Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin trong việc phối hợp với phụ huynh chăm sóc - Giáo dục trẻ tại nhà thời gian nghỉ dịch
Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, việc vận dụng công nghệ vào các lĩnh vực trong đời sống không còn xa lạ nữa, và ngành giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng cũng đã từng bước tiếp cận với công nghệ hiện đại. Trước tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp và làm ảnh hưởng tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngành Giáo dục đã đưa ra những giải pháp nhằm giúp trẻ bổ sung các kiến thức kĩ năng cần thiết để đảm bảo trẻ được phát triển toàn diện 5 lĩnh vực: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm –kĩ năng xã hội, thẩm mỹ. Với mục tiêu đảm bảo quỹ thời gian của năm học nghành Giáo dục nói chung và cấp học Mầm non nói riêng, đặc biệt thực hiện lời kêu gọi của Bộ trưởng “Tạm dừng đến trường nhưng không dừng học” đã đưa ra giải pháp 100% học tập qua hình thức dạy học online (quay video giảng dạy).
Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy là một trong những giả pháp hữu hiệu nhằm phát huy tính tích cực, hiệu quả, sang tạo của giáo viên và học sinh. Hơn thế nữa giáo án điện tử có thể dễ dàng trình chiếu các hình ảnh trực quan sinh động bổ trợ cho bài giảng, phát huy tính tích cực, sự ham mê và hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động. Qua đó giáo viên không chỉ mang đến cho trẻ những kiến thức cơ bản mà còn cung cấp cho trẻ những kiến thức phong phú, hình ảnh sống động. Có thế thấy rằng, việc sử dụng công nghệ thông tin trong giáo dục là một bước đột phá trong việc cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học và là giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng đào tạo, giáo dục. Hướng dẫn gia đình trong việc phối hợp với nhà trường chăm sóc, giáo dục trẻ em bảo đảm an toàn, hiệu quả khi học trực tuyến. Bảo đảm an toàn khi học sinh trở lại trường học.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin trong việc phối hợp với phụ huynh chăm sóc - Giáo dục trẻ tại nhà thời gian nghỉ dịch
phụ huynh. Chúng tôi là những người mẹ hiền thứ hai của trẻ luôn mong muốn những đứa con của mình có được một môi trường học tập tốt nhất, phát huy được hết khả năng của trẻ một cách tự nhiên nhất. 3. Các biện pháp đã tiến hành: 3.1. Biện pháp 1: Kết nối với phụ huynh học sinh và giáo viên qua nhóm Zalo, Facebook, Zoom. Tại thời điểm này, việc trò chuyện trực tiếp với phụ huynh là rất khó do giãn cách xã hội và đảm bảo quy tắc 5K, cho nên tôi tự làm profile và video giới thiệu nhà trường, về thông tin cơ bản như ngày tháng năm sinh, số điện thoại kết bạn Zalo, số năm công tác, trình độ học vấn, thành tích đã đạt được trong những năm học qua. (Hình ảnh 1) Đồng thời chia sẻ các hình ảnh hoạt động với trẻ trong những năm học trước để mang đến cho phụ huynh những cái nhìn đa chiều, phong phú về trường lớp, giáo viên chủ nhiệm, họ sẽ tin tưởng và đặt niềm tin cho giáo viên, sẵn sàng phối kết hợp với giáo viên trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Từng bước, tôi đã tạo được sự hòa đồng, thân mật giúp bản thân tự tin mạnh dạn hơn khi trao đổi với phụ huynh, ngược lại phụ huynh cũng cởi mở hơn chia sẻ cho tôi những điều liên quan đến con em họ, cũng như họ yên tâm hơn khi gửi con em đến lớp. Để thu hút được sự chú ý quan tâm, tập trung nghe và thực hiện tốt các yêu cầu mà cô giáo cùng với nhà trường đưa ra cho phụ huynh nắm bắt, muốn thành công tôi phải suy nghĩ sáng tạo, xây dựng hình thức và nội dung sao cho phong phú, gần gũi; tạo được ấn tượng, dành nhiều thời gian trao đổi tâm sự về đặc điểm, tâm lý lứa tuổi của trẻ, nói nhiều về việc học, việc chơi, sinh hoạt và những kiến thức mà trẻ lĩnh hội được thông qua bài giảng của cô giáo hằng ngày. Bên cạnh đó tôi cũng thường xuyên trò chuyện, trao đổi về tình hình sức khỏe cũng như những hoạt động của trẻ ở nhà đến phụ huynh. Thấy được sự quan tâm, chăm sóc của cô giáo ở mọi thời điểm như là ở lớp hoặc giai đoạn trẻ nghỉ dịch ở nhà, sự nhiệt tình tâm huyết của giáo viên thì phụ huynh có vẻ rất vui và hài lòng. Niềm vui của phụ huynh cũng là động lực của giáo viên. Qua việc thường xuyên trò chuyện, trao đổi dần dần tôi cũng tạo được niềm tin từ phía phụ huynh. Sự gắn kết giữa phụ huynh và giáo viên ngày càng trở nên thân thiết và chặt chẽ. Đó cũng chính là tiền đề cho tôi phối hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc - giáo dục trẻ trong những khoảng thời gian tiếp theo. 3.2. Biện pháp 2: Xây dựng video, bài tập và tải lên Zalo lớp, Facebook, Youtube của trường. Năm học 2021 - 2022 bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên trẻ không được đến trường. Thực hiện sự chỉ đạo của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục đào tạo Hà Nội cũng như ban giám hiệu nhà trường tôi tìm tòi, nghiên cứu xây dựng các video nội dung giáo dục để hướng dẫn phụ huynh. Do bậc mầm non không được dạy trực tuyến nên tôi có phương án làm các video dạy học, hướng dẫn phụ huynh chăm sóc trẻ tại nhà rồi đăng lên trang wed nhà trường sau đó gửi đường link vào Zalo nhóm lớp. Vậy làm thế nào về những kiến thức và kỹ năng trong chương trình khi trẻ còn nhỏ chưa tiếp cận được qua công nghệ thông tin nên tôi đã sử dụng Zalo, Facebook, Youtube của trường làm phương tiện hữu ích và là cầu nối với phụ huynh và học sinh. (Hình ảnh 2) Thực hiện sự chỉ đạo của ngành cũng như chuyên môn của nhà trường. Bản thân tôi đã xây dựng kế hoạch, lựa chọn những kiến thức cần thiết, những kỹ năng quan trọng để làm video dạy trẻ qua Zalo của lớp. Để làm được những video gửi phụ huynh dạy trẻ thì cần ngắn gọn, chất lượng, hấp dẫn, dễ hiểu nhưng vẫn đảm bảo kiến thức cho trẻ. Tôi đã bàn và thống nhất với giáo viên trong lớp và thực hiện cách làm như sau: * Chuẩn bị: - Đề tài theo thời khóa biểu của chương trình trong tháng mà trẻ nghỉ dịch. - Đồ dùng cần thiết cho tiết dạy của cô và trẻ. - Giáo án làm video. - Trang phục của cô gọn gàng bắt mắt. - Địa điểm làm video. Khi đã chuẩn bị đủ các điều kiện cần thiết cho tiết dạy, cô giáo tập trung vào nghệ thuật trong lời nói để làm video sao cho đảm bảo đủ 4 phần: Phần 1: Cô giới thiệu tên đề tài và đồ dùng cần trong tiết học. Phần 2: Cô giảng giải (làm mẫu) kết hợp lời nói ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Phần 3: Yêu cầu đối với phụ huynh về phối hợp dạy con. Phần 4: Phản hồi của phụ huynh qua hình ảnh (video) trẻ thực hiện. *Ví dụ 1: Tôi thực hiện hoạt động cho trẻ nhận biết phân biệt, đề tài: “Nhận biết, phân biệt hình tròn, hình tam giác”. Tôi chuẩn bị các nguyên vật liệu đồ dùng đồ chơi trong lớp. Đây là những nguyên liệu mà phụ huynh có thể tìm thấy một cách dễ dàng ngay trong chính nhà mình. Tôi thực hiện làm mẫu trên đồ dùng của mình, lưu ý khi thực hiện phụ huynh giáo dục con bằng phương pháp học qua chơi, chơi mà học. Với kế hoạch đã xây dựng, cứ đầu tuần giáo viên trong lớp tập trung