Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn phụ huynh sử dụng tranh truyện để giúp trẻ 3- 4 tuổi làm quen với đọc

Tranh truyện là người bạn đồng hành của trẻ thơ, là món ăn tinh thần mà

trẻ yêu thích ngay từ khi còn nhỏ Tranh truyện là sự kết hợp giữa nghệ thuật tạo

hình và văn học. Truyện tranh là truyện kể bằng tranh, thường có thêm lời, và

thường dùng cho thiếu nhi. Tranh truyện giúp trẻ củng cố kiến thức, học hỏi thêm

bao điều mới mẻ, và đặc biệt là nuôi dưỡng cảm xúc tích cực cho trẻ. Những cuốn

Tranh truyện cũng mở ra vô vàn những cuộc trò chuyện, ở đủ các chủ đề xung

quanh cuộc sống và đời sống tinh thần của trẻ; gợi mở những trò chơi thú vị sau

khi đọc. Tranh truyện còn giúp trẻ tăng vốn từ, kích thích trí tưởng tượng của trẻ,

dạy trẻ những điều hay lẽ phải.

Trong tình hình hiện nay, do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, để

đảm bảo an toàn, trẻ mầm non phải nghỉ học ở nhà, bị hạn chế ra ngoài, chơi hay

tiếp xúc với mọi người xung quanh. Lúc này, vai trò của gia đình càng trở lên vô

cùng cấp thiết hơn bao giờ hết. Các bậc phụ huynh là người quản lý, hướng dẫn

trẻ duy trì nề nếp vui chơi, ăn ngủ, học tập, rèn luyện, giúp trẻ phát triển toàn diện.

Và tranh truyện là một công cụ tuyệt vời để kết nối với trẻ, điều này được hầu hết

các chuyên gia giáo dục hay nhà nghiên cứu về sự phát triển của trẻ nhỏ công

nhận và khẳng định. Đây cũng chính là công cụ hữu ích cho phụ huynh trong việc

chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà mùa dịch. Việc lồng ghép các bài học bổ ích qua

những chủ đề thú vị trong tranh truyện chắc chắn sẽ giúp cho trẻ không cảm thấy

nhàm chán khi ở nhà mà khả năng tư duy cũng như khả năng làm quen với việc

đọc sẽ rất phát triển.

pdf 18 trang vuthom 08/10/2022 8320
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn phụ huynh sử dụng tranh truyện để giúp trẻ 3- 4 tuổi làm quen với đọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn phụ huynh sử dụng tranh truyện để giúp trẻ 3- 4 tuổi làm quen với đọc

Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn phụ huynh sử dụng tranh truyện để giúp trẻ 3- 4 tuổi làm quen với đọc
iển tâm sinh lý, thể lực của trẻ không giống nhau, khả 
năng tiếp thu của trẻ không đồng đều, có trẻ tiếp thu nhanh, có trẻ tiếp thu chậm, 
có trẻ bạo dạn, có trẻ nhút nhát, thiếu tự tin nên việc làm quen với việc đọc- viết 
của mỗi trẻ cũng không đồng đều. Khảo sát chất lượng trẻ đầu năm giúp tôi nắm 
chắc về khả năng của từng trẻ tại lớp, từ đó có kế hoạch giúp trẻ giúp trẻ làm quen 
với việc đọc- viết linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với trẻ. 
Bảng kết quả khảo sát: 
STT NỘI DUNG ĐẠT CĐ 
1 Khả năng “đọc” hiểu câu chuyện 11/25=44% 
14/25=56% 
2 Khả năng kể chuyện theo tranh liên hoàn 12/25=48% 13/25=52% 
4/10 
3 Nhận biết được cấu tạo của cuốn tranh 
truyện 
13/25=52% 12/25=48% 
4 Thể hiện một số kỹ năng ban đầu trong 
hoạt động đọc 
14/25=56% 11/25=44% 
5 Trẻ hứng thú với việc làm quen tranh 
truyện 
16/25= 64% 9/25=36% 
3.1. Biện pháp 1. Hướng dẫn phụ huynh lựa chọn tranh truyện phù hợp cho 
trẻ 3- 4 tuổi 
Đối với trẻ 3- 4 tuổi, phụ huynh cần chọn “tranh truyện”, tranh truyện phải 
có hình tranh lớn, rõ nét, màu sắc sinh động nội dung phản ánh những sự vật hiện 
tượng gần gũi với trẻ, ưu tiên các tác phẩm giàu tình cảm gia đình, yêu thương 
động vật, Trẻ quan tâm, bị thu hút và lôi cuốn một cách tự nhiên bởi thế giới 
xung quanh mình và vì thế chúng ta nên giới thiệu với trẻ những cuốn sách về 
cuộc sống thực tế. Hãy cố gắng tìm và ưu tiên những cuốn sách với câu chuyện 
về những trải nghiệm thật, như các hoạt động thường ngày (đi thăm ông bà, đi 
siêu thị, hoạt động trước khi đi ngủ hay khi thức dậy) và những cuốn tranh 
truyện mà tranh minh họa về các con vật, các đồ vật thật như phương tiện giao 
thông hơn là những câu chuyện kỳ ảo. 
Những cuốn tranh truyện cần sử dụng nhiều từ, tính từ miêu tả và đặc biệt 
tránh cách nói bắt chước ngôn ngữ của trẻ con (nói chệch, nói nhịu theo kiểu của 
trẻ đang học nói) rất tốt và hữu ích cho việc dạy trẻ ngôn ngữ chuẩn xác và gia 
tăng vốn từ vựng của trẻ. Trẻ nhỏ cũng rất hứng thú với những cuốn sách có vần 
điệp nhịp điệu nhàng và câu từ có tính lặp lại. 
Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh trên zalo nhóm lớp tôi hướng dẫn 
phụ huynh cách lựa chọn tranh truyện cho trẻ. Tôi giới thiệu với phụ huynh một 
số cuốn tranh truyện hay, phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Phụ huynh cần biết chọn 
cuốn tranh truyện có chữ là chữ in thường, cỡ chữ to, câu văn đơn giản. Truyện 
có khoảng 60- 100 từ với 2- 3 sự kiện. Trẻ thường rất chú ý tới các chi tiết thú vị, 
vì thế, giờ đọc sách của trẻ sẽ thú vị và nhiều tiếng cười hơn rất nhiều với những 
cuốn sách đầy ắp các chi tiết nhỏ trong những bức tranh minh hoạ. Những chi tiết 
này cũng là một chất xúc tác tuyệt vời để mở ra những cuộc trò chuyện hay chủ 
