận, tính kỉ luật, óc thẩm mỹ, lòng tự trọng, lòng say mê học tập mà còn tạo điều kiện cho các em học tốt ở các phân môn khác, tạo tiền đề giúp các em học tốt ở các bậc học cao hơn.
Hơn thế nữa, chữ viết mang bản sắc riêng cho nền văn hóa của một dân tộc. Trong quá trình đổi mới nội dung và phương pháp dạy học thì chữ viết cũng là một nội dung được các nhà quản lý giáo dục, các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh hết sức quan tâm. Trong những năm gần đây, ngành Giáo dục đã tổ chức hội thi viết chữ đẹp cho giáo viên và học sinh trên toàn quốc. Những hội thi đó đã thúc đẩy mạnh mẽ hơn phong trào rèn chữ - giữ vở vốn đã có nề nếp trong các trường Tiểu học. Mặt khác nó còn thể hiện được sự quan tâm của ngành Giáo dục, đặc biệt là về chất lượng chữ viết của học sinh Tiểu học.
Là giáo viên Tiểu học, tôi đã ý thức được tầm quan trọng của việc rèn chữ viết cho học sinh. Việc rèn học sinh viết chữ đẹp (nhất là học sinh lớp 4 sống ở nông thôn còn nhiều khó khăn, hạn chế) không phải là dễ dàng mà đó là cả một quá trình bền bỉ, kiên trì, rèn giũa. Mỗi năm học qua đi, tôi lại rút ra cho mình thêm một chút kinh nghiệm về rèn chữ viết cho học sinh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh Lớp 4
cao hơn. Hơn thế nữa, chữ viết mang bản sắc riêng cho nền văn hóa của một dân tộc. Trong quá trình đổi mới nội dung và phương pháp dạy học thì chữ viết cũng là một nội dung được các nhà quản lý giáo dục, các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh hết sức quan tâm. Trong những năm gần đây, ngành Giáo dục đã tổ chức hội thi viết chữ đẹp cho giáo viên và học sinh trên toàn quốc. Những hội thi đó đã thúc đẩy mạnh mẽ hơn phong trào rèn chữ - giữ vở vốn đã có nề nếp trong các trường Tiểu học. Mặt khác nó còn thể hiện được sự quan tâm của ngành Giáo dục, đặc biệt là về chất lượng chữ viết của học sinh Tiểu học. Là giáo viên Tiểu học, tôi đã ý thức được tầm quan trọng của việc rèn chữ viết cho học sinh. Việc rèn học sinh viết chữ đẹp (nhất là học sinh lớp 4 sống ở nông thôn còn nhiều khó khăn, hạn chế) không phải là dễ dàng mà đó là cả một quá trình bền bỉ, kiên trì, rèn giũa. Mỗi năm học qua đi, tôi lại rút ra cho mình thêm một chút kinh nghiệm về rèn chữ viết cho học sinh. Đầu năm học 2015-2016, tôi được BGH phân công chủ nhiệp lớp 4B. Các buổi đầu lên lớp, tôi thấy các con viết tương đối nhanh, vở sạch sẽ nhưng chưa có kĩ thuật để viết nhanh, chưa biết cách lia bút. Các em thường nhấc bút khi viết các con chữ trong một chữ, dẫn tới chữ viết chưa đẹp. Nhiều em viết còn sai lỗi chính tả, điểm đặt bút sai, sai các nét cơ bản. Do vậy tôi đã chọn và xin trình bày một vài kinh nghiệm nhỏ trong quá trình rèn chữ cho học sinh lớp 4 qua bài viết: “Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 4”. PHẦN 2: MỤC ĐÍCH, PHƯƠNG PHÁP, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 1. Mục đích: 1.1. Nguyên nhân nào dẫn đến chữ viết của học sinh còn xấu? 1.2. Biện pháp khắc phục nhược điểm, chỗ sai giúp học sinh viết đúng, viết đẹp và viết nhanh. 