xây dựng giáo án và quay video và hoàn thành trong ngày để chuyển tới phụ huynh. Mong phụ huynh phối hợp với cô dạy trẻ và phản hồi bằng những hình ảnh, những dòng tin nhắn, video Hoặc khi phối hợp với phụ huynh để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non đúng cách và hiểu quả. Với quy trình dạy như sau: - Đưa ra một hành động cụ thể cho trẻ. - Cung cấp các kiến thức liên quan đến hành động: Đối tượng, mục đích, cách thức,... - Hướng dẫn trẻ cách học hỏi, quan sát, làm thử,... - Đưa ra tình huống để trẻ vận dụng các kiến thức đã học vào. - Thường xuyên tạo môi trường sinh hoạt để trẻ hình thành các thói quen tốt từ việc áp dụng các kỹ năng sống. * Ví dụ 2: Đưa ra kỹ năng, hành động cần dạy trẻ, cụ thể là việc phòng tránh dịch bệnh Covid-19. Phụ huynh cần cung cấp kiến thức như Covid-19 là đại dịch toàn cầu, rất nguy hiểm đến sức khỏe con người và đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị, vì thế để các con đảm bảo an toàn thì cần sử dụng các biện pháp phòng tránh như: Không đến những nơi đông người, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay và sát khuẩn, đảm bảo quy tắc 5k....Sau đó, hàng ngày luôn nhắc nhở trẻ đeo khẩu trang đúng cách, rửa tay bằng xà phòng, v.v... để hình thành thói quen sinh hoạt khoa học giúp trẻ phòng chống dịch bệnh. Khi sử dụng thường xuyên biện pháp này sẽ thu được những lợi ích to lớn, vì trẻ sẽ tự nhớ, tự hành động thành thói quen, không cần phải nhắc nhở sau này. Mỗi video chỉ kéo dài có vài phút nhưng lại mất rất nhiều thời gian từ lúc lên ý tưởng, xây dựng giáo án và hoàn thiện. Nội dung của những video xây dựng tập trung hướng dẫn một số kiến thức cơ bản về nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ, chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý; những trò chơi vận động, và giáo dục kỹ năng sống; làm đồ chơi từ những nguyên vật liệu gần gũi, dễ tìm ở nhà Những video tôi xây dựng đều được các cấp chuyên môn phê chuẩn trên trang wed, nhà trường sẽ kiểm tra và duyệt cho giáo viên để chuyển đến phụ huynh bằng nhiều hình thức như Zalo nhóm lớp....Từ chỗ lần đầu “lên hình” bỡ ngỡ, tôi đã thuần thục hơn ở những lần sau, nâng cao chất lượng của video, cắt, ghép, xử lý hình ảnh, xử lý hiệu ứng trên những phần mềm. Đến nay, có nhiều video chất lượng tốt như: Các video hướng dẫn các kỹ năng cho trẻ (kỹ năng rửa tay, kỹ năng đeo khẩu trang đúng cách, kỹ năng cất dọn đồ dùng đồ chơi đúng chỗ), dạy trẻ nhận thức về toán học (cách nhận biết, phân biệt các hình học; đếm và nhận biết đối tượng trong phạm vi từ 1-5; định hướng không gian), phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua các bài hát, đọc thơ, nghe kể chuyện; phát triển thể chất, phát triển thẩm mỹ cho trẻ Trong khi thực hiện, tôi đều lắng nghe những ý kiến đóng góp từ đồng nghiệp, rút kinh nghiệm. Mục tiêu đặt ra của mỗi tiết học là bằng cách chia sẻ nhẹ nhàng, sinh động, gần gũi, giúp trẻ nắm bắt được nội dung bài học và thực hành. Một số phụ huynh vì điều kiện công việc có thể cho con xem video tiết học với thời gian tự chọn sao cho có phản hồi lại với cô qua zalo của lớp. Khi nhận được phản hồi của phụ huynh, tôi luôn cảm ơn phụ huynh, động viên khen ngợi các con và khích lệ các con thực hiện tốt hơn. Việc làm không thể thiếu đó là mong phụ huynh cho trẻ xem những video của bạn để trẻ thấy mình, thấy bạn nên trẻ rất vui vẻ và hào hứng thực hiện trong những bài tiếp theo. Mặc dù là nghỉ dịch nhưng sự phối hợp của giáo viên