đề mà chúng ta có thể thảo luận cùng trẻ khi đọc tranh truyện. 
Lựa chọn tranh truyện phụ huynh cũng nên quan tâm chú ý tới sự hứng thú, 
sở thích của trẻ. Phụ huynh vần cung cấp các cuốn tranh truyện có bìa cứng, dễ 
đọc và tự trẻ có thể lật giở các trang sách. 
Một số cuốn tranh truyện hay phù hợp với lứa tuổi của trẻ mà tôi đã hướng 
giới thiệu cho phụ huynh: 
5/10 
+ Bộ “Vì Sao Tớ Yêu”: Trọn Bộ 4 Cuốn là bộ tranh truyện tập hợp những lời yêu 
thương của con trẻ dành cho các bố mẹ, ông bà và người thân của mình. Những 
lời thủ thỉ tâm tình giản dị nhưng xúc động, kết hợp với minh hoạ kì công chắc 
chắn sẽ khiến trẻ cảm thấy vừa gần gũi, vừa lôi cuốn. Qua bộ tranh truyện này trẻ 
cũng có thể học được cách bày tỏ tình yêu thương trong gia đình và hiểu được 
tình yêu với một người mình yêu quý là như thế nào 
+ Tranh truyện Ehon: Ehon là truyện tranh vô cùng nổi tiếng của Nhật Bản. 
Truyện này đang được rất nhiều ông bố bà mẹ trên toàn thế giới yêu thích đọc cho 
con nghe mỗi ngày ngay từ khi còn nhỏ để nuôi dạy con tự tin, vui vẻ và thông 
minh. Truyện Tranh Ehon có những sự vật hiện tượng tự nhiên như cây cỏ, hoa 
lá, các con vật sẽ thu hút các bé. Bên cạnh đó truyện còn có những câu chuyện 
cổ tích, tình bạn, tình cảm gia đình với nội dung rất giàu tính nhân văn, giàu tính 
giáo dục, tăng khả năng tưởng tượng và sáng tạo cho trẻ. Ehon có rất nhiều cuốn 
hay mà cha mẹ có thể tìm đọc như: Cá voi ơi lớn nhanh nào, Chiến công đầu tiên 
của bé Mi, Bé trứng, Em làm việc nhà, Ai ở sau lưng bạn thế?, Em gái bị ốm, Mặc 
được rồi, mặc được rồi!, Chú thỏ muốn đi ngủ 
+ Bộ tranh truyện “Lắng Nghe Cảm Xúc”: Bộ tranh truyện này gồm có 4 cuốn đó 
là: Điều Gì Khiến Tớ Buồn?, Điều Gì Làm Tớ Sợ?, Điều Gì Giúp Tớ Dũng Cảm?, 
Điều Gì Cho Tớ Hạnh Phúc. Nội dung của tranh truyện vô cùng hữu ích, sách 
giúp các bậc phụ huynh dạy con biết mô tả cảm xúc của mình. Bộ tranh truyện có 
tranh vẽ đẹp tuyệt, truyện kể vô cùng ấp áp và gần gũi, giúp các bé gọi tên và giải 
thích về những cảm xúc của mình thông qua các câu chuyện của loài vật. 
3.2. Biện pháp 2. Hướng dẫn phụ huynh cần tạo môi trường tranh truyện, 
thỏa mãn nhu cầu làm quen việc đọc cho trẻ tại gia đình: 
Môi trường tranh truyện là nơi diễn ra các hoạt động chơi, đọc với tranh 
truyện. Đó là môi trường luôn tôn trọng hứng thú, nhu cầu, khả năng của mỗi đứa 
trẻ, thúc đẩy phát triển tiềm năng của trẻ. Môi trường tranh truyện không chỉ góp 
phần quyết định đến sự hình thành nà phát triển khả năng đọc của trẻ mà quan 
trọng hơn là kích thích trẻ chủ động, yêu thích việc đọc. Môi trường bao gồm môi 
trường vật chất và môi trường xã hội. Tôi mạnh dạn viết thư ngỏ để hướng dẫn 
phụ huynh cách sử dụng tranh truyện để giúp trẻ 3- 4 tuổi làm quen với đọc. Thông 
qua các cuộc họp phụ huynh qua Zoom, tôi hướng dẫn phụ huynh xây dựng môi 
trường tranh truyện. 
* Môi trường vật chất: 