1.3. Viết chữ đẹp, đúng giúp học sinh thấy hứng thú, say mê luyện chữ. 2. Phương pháp: 2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Đọc tài liệu, giáo trình, sách tham khảo liên quan đến các vấn đề nghiên cứu như: + Mục tiêu chung của bậc Tiểu học. + Mục tiêu môn Tiếng việt bậc Tiểu học. + Mẫu chữ viết trong trường Tiểu học. + Dạy Tập viết ở trường Tiểu học. + Đặc điểm tâm lý học sinh ở Tiểu học (lớp 4) - Đọc, xem bài viết của học sinh, phân loại các lỗi sai. 2.2. Phương pháp điều tra thực trang. - Những nguyên nhân dẫn đến chữ viết của học sinh còn xấu. - Phân loại các lỗi sai. - Cách khắc phục. 3. Đối tượng. Học sinh lớp 4 4. Thời gian nghiên cứu. Một năm học. PHẦN 3: NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận: Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng giúp cho học sinh có khả năng học tốt ở các cấp học sau. Nếu học sinh không đạt kết quả tốt ở bậc Tiểu học thì khó đạt được kết quả tốt ở bậc học sau này. Dạy học và giáo dục ở Tiểu học không chỉ đặt nền móng cho giáo dục phổ thông mà còn đặt nền móng cho toàn bộ sự phát triển nhân cách con người, cho sự sáng tạo của học sinh sau này. Những gì thuộc về trí thức, kĩ năng, về hành vi và tính cách con người được hình thành và định hình ở học sinh Tiểu học sẽ theo suet cuộc đời các em trong cuộc sống hàng ngày. Trong mục tiêu môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học thì mục tiêu thứ nhất là: Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt như nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy. Như vậy kĩ năng viết là một trong bốn kĩ năng cơ bản của môn Tiếng Việt. Tuy nhiên, ở lớp 4 khối lượng kiến thức các môn học tăng dần đòi hỏi học sinh phải viết với tốc độ nhanh hơn lại không có phân môn Tập Viết nên ít có thời gian để rèn chữ. Chính vì vậy tôi thấy cần rèn chữ viết cho học sinh lồng ghép ở tất cả các môn học, đặc biệt là thông quan phân môn Chính tả. Ngoài ra tôi còn rèn chữ cho các em vào các tiết hướng dẫn học của chiều thứ sáu hàng tuần. 2. Cơ sở khoa học. Chúng ta đều biết rằng khi dạy tập viết phải đảm bảo nguyên tắc phối hợp đồng bộ của các bộ phận cơ thể tham gia vào việc viết chữ. Giáo viên khắc sâu biểu tượng về chữ cho các em bằng nhiều con đường kết hợp mắt nhìn, tai nghe, tay luyện tập. Điều này giúp các em chủ động phân tích hình dáng, kích thước và cấu tạo theo mẫu chữ, tìm sự giống và khác nhau của chữ cái đang học với chữ cái đã được học trước đó trong cùng một nhóm bằng thao tác so sánh tương đồng. Chữ mẫu là hình thức trực quan ở tất cả các bài tập viết. Đây là điều kiện đầu tiên để các em viết đúng. Giáo viên dẫn dắt học sinh tiếp xúc với các chữ cái sẽ học bằng một hệ thống câu hỏi. Từ việc hỏi về các nét cấu tạo chữ cái, độ cao, kích thước đến việc so sánh nét giống nhau và nét khác nhau giữa các chữ cái đã học với chữ cái đang phân tích. Giáo viên cần chú ý đến các giai đoạn của quá trình viết chữ, việc hướng dẫn học sinh luyện tập thực hành từ thấp đến cao. Lúc đầu là viết đúng hình dáng, cấu tạo, kích thước các cỡ chữ. Sau viết đúng dòng và đúng tốc độ. Khi học sinh luyện chữ, giáo viên cần luôn luôn chú ý uốn nắn cách