với phụ huynh và học sinh càng chặt chẽ hơn, thường xuyên hơn. Điều đó chứng tỏ sự phối hợp và tuyên truyền giữa phụ huynh và giáo viên đạt hiệu quả cao qua Zalo của lớp, là cầu nối gắn kết giữa phụ huynh và giáo viên đặc biệt là lưu lại hình ảnh làm minh chứng cho các hoạt động của lớp qua một năm học. 3.3. Biện pháp 3: Thiết kế bài giảng qua phần mềm Capcut, Vivavideo, Canva. Phiếu bài tập trên ứng dụng Liveworksheet để giáo dục trẻ tại nhà. Với tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp, làm thế nào để việc chuyển tải những nội dung chăm sóc giáo dục cho trẻ tại nhà đạt hiệu quả. Cá nhân tôi đã tự tìm tòi, học hỏi, chăm chỉ mày mò và thực hiện ý tưởng, thiết kế bài giảng qua ứng dụng video Capcut. Capcut là ứng dụng chỉnh sửa video, chèn nhạc, hình dán, chữ, ...cung cấp tới giáo viên rất nhiều hiệu ứng thú vị để chỉnh sửa video theo ý của mình. Giao diện của Capcut cũng rất đơn giản, dễ sử dụng. Giáo viên có thể chỉnh sửa từng phần hoặc cả video theo nhu cầu. (Hình ảnh 3) - Bước 1: Tải ứng dụng Capcut về từ kho ứng dụng Google Play hoặc Apple Store. Giao diện Capcut trên kho ứng dụng điện thoại thông minh. - Bước 2: Tạo dự án video tại giao diện của ứng dụng chúng ta nhấn vào Dự án mới để tạo một dự án video để chỉnh sửa từ các video có sẵn trong máy điện thoại. - Bước 3: Chỉnh sửa video giáo viên cần đưa video vào luồng chỉnh sửa (Timeline) của dự án trước, lựa chọn bằng cách chạm và chọn các công cụ tương ứng chỉnh sửa cho video, Tách video/hình ảnh. Điều chỉnh tốc độ của video được chọn so với thực tế. Tăng/giảm âm lượng của video - Bước 4: Thêm văn bản Công cụ chèn văn bản điều chỉnh kiểu chữ, màu chữ, màu nền, phong cách - Bước 5: Xuất video, video sau khi xuất xong có thể được chia sẻ trực tiếp qua các kênh mạng xã hội từ ứng dụng Capcut. Quá trình xuất video mất từ 1-3 phút phụ thuộc độ dài và chất lượng. Với hoạt động giáo dục âm nhạc qua phần mềm Capcut, tôi chia sẻ những video dạy hát và vận động theo nhạc, để gửi tới phụ huynh và trẻ. Có mẫu gợi ý, trẻ cũng bắt chước theo rất nhanh. Ngoài ra, tôi tuyên truyền các kênh giáo dục hay và bổ ích, thường xuyên có những bài hát phù hợp với độ tuổi và chủ đề để phụ huynh cho các con nghe. Ở hoạt động tạo hình, tôi khuyến khích phụ huynh cho con được thực hiện dán hình và tô màu qua tranh vẽ sẵn. Bên cạnh phần mềm Capcut phần mềm Vivavideo cũng có những chức năng để tạo một video chất lượng để giáo viên truyền tải đến phụ huynh. (Hình ảnh 3) - Bước 1: Mở ứng dụng VivaVideo và chọn Trình chiếu. Hãy chọn ảnh muốn tạo video và bấm Tiếp - Bước 2: Chọn chủ đề và nhạc cho video mới tạo. - Bước 3: Nhấn vào Chỉnh sửa clip để cắt video và chọn văn bản và hiệu ứng video để thêm văn bản và sticker. - Bước 4: Bấm lưu video. Với phần mềm này tôi hướng dẫn cho trẻ thực hiện đề tài: “Vẽ con cá”, thì phải có giấy, bút màu để có giấy A4 để luyện kỹ năng tạo hình cho trẻ tôi trao đổi với các phụ huynh làm ở văn phòng, tận dụng giấy đã in một mặt để cho trẻ làm. Hoặc nếu không có thì có thể tận dụng giấy học sinh. Công việc đó lúc đầu tôi cũng thấy ngại, còn rụt rè nhưng cũng vì muốn các con có kỹ năng tạo hình tốt, đặc biệt là các cháu tô màu còn yếu, tôi mạnh dạn trao đổi với các phụ huynh và nhận được sự ủng hộ rất vui vẻ. Ngoài ra còn có phần mềm Canva khi muốn bổ xung thêm những hình ảnh động và hình ảnh thiết kế có sẵn rất thuận tiện trong việc làm video.