Điều quan trọng nhất khi tạo môi trường tranh truyện là phải dựa trên hứng 
thú, sở thích của trẻ và cố gắng duy trì thói quen đọc truyện hàng ngày cho trẻ. 
Trẻ có hứng thú đọc cuốn truyện nào, phụ huynh sẽ đọc cho trẻ nghe truyện đó. 
6/10 
Phụ huynh tùy điều kiện có thể cung cấp thêm nhiều tranh truyện cho trẻ, phụ 
huynh cũng có thể là trao đổi tranh truyện giữa các bạn cùng lớp hay hàng xóm 
với nhau, mượn từ thư viện lớp, tự làm tranh truyện. Ở nhà , phụ huynh cố gắng 
cung cấp cho trẻ tạo được một giá để tranh truyện hay một chỗ để tranh truyện 
giúp trẻ dễ thấy, dễ lấy để bất kể khi nào muốn trẻ có thể lấy . Bìa trước tranh 
truyện đặt quay ra ngoài bởi chính trang bìa với những hình ảnh bắt mắt thường 
hút sự chú ý và tò mò muốn tìm hiểu của trẻ. Không gian ngồi đọc cần có đủ ánh 
sáng , có thể là góc khuất, yên tĩnh để trẻ tập trung vào hoạt động đọc , viết không 
bị phân tán bởi các hoạt động khác . Trẻ có thể ngồi đọc ở bàn ghế hoặc ngồi trên 
ghế lười , trên sàn để đọc, miễn là trẻ cảm thấy thoải mái. Phụ huynh cần nắm bắt 
thời gian trẻ muốn được đọc, kết nối với phụ huynh, tốt nhất là đáp ứng luôn nhu 
cầu của trẻ, nếu phụ huynh bận có thể nhẹ nhàng trao đổi với trẻ và hẹn trẻ thời 
gian để cùng đọc tranh truyện. Phụ huynh có thể tùy vào công việc và thời gian 
cá nhân sắp xếp lên thời gian biểu cụ thể để thỏa mãn nhu cầu đọc viết của trẻ có 
thể là buổi tối trước khi đi ngủ hay cuối tuần đi trẻ tham gia cũng đọc tranh truyện. 
* Môi trường xã hội: 
Môi trường xã hội được tạo nên bởi sự tương tác giữa mọi người với nhau. 
Những cử chỉ nhẹ nhàng, những lời gợi mở, khuyến khích của người lớn, những 
thói quen tốt của người lớn sẽ hình thành cho trẻ những thói quen của trẻ sau này 
cũng như sự tự tin, tích cực của trẻ trong các hoạt động. 
Mỗi gia đình cũng cần xây dựng một cộng đồng đọc xung quanh đứa trẻ. 
Người lớn là tấm gương phản chiếu của trẻ em. Muốn trẻ ham mê đọc sách, bản 
thân bố mẹ phải là người có thói quen đó. Cùng đọc sách với con, giúp con hiểu 
và thích sách là một nỗ lực của cả gia đình. Trẻ con sẽ học một cách vô thức thông 
qua bắt chước. Trẻ sẽ biết cách cầm sách đúng chiều, biết mở sách, giữ gìn sách. 
Trẻ còn biết hướng đọc sách từ trái sang phải, đọc từ dòng trên xuống dòng dưới, 
đọc ngát nghỉ sau các dấu câu. Vì vậy, chính bố mẹ là “tấm gương” để con trẻ 
học tập và noi theo. Chính bản thân phụ huynh cũng cần xây dựng cho mình thói 
quen đọc sách. Thay vì đến nhà sách và “quẳng” con với đống đồ chơi và mình 
ngồi lướt smartphone thì hãy cùng con đi chọn sách. Thay vì một buổi tối giải trí 
bằng game, laptop hãy ngồi đọc sách cùng con. Thay vì tặng con hoặc thưởng 
cho một món đồ chơi hãy tặng con cuốn sách phù hợp với lứa tuổi để trẻ tự đọc, 
khám phá và tư duy những vấn đề từ sách. 
3.3. Biện pháp 3. Hướng dẫn phụ huynh kỹ năng đọc truyện: 
* Kỹ năng đọc tranh truyện cho trẻ nghe: 