cầm bút và tư thế ngồi viết. Người giáo viên phải nắm chắc các phương pháp nêu trên và kết hợp một cách hài hòa, nhẹ nhàng thì chắc chắn học sinh sẽ đạt được kết quả cao. Trong phạm vi đề tài này tôi chủ yếu sử dụng nguyên tắc dạy-học tập viết ở Tiểu học. 3. Đặc điểm tâm lí học sinh Tiểu học. + Đặc điểm tâm lí học sinh Tiểu học: Mỗi học sinh Tiểu học là một hình thể, một thực thể hồn nhiên. Trong mỗi học sinh Tiểu học tiềm tàng khả năng phát triển. Mỗi học sinh Tiểu học là một nhân cách đang hình thành. + Đặc điểm tâm lí học sinh lớp 4. Chi giác có phân biệt, có lựa chọn ngày càng phát triển. Chú ý tăng lên, chú ý có chủ định hình thành và phát triển. Trí nhớ không chủ định và chú ý có chủ định vẫn song song tồn tại. Tư tưởng tái tạo phát triển Tư duy trừu tượng phát triển Qua các cơ sở lý luận trên tôi thấy việc rèn chữ cho học sinh là rất cần thiết và quan trọng. Song song với việc cung cấp tri thức của các môn học, người giáo viên cần giúp học sinh rèn chữ viết làm sao chuyển dần kĩ năng viết chữ trở thành kĩ xảo, thành nết người cho học sinh Tiểu học. 4. Thực trạng về việc rèn chữ viết cho học sinh lớp 4.. 4.1. Thuận lợi. Hầu hết các em đều có ý thức và thích được luyện viết chữ đẹp. Các em tham gia luyện chữ theo đúng sự chỉ bảo của giáo viên. Phụ huynh học sinh quan tâm, chuẩn bị tốt đồ dùng học tập để con em mình tham gia luyện viết. 4.2. Khó khăn. Nhiều em viết chữ xấu, không có kĩ thuật khi viết, tốc độ viết lại chậm, chưa đáp ứng được với yêu cầu về kĩ năng viết chữ của học sinh Tiểu học. 4.3. Nguyên nhân. - Học sinh ngồi sai tư thế, cầm bút không đúng cách, đặt vở sai. - Bút gai, vở nhòe. - Học sinh viết chưa đúng mẫu chữ, chưa đều nét. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho chữ viết của các em còn xấu. Học sinh đã viết chữ trong 4 năm (từ năm lớp 1 đến năm lớp 4) nên nét chữ của các em tương đối ổn định (viết quen tay) nếu các em viết sai thì rất khó sửa. Học sinh có thể: + Viết ngả sang trái (đổ ngửa) Ví dụ: + Viết sai các nét cơ bản. HS viết Ví dụ: i i , i k k , k m m , m + Viết không đều nét hoặc không liền nét, không liền mạch và khoảng cách chưa hợp lý. Ví dụ: ch ch HS viết ngh ngh hoa hoa HS viết + Đặt dấu thanh chưa đúng vị trí. Ví dụ: quả qủa thuỷ thủy mía miá - Học sinh còn viết sai chính tả. - Học sinh chưa có ý thức trong việc rèn chữ viết, các em thường viết cho xong rồi ngồi chơi. 5. Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 4. 5.1. Biện pháp thứ nhất: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh viết chưa đẹp. - Nghiên cứu SGK, SGV, các tài liệu chuyên đề có liên quan đến việc giảng dạy và học phân môn Tập viết, Chính tả để đưa ra phương pháp phù hợp nhất đối với học sinh của mình phụ trách. - Cần thường xuyên rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy của mình sau mỗi bài giảng. - Tạo cho học sinh có ý thức, sự thích thú, lòng ham mê viết chữ đẹp. 5.2. Biện pháp thứ hai: Hướng dẫn học sinh tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở đúng cách. 5.2.1. Tư thế ngồi viết. - Tư thế ngồi viết sai không đúng ảnh hưởng đến chữ viết mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh. Vì vậy giáo viên cần chú ý nhắc nhở liên tục về tư thế ngồi viết của học sinh (thường xuyên cho các em xem hình ảnh mẫu về tư thế ngồi viết) - Mắt cách vở từ 25cm-30cm. - Cánh tay trái để trên mặt bàn bên trái vở, bàn tay trái tỳ vào mép vở giữ vở không bị xê dịch khi viết. Khi viết cánh tay phải đưa nhẹ nhàng. 5.2.2. Cách cầm bút. - Học sinh cầm bút và điều khiển bút bằng ba đầu ngón tay (ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa của bàn tay phải) - Đầu ngón tay trỏ đặt phía trên, đầu ngón tay cái bên trái, phía bên phải của đầu bút tựa vào cạnh đốt đầu ngón tay giữa. - Khi viết cần phối hợp cử động của cổ tay, khửu tay và cả cánh tay phải. 5.2.3. Vị trí đặt vở khi viết chữ. - Vở viết cần đặt nghiêng so với mép bàn một góc khoảng 30 độ và nghiêng về bên tay phải. 5.3. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị tốt đồ dùng học tập. Bút, vở là những công cụ quan trọng nhất của học sinh trong quá trình rèn chữ viết. Nếu bút gai và vở bị nhòe thì chữ viết và vở của học sinh khó mà đẹp được. Sở dĩ tôi khẳng định như vậy vì trong quá trình rèn chữ cho học sinh, nếu thấy em nào viết còn xấu chưa đúng mẫu chữ, tôi thường cầm bút thậm chí còn cầm tay viết mẫu chữ vào vở học sinh quan sát, vừa viết vừa hướng dẫn cách viết cho các em để các em biết cách khắc phục những sai sót của mình thì hầu hết là những chiếc bút đó bị gai quá khó có thể viết đẹp được. Mặt khác một số phụ huynh chỉ biết mua bút và vở cho con chứ không quan tâm xem bút đó viết như thế nào, vở đó ra sao? Bản thân tôi trong nhiều năm rèn chữ cho học sinh, tôi cùng đồng nghiệp trao đổi để định hướng giúp phụ huynh học sinh nên mua bút, vở như thế nào để tạo điều kiện tốt nhất cho các em khi viết. Để vở không bị nhòe mực, tôi thống nhất với các phụ huynh loại giấy vở nên dùng để các em viết chữ cho đẹp. Phụ huynh rất ủng hộ giáo viên về việc này vì tâm lý các bậc phụ huynh luôn mong mỏi con em mình ngày càng học giỏi, chữ viết ngày càng đẹp. 5.4. Hướng dẫn học sinh viết đúng mẫu chữ, đều nét, khoảng cách hợp lý, liền mạch, đặt dấu thanh đúng vị trí. Nếu quan niệm rằng học sinh lớp 4 đã viết quen tay, không thể dạy lại hoặc uốn nắn để học sinh sửa các nét cơ bản thì hoàn toàn sai lầm. Học sinh khi đã viết sai các nét cơ bản thì chữ không đẹp. Nếu giáo viên chỉ nhắc: Các em cần nắn nót để viết chữ đẹp thì các em học sinh lớp 4 không thể nào biết tự sửa lỗi sai của mình để viết chữ đẹp hơn. Giáo viên phải chỉ rõ chỗ sai, nên cách sửa và viết mẫu để giúp học sinh quan sát và tự sửa lại. Thậm chí có những em phải cầm tay vừa nói vừa hướng dẫn. Để khắc phục điểm này, tôi đã tranh thủ thời gian trong hè kết hợp với ôn kiến thức văn hóa, tôi kết hợp luyện lại các nét cơ bản cho học sinh. Cuối mỗi giờ học tôi cho học sinh nhắc lại cách viết một nét cơ bản. Gọi học sinh lên bảng viết lại, học sinh khác nhận xét. Cho học sinh viết nét đó vào vở và về nhà luyện viết thêm. Cần rèn trọng tâm các nét khuyết xuôi, khuyết ngược, móc xuôi, móc ngược, móc hai đầu, nét cong trái, cong