Con người đã biết đi và nói chuyện trong ít nhất năm triệu năm, nhưng chúng ta 
chỉ bắt đầu biết đọc cách đây khoảng 5.000 năm. Và chỉ trong vài thế kỷ gần đây, 
7/10 
đa số người dân trở thành những độc giả. Vì vậy, trẻ em cần giúp đỡ dưới hình 
thức hướng dẫn đọc là điều đương nhiên. Đến 3 hoặc 4 tuổi, nhiều trẻ bắt đầu thể 
hiện các kỹ năng đọc viết trước, chẳng hạn như nghe và tạo thành các vần, hay 
học bảng chữ cái. Từ đó, trẻ có thể bắt đầu hình thành kỹ năng đọc sớm, chẳng 
hạn như liên kết các chữ cái với âm thanh, sau đó nghe những âm thanh đó trong 
từ. Khi đã nắm được những kỹ năng này, trẻ có thể chuyển sang ghép các âm với 
nhau để đọc các từ và tách các âm đó ra để đánh vần. 
Thông qua các cuộc họp phụ huynh qua Zoom, tôi hướng dẫn phụ huynh các kỹ 
năng đọc truyện cho trẻ. Tôi gửi link hướng dẫn để phụ huynh xem, nắm được 
ngữ điệu, giọng điệu của các nhân vật khi đọc tranh truyện. Phụ huynh cần tìm 
hiểu về các cuốn tranh truyện mình có. Sau đó, phụ huynh có thể tiến hành các 
bước sau : 
+ Bước 1 : Phụ huynh cho trẻ lựa chọn cuốn Tranh truyện mà trẻ muốn nghe đọc 
+ Bước 2 : Phụ huynh giới thiệu Tranh truyện : 
• Cho trẻ quan sát bìa trước và bìa sau của truyện; 
• Trẻ dự đoán nội dung của sách dựa vào hình ảnh ở trang bìa để tăng sự hấp dẫn, 
lôi cuốn, tò mò của trẻ với truyện; 
• Phụ huynh giới thiệu tên truyện , tên tác giả , nhà xuất bản, ... một cách hấp dẫn; 
+ Bước 3: Phụ huynh đọc truyện cho trẻ nghe : 
• Phụ huynh đọc với giọng truyền cảm và hào hứng, tốc độ vừa phải để trẻ có thể 
vừa nhìn tranh vừa nghe kịp lời Phụ huynh đọc. 
• Khi đọc truyện, phụ huynh có thể chỉ vào chữ để trẻ lĩnh hội ngôn ngữ viết một 
cách tự nhiên. 
+ Bước 4: Phụ huynh trò chuyện với trẻ về hình ảnh, nội dung của từng trang 
Tranh truyện để trẻ bày tỏ cảm nhận , suy nghĩ của mình về truyện, liên hệ kinh 
nghiệm của bản thân . 
( Ví dụ: Câu chuyện có tên là gì?; Trong câu chuyện có những ai?; Câu chuyện 
này có hay không? Vì sao con thích / không thích?; Con thích nhất điều gì trong 
câu chuyện này? Trong truyện con thích nhân vật nào nhất? Vì sao con thích nhân 
vật đó?; Chuyện gì đã xảy ra với nhân A?; Nếu con là nhân vật A con sẽ làm cách 
nào.? Câu chuyện đã kết thúc như thế nào? ) 
Phụ huynh đọc nhiều lần tranh truyện nếu trẻ hứng thú nghe. Điều này rất thiết 
bởi mỗi lần đọc lại truyện, khả năng cảm thụ, hiểu và phân tích của trẻ được nâng 
lên ở mức độ khác nhau. Trẻ hiểu rõ hơn tình tiết, nhờ diễn biến câu chuyện, hiểu 
chữ được sử dụng để viết lại những điều nói ra, nhận biết mối quan hệ tương ứng 
giữa chữ viết và âm thanh lời nói. Đọc đi đọc lại cùng một cuốn truyện giúp trẻ 
xây dựng kỹ năng đọc. Rất nhiều trẻ em thích nghe đọc đi đọc lại cùng một câu 
8/10 
chuyện. Điều này là hoàn toàn bình thường và tôi khuyến khích phụ huynh nên 
vui mừng về điều đó. 
Nhiều phụ huynh có lúc cảm thấy nản khi con yêu cầu đọc đi đọc lại một câu 
chuyện và họ sợ chúng đang bỏ lỡ cơ hội đọc những câu chuyện khác, nhưng khi 
trẻ nghe lặp lại cùng một câu chuyện, chúng sẽ học được nhịp điệu và cấu trúc 
của ngôn ngữ. Trẻ cảm thấy có quyền sở hữu câu chuyện, dự đoán điều gì xảy ra 
tiếp theo và đánh giá cao việc dành thời gian cho một cuốn sách đã trở thành một 
người bạn tốt. Lặp lại cũng giúp trẻ hiểu cấu trúc cơ bản của câu chuyện, như cách 
các cốt truyện diễn ra và cách các nhân vật phát triển. Đó là bước đầu tiên quan 
trọng trong hành trình học đọc của trẻ. 
Đọc đi đọc lại cùng một câu chuyện không nhất thiết phải lặp đi lặp lại. Phụ huynh 
có thể thêm một số phần bổ sung, cùng với việc tạo ra một số khác biệt khi đọc, 
bằng cách sử dụng giọng nói ngớ ngẩn hoặc thậm chí diễn xuất các phần của câu 
chuyện. 
Bất kỳ thời gian nào trong ngày đều có thể sử dụng để dạy cách đọc sách cho trẻ 
như: sau giờ học, trước khi ăn tối, hay đó là việc làm đầu tiên vào buổi sáng. 
Trước khi đi ngủ thường là thời gian tốt nhất cho các gia đình, vì giúp trẻ ổn định 
và chuẩn bị cho giấc ngủ. Một câu chuyện vào ban đêm, cùng với những lời âu 
yếm, cũng có thể giúp giảm bớt bất kỳ sự lo lắng nào mà trẻ có thể có thể gặp phải 
trước khi đi ngủ. Một đến hai cuốn sách ngắn mỗi đêm là một cách tốt để bắt đầu 
dạy trẻ đọc sách. Nếu trẻ quan tâm đến sách dài, có nhiều chương, thì một chương 
cho mỗi đêm có thể sẽ tốt hơn. 
Để có thêm thời gian đọc trong ngày, phụ huynh có thể hãy đem theo một cuốn 
sách bên người khi đi bất cứ đâu. Bằng cách đó, bố mẹ có thể đọc to nó cùng nhau 
khi xếp hàng chờ đợi, lúc nhận hoặc chờ bắt đầu cuộc hẹn. Việc nghe đọc to giúp 
phát triển khả năng mang một câu chuyện vào cuộc sống của trẻ. Những đứa trẻ 
có thể đặt mình vào những câu chuyện và sử dụng trí tưởng tượng của mình để 
tạo ra một thế giới tuyệt vời dành riêng cho trẻ. 
* Kỹ năng cùng đọc tranh truyện với trẻ: 
Việc đọc tranh truyện cho trẻ không chỉ dừng lại ở việc cho trẻ nghe mà 
còn là đọc cùng trẻ. 
Phụ huynh khích lệ trẻ tham gia cũng đọc tranh truyện. Đặc biệt đọc những câu 
văn, từ ngữ được lặp lại hoặc những lời nói ấn tượng của các nhân vật ... nhằm 
mục đích cung cấp kinh nghiệm đọc sách cho trẻ ; 
 Khuyến khích trẻ “ đọc” tranh truyện theo nhóm nhỏ với sự hướng dẫn của 
phụ huynh. Việc trẻ đọc cùng với bạn bè là cơ hội tương tác ngôn ngữ tích cực 
không những giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mà còn hình thành, gắn kết mối quan 
9/10 
hệ xã hội. Tốt hơn hết, phụ huynh và trẻ hãy thay phiên nhau "đọc" các trang của 
quyển truyện. Ngay cả khi trẻ không thể đọc được các từ trên trang, rất có thể trẻ 
đã ghi nhớ câu chuyện. Tôi gợi ý phụ huynh cũng có thể thử đọc sai một số phần 
và để xem trẻ có thể phát hiện ra sự khác biệt hay không. Nếu thực sự các bố mẹ 
không thể tiếp tục đọc cùng một câu chuyện lần thứ một trăm, hãy nhờ sự giúp đỡ 