phải,nét cong khép kín. Vì những nét đó có ảnh hưởng rất nhiều tới chữ viết của các em. Buổi học sau tôi chấm điểm, nhận xét tuyên dương những em đã viết đẹp, khen ngợi những em đã tiến bộ, nhắc nhở, động viên những em viết chưa đẹp. Tôi đã đến tận nơi viết mẫu vài nét vào vở và chỉ rõ chỗ sai của học sinh để các em biết cách sửa. Đưa cho mỗi tổ một vài bài viết đẹp cho học sinh các tổ chuyền tay nhau để quan sát, học tập. Cứ làm như vậy, sau một tháng hè chữ viết của các em đã có nhiều chuyển biến. Khi các em viết đúng các nét cơ bản thì sẽ khắc phục được tình trạng không đều nét, không liền nét. + Để khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng và các con chữ hợp lý. Học sinh phải nắm được hai chữ cách nhau một con chữ O. Ví dụ: học tập thì không thể viết là học tập hoặc học tập. + Để khắc phục tình trạng học sinh viết: Giáo viên nêu cách viết: Rê bút từ điểm cuối chữ O trúc xuống để gặp điểm bắt đầu của chữ cái e sao cho nét vòng ở đầu chữ cái o không to quá. Rê bút từ điểm cuối của chữ cái o sang ngang rồi lia bút viết tiếp chữ cái a hoặc chữ cái c thành oa (oc) sao cho khoảng cách giữa o và a (c) hợp lý, không quá gần hay quá xa. + Cách viết viết liền mạch: * Viết liền mạch vừa thực hiện được yêu cầu nét chữ vừa đảm bảo tốc độ viết nhanh. * Viết liền mạch là viết tất cả các hình cơ bản trong một chữ ghi tiếng rồi sau đó mới đặt dấu (kể cả dấu phụ của con chữ và dấu thanh). Ví dụ: Về vần ương: Viết liền mạch các hình cơ bản của chữ cái thành uong sau đó viết dấu phụ (hình móc câu) trên u vào o để thành ương. Về chữ ghi tiếng trường: Viết liền mạch các hình cơ bản của chữ cái thành truong, sau đó viết dấu phụ (hình móc câu) trên u vào o và dấu thanh (thanh huyền) trên chữ ơ để thành trường. * Đặt dấu thanh không đúng vị trí: Trường hợp này học sinh ít sai nhưng vẫn xảy ra do viết ẩu, do chưa nắm được nguyên tắc viết dấu thanh ở một số trường hợp đặc biệt. Ví dụ: lóa ® lóa của ® cuả Cách khắc phục: - Giáo viên nhắc nhở học sinh đánh dấu thanh cẩn thận. - Dấu thanh cần đặt trên âm chính của vần. + Nếu là nguyên âm đôi thì đặt dấu thanh ở con chữ thứ nhất của nguyên âm đôi (Khi chữ ghi tiếng không có âm cuối vần). Ví dụ: của, lúa + Nếu chữ ghi tiếng chứa nguyên âm đôi nhưng lại có âm cuối vần thì dấu thanh được viết ở vị trí con chữ thứ hai của nguyên âm đôi. Ví dụ: thuyền, luồng, trường 5.5. Luyện viết cho học sinh kết hợp hướng dẫn học sinh phân biệt đúng chính tả. - Do học sinh nói ngọng dẫn đến viết sai (viết theo nói) Ví dụ: nõn nà ® nón nà lúc nào ® lúc lào đều đặn ® đều đặng - Do chưa hiểu rõ nghĩa từ: Ví dụ: ngoằn ngèo ® ngoằn nghèo Chẳng nên non ® chẳng lên non hoặc chẳng lên lon - Do chưa nắm được quy tắc chính tả: Ví dụ: ngộ nghĩnh ® ngộ ngĩnh ngô nghê ® ngô ngê Cách khắc phục: Bài viết đẹp không thể là một bài báo viết chỉ có chữ đẹp mà vẫn còn mắc lỗi chính tả. Vậy để học sinh không mắc lỗi do nói ngọng giáo viên cần tập cho học sinh luyện đọc nhiều trong giờ tập đọc và phần luyện tập của tiết chính tả để khi viết không bị sai. Học sinh nắm chắc về nghĩa của từ cũng giúp các em ít bị