của ông bà, cô dì, chú bác để đọc lại câu chuyện cho trẻ nghe. Bằng cách đó, phụ 
huynh được nghỉ ngơi và trẻ vẫn có thể chia sẻ câu chuyện yêu thích của mình với 
gia đình. 
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 
a. Đối với giáo viên: 
Qua quá trình tìm tòi, học hỏi để có thể hướng dẫn phụ huynh sử dụng tranh 
truyện. Tôi đã nắm vững hơn trình tự và phương pháp cho trẻ làm quen với việc 
đọc. Luôn lấy trẻ làm trung tâm trong các hoạt động. 
Tôi đã tạo được nhóm zalo của lớp, trang youtube cá nhân, thông báo đến 
100% phụ huynh của lớp. 
b. Đối với trẻ: 
Trẻ rất hứng thú tham gia các hoạt động cùng với phụ huynh. Trẻ vui vẻ, 
hạnh phúc, tự tin. 
Kết quả của mục tiêu giúp trẻ tích cực tham gia các hoạt động phát triển 
khả năng đọc- viết được nâng cao rõ rệt. Sau đây là một số kết quả đã đạt được: 
STT NỘI DUNG ĐẦU NĂM CUỐI NĂM 
ĐẠT CĐ ĐẠT CĐ 
1 Khả năng “đọc” 
hiểu câu chuyện 
11/25=44% 
14/25=56% 
22/25=88% 3/25=10% 
2 Khả năng kể 
chuyện theo tranh 
liên hoàn 
12/25=48% 13/25=52% 21/25=84% 4/25=16% 
3 Nhận biết được cấu 
tạo của cuốn tranh 
truyện 
13/25=52% 12/25=48% 24/25=96% 1/25=4% 
4 Thể hiện một số kỹ 
năng ban đầu trong 
hoạt động đọc 
14/25=56% 11/25=44% 23/25=92% 2/25=8% 
5 Trẻ hứng thú với 
việc làm quen 
tranh truyện 
16/25= 64% 9/25=36% 25/25= 100% 0/25= 0% 
c. Đối với phụ huynh 
Phụ huynh rất tin tưởng giáo viên, sẵn sàng trao đổi với giáo viên trong 
việc chăm sóc, giáo dục trẻ 
10/10 
Phụ huynh có sự thay đổi trong suy nghĩ, hành động về việc giúp trẻ làm 
quen với đọc- viết. Phụ huynh tích cực chơi- học- đọc cùng trẻ.Phụ huynh đã 
quan tâm đến cảm xúc của trẻ hơn, đã kịp thời thỏa mãn các nhu cầu đọc- viết 
của trẻ. 
Phụ huynh không chỉ gắn kết với trẻ, khám phá tâm tư tình cảm của trẻ 
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
1. Kết luận: 
 Việc giúp trẻ 3- 4 tuổi làm quen với việc đọc là rất quan trọng vì đây là giai 
đoạn vàng cho sự phát triển ngôn ngữ cũng như phát triển toàn diện của trẻ. Quan 
trọng hơn nữa là giúp trẻ: Học qua chơi, chơi bằng học; Dạy học lấy trẻ làm trung 
tâm. 
Việc hướng dẫn phụ huynh sử dụng tranh truyện giúp trẻ 3- 4 tuổi làm quen 
với đọc không những là giúp trẻ phát triển ngôn ngữ cũng như các mặt phát triển 
khác mà nó còn giúp gắn kết giữa nhà trường- giáo viên- phụ huynh. Có như vậy 
trẻ mới thực sự phát triển một cách toàn diện nhất, trẻ mới là một đứa trẻ hạnh 
phúc nhất. 
2. Việc áp dụng và khả năng phát triển Sáng kiến kinh nghiệm: 
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn phụ 
huynh sử dụng tranh truyện để giúp trẻ 3- 4 tuổi làm quen với đọc”, áp dụng 
rất tốt trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non hiện nay. Sáng kiến 
này rất gần gũi, thiết thực, dễ thực hiện, chú trọng tới khả năng của từng trẻ, có 
thể áp dụng vào tất cả các trường mầm non trên toàn quốc. 
3. Bài học kinh nghiệm: 
Giáo viên phải có ý thức tìm tòi tài liệu, tập san, nghe đài, xem tivi, băng 
hình giúp trẻ 3- 4 tuổi phát triển khả năng tiền đọc- viết để chọn biện pháp phù 
hợp với khả năng nhận thức của trẻ, dễ thực hiện. 
Luôn trao đổi với đồng nghiệp để hoàn thiện hơn nữa vốn kinh nghiệm để 
giúp cho trẻ 3- 4 tuổi phát triển khả năng đọc. 
4. Kiến nghị- đề xuất: 
Phòng giáo dục và đào tạo tổ chức nhiều đợt kiến tập, tập huấn về lĩnh vực 
phát triển ngôn ngữ và làm quen với việc đọc. 
Trên đây là “Một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn phụ huynh sử 
dụng tranh truyện để giúp trẻ 3- 4 tuổi làm quen với đọc”. Để áp dụng đề tài 
đạt kết quả tốt hơn kính mong sự giúp đỡ của cấp trên và các bạn đồng nghiệp. 
Tôi xin chân thành cảm ơn.!
 IV. PHỤ LỤC 
HÌNH ẢNH MINH HỌA 
( Sách ehon cho trẻ 3-4 tuổi ) 
( Ảnh Cô giáo giới thiệu một số cuốn sách hay trên zalo nhóm lớp) 
( Ảnh phụ huynh tạo tủ sách, không gian tranh truyênh tại nhà) 
( Ảnh cuộc họp phụ huynh qua zoom) 
( Ảnh Cô giáo hướng dẫn phụ huynh lựa chọn sách qua zoom) 
( Ảnh phụ huynh hướng dẫn trẻ đọc tranh truyện) 
( Thư ngỏ) 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1, Tài liệu bồi dưỡng chuyên đề “Tiếp cận học qua chơi và đổi mới hình thức tổ 
chức hoạt động giáo dục lĩnh vực phát triển Ngôn ngữ” trong chương trình Bồi 
dưỡng công chức, viên chức quản lí, giáo viên mầm non Ngành Giáo dục và Đào 
tạo Hà Nội năm 2018 do trường Bồi dưỡng Cán bộ Giáo dục Hà Nội chủ biên. 
2, Chương trình giáo dục mầm non- 2017 
3, Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non lứa tuổi Mẫu 
giáo bé (3- 4 tuổi)- TS. Trần Thị Ngọc Trâm- TS. Lê Thu Hương- PGS. TS Lê 
Thị Ánh Tuyết. 
4, Tiền đọc viết cho trẻ mầm non- Đinh Hồng Thái. 
LINK HƯỚNG DẪN ĐỌC MỘT SỐ CUỐN SÁCH 
https://www.facebook.com/watch/?v=618518019112450 
https://www.facebook.com/watch/?v=618518019112450 
https://www.facebook.com/watch/?v=353057799851715 
https://www.facebook.com/watch/?v=476724643659273 
https://www.facebook.com/watch/?v=372051218033322 
https://www.facebook.com/watch/?v=253271693507500 
https://www.facebook.com/watch/?v=1558182867881965 
https://www.facebook.com/watch/?v=233278545667730 
https://www.facebook.com/watch/?v=1013808682883449 
Các chương trình đọc sách kết nối trẻ em miễn phí 
Chương trình “Kể chuyện trên những đám mây" của VIRES.Cộng đồng giáo 
dục Reggio Emilia tại Việt Nam (Link đăng ký chương trình: 
https://bit.ly/kechuyentrenmay) 
Hoạt động "Kể chuyện xuyên biên giới" của CMC Parent Hub với các chủ đề 
kể chuyện sáng tạo, yoga kể chuyện dành cho bé vào các cuối tuần (Link đăng 
ký: https://docs.google.com/.../1FAIpQLSeBMCzEytI8fg.../viewform) 
Chương trình đọc truyện online hàng tuần của Mọt sách Mogu (Link đăng ký: 
https://www.facebook.com/.../a.114665813.../307372394497070/) 

File đính kèm:

  • pdfbao_cao_bien_phap_mot_so_kinh_nghiem_trong_viec_huong_dan_ph.pdf