mắc lỗi. Vậy để học sinh nắm chắc nghĩa của từ, giáo viên cần cho học sinh giải nghĩa, hiểu nghĩa các từ, đặt câu với từ đấy, đọc các bảng phân biệt hoặc học thuộc quy tắc chính tả. Ví dụ: Để hiểu rõ nghĩa của từ ra /da/ gia, giáo viên yêu cầu học sinh tìm một số từ có tiếng ra/da/gia. Ra Da Gia Ra đi,ra mắt, ra hiệu, ra mặt, ra lệnh Da dẻ, da bọc xương, cặp da, da cam, da bánh mật, da cóc, da diết Gia đình, gia cầm, gia vị, gia dụng, gia sư, gia tài, gia lộc - Học sinh cần nắm chắc một số quy tắc chính tả Tiếng Việt. Ví dụ: c , g , ng: o , ô , ơ a , ă , â u , ư k , gh , ngh: i e , ê hoặc + Âm đôi iê được viết là iê khi không có âm đệm VD: chiếm, tiêm + Âm đôi iê được viết là yê khi có âm đệm và âm cuối. VD: chuyển, thuyền. + Âm đôi ie được viết là ia khi không có âm đệm và không có âm cuối. VD: chĩa, mía, tỉa. 5.6. Tạo cho học sinh có ý thức, có hứng thú, say mê trong việc rèn luyện chữ viết. Việc tạo ra cho học sinh có ý thức, say mê rèn chữ giữ vở là rất quan trọng vì bất cứ việc gì thành công được hay không phần lớn nhờ vào ý thức của bản thân. - Học sinh phải thấy được việc rèn chữ viết là nhiệm vụ của bản thân. - Phải chịu khó, kiên trì, bền bỉ và luôn có ý thức cố gắng thì chữ mới đẹp được. - Việc rèn chữ phải liên tục và học sinh phải có ý thức viết chữ đẹp ở tất cả các quyển vở của mình chứ không phải chỉ viết đẹp ở các quyển vở luyện viết. Qua thực tế giảng dạy tôi thấy việc giáo dục ý thức tốt cho học sinh đem lại hiệu quả rõ rệt trong việc rèn chữ cho các em. - Giáo viên cần đưa ra các tấm gương về luyện chữ cho học sinh noi theo: + Ở lớp: đưa ra những bài viết đẹp học sinh xem vở-học tập. + Ở trường: nêu một số bạn tiêu biểu ở cùng khối 4. + Thông qua truyện kể về danh nhân: Cao Bá Quát trong truyện “Văn hay chữ tốt”. Giáo viên dạy học sinh một số bài hát có nội dung giúp học sinh say mê luyện chữ. VD bài: “ở trường cô dạy em thế”, “Chữ đẹp mà nết càng ngoan”. - Khen thưởng kịp thời: Giáo viên cần động viên khen thưởng kịp thời những học sinh có tiến bộ dù chỉ là tiến bộ nhỏ. Giáo viên cho các tổ thi đua với nhau, tổ nào nhất trong tháng sẽ được thưởng. Phần thưởng tuy nhỏ chỉ vài ba cái nhãn vở, một chiếc bút chì hay một quyển vở nhưng nó khích lệ tinh thần của học sinh rất nhiều. Đặc biệt giáo viên cần phải có những phần thưởng riêng cho học sinh có nhiều tiến bộ về chữ viết. -Đồng thời giáo viên cũng cần phải hết sức nghiêm khắc với học sinh trong việc rèn chữ viết. 5.7. Chữ viết của giáo viên cần phải mẫu mực để làm mẫu cho học sinh. Học sinh Tiểu học thường hay bắt chước giáo viên nên chữ viết của giáo viên ở bảng, ở vở khi chấm bài học sinh cần mẫu mực, rõ ràng, sạch đẹp. Để có được chữ viết đẹp, giáo viên cũng phải ra sức rèn luyện để chữ viết của mình ngày càng chuẩn và đẹp hơn. Nếu lỡ viết sai thì dùng thước kẻ, bút chì gạch nhẹ và viết lại chữ khác sang bên cạnh (nếu phát hiện kịp thời) hoặc viết chữ đúng ra lề nêu không phát hiện kịp thời. 6. Kết quả: Do nắm chắc được các biện pháp rèn chữ cho học sinh nên tôi thấy chất lượng của lớp mình tiến bộ rất nhiều. Trong học kì II của năm học này khi xét duyệt vở sạch chữ đẹp lớp tôi có kết quả khá cao. Loại A: 34 em = 89,5% Loại B: 4 em = 10,5% Loại C: không có em nào Nhiều em viết xấu, viết chem. đã tiến bộ. Chính do biện pháp khích lệ, khen ngợi các em khi viết chữ đẹp đã làm cho các em hứng thú và không ngại viết chính tả cũng như các môn khác. Kết quả của học sinh chính là thành công của giáo viên. Để có được thành công đó, người giáo viên phải yêu nghề, mến trẻ, dành hết tâm huyết, trí lực cho nghề “trồng người”. Thời gian Số học sinh Viết đúng, đẹp Viết sai Đầu năm 62 40 = 63% 23 = 37% Cuối kì 1 62 50 = 80% 13 = 20% PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận: Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi rút ra trong quá trình giảng dạy. Kính mong các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp góp ý để đưa ra những phương pháp hữu hiệu nhất giúp cho quá trình rèn chữ viết cho học sinh đạt được kết quả tốt nhất. Áp dụng một số biện pháp trên vào quá trình rèn chữ cho học sinh, tôi và các bậc phụ huynh đều nhận thấy học sinh của tôi có rất nhiều tiến bộ. Học sinh thực sự có ý thức rèn chữ viết. Rèn chữ, giữ vở là việc làm quan trọng cần tạo thành chuỗi liên tục trong quá trình giảng dạy ở tiểu học. Chữ viết đẹp được hình thành và định hình ở học sinh Tiểu học thì nó sẽ theo các em suốt cuộc đời. Việc rèn cho học sinh chữ viết đẹp không thể làm trong một sớm một chiều mà nó đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, bền bỉ, nhẫn lại sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học. Chữ viết của giáo viên phải đẹp và rõ ràng để học sinh lấy nó làm mẫu, bắt chước. 2. Khuyến nghị: Nhằm giúp giáo viên, học sinh có thêm nhiều điều kiện tốt để luyện chữ viết tôi xin đề xuất một vài khuyến nghị sau: - Về phía giáo viên: Luôn nhiệt tình, thường xuyên luyện viết để trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ, viết chuẩn, viết đẹp làm mẫu cho học sinh. Hàng tuần, hàng tháng tham gia thi viết theo lớp, theo khối. - Về phía phụ huynh: Luyện viết đem lại nhiều lợi ích như vậy, cha mẹ học sinh tạo điều kiện, động viên, khích lệ để các em luôn có ý thức luyện viết. - Về phía học sinh: Luyện viết nghiêm túc với lòng say mê. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2016 T«i xin cam ®oan ®©y lµ s¸ng kiÕn kinh nghiÖm do m×nh viÕt kh«ng sao chÐp néi dung cña ngêi kh¸c DANH MỤC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO Dạy tập viết ở trường Tiểu học Lê A - Đỗ Xuân Thảo - Trịnh Đức Minh - NXB Giáo dục. Chương trình Tiểu học - NXB Giáo dục. Đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy ở Tiểu học - Nguyễn Kế Hào-Nguyễn Hữu Dũng- Bộ GD&ĐT. Mẫu chữ viết trong trường Tiểu học (Theo QĐ số 31/2002/QĐ-Bộ GD&ĐT ngày 14/6/2002 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) - Bô GD&ĐT. Hỏi-đáp về dạy và học phân môn Tập viết lớp 4 - chuyên đề giáo dục Tiểu học 7/2003. Giải đáp 88 câu hỏi về giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học. NhËn xÐt cña héi ®ång xÐt duyÖt SKKN
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_ren_chu_viet_cho_hoc_sinh.doc