( Hình ảnh 3) Tôi gửi đường link Youtube của trường vào nhóm Zalo lớp để phụ huynh có thể mở ngay trên máy điện thoại hoặc máy tính của mình. Phiếu bài tập của trẻ được chúng tôi thiết kế trên ứng dụng Liveworksheet, đưa đến trẻ nhiều bài tập đa dạng, phong phú để trẻ không bị nhàm chán và tạo cho trẻ có kỹ năng làm bài tập với nhiều hình thức khác nhau (nối, điền số, tìm đáp án đúng sai). (Hình ảnh 3) Các bài giảng qua phần mềm Capcut, Vivavideo, Canva được tôi ghi âm, ghi hình toàn bộ, trẻ học tại nhà mà hiệu quả như học trực tiếp cùng cô. Các bậc phụ huynh cũng không cần phải trợ giúp con em mình quá nhiều. Đặc biệt, các bậc phụ huynh có thể thấy được kết quả học tập ngay sau khi con học. Phụ huynh chụp lại hình ảnh và gửi về Zalo cho cô giáo để cô nhận xét, tuyên dương. Các bậc phụ huynh cũng bày tỏ sự tin tưởng và dành rất nhiều những lời động viên cho tôi tiếp tục cố gắng. 4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm Trong năm học vừa qua, sau khi đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc dạy học tôi thấy mình đã đạt được những kết quả tích cực sau: 4.1. Đối với giáo viên: - Đã nâng cao được khả năng sang tạo và kinh nghiệm cho bản thân, có thêm nguồn tài liệu để phục vụ trong công tác chăm sóc - giáo dục trẻ. - Được sự tin tưởng, tín nhiệm của ban giám hiệu, bạn bè đồng nghiệp, được các chị em trong tổ chuyên môn đánh giá cao. - Có tinh thần hăng hái khi thực hiện các hoạt động giáo dục trẻ bằng ứng dụng công nghệ thông tin trong thời điểm dịch bệnh, không ỷ lại, tâm lý không nặng nề khi thực hiện các video bài giảng, bài tập cho trẻ - Luôn bồi dưỡng, không ngừng học tập kỹ năng thực hành vi tính, tham khảo các tài liệu, phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao trình độ chuyên môn. - Tìm tòi, khám phá, áp dụng được hiệu quả những phương pháp mới để đưa vào giảng dạy và thực hiện các bài giảng điện tử chuyên nghiệp hơn. 4.2. Đối với trẻ: - Thu hút được trẻ khi xem các video, bài tập với các nội dung phong phú, hình ảnh âm thanh sống động, mang tính chân thực gần gũi với trẻ - Trẻ hào hứng, thích thú khi được vừa học, vừa chơi cùng cha mẹ - Trẻ phát triển khỏe mạnh, nhanh nhẹn - Trẻ tự tin, mạnh dạn hơn khi thực hiện các yêu cầu của cha mẹ, cô giáo. - Ngôn ngữ của trẻ được phát triển tốt hơn. - Có sự chuyển biến rõ nét về việc hình thành các kỹ năng sống: Giao tiếp, biết chia sẻ, làm quen với các bạn và các cô, tạo tiền đề cho trẻ khi được đi học. Trẻ tự tin tham gia vào các hoạt động. 4.3. Đối với phụ huynh: - Phụ huynh thực sự quan tâm đến con trẻ, cùng làm bạn với con qua các hoạt động giáo dục, qua đó cha mẹ cũng hiểu hơn về tâm tư, suy nghĩ của con; biết con cần gì, mong muốn điều gì ở cha mẹ, gia đình và cuộc sống xung quanh trẻ hàng ngày. - Nhận thức rất cao về ngành học mầm non, thông cảm với công việc hàng ngày của giáo viên trong lớp. - Phụ huynh hưởng ứng, thường xuyên trao đổi và cùng phối kết hợp với giáo viên để cùng chăm sóc giáo dục cho trẻ và rất tin tưởng cô giáo bởi họ tự nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của con mình. - Đa số các phụ huynh còn trẻ. Việc sử dụng công nghệ thông tin nắm bắt tốt, kết hợp với cô giáo để hướng dẫn trẻ tại nhà như quay lại video con đang hoạt động, video bé giới thiệu về bản thân, video trẻ cùng bố mẹ vui chơi tại nhà, chụp ảnh trẻ xem video, trẻ làm các sản phẩm tạo hình như cô hướng dẫn trong video.sau đó gửi vào zalo nhóm lớp. (Hình ảnh 4) - Một số phụ huynh ít tiếp xúc với cô, ngại trao đổi, ngại giao tiếp, không tự tin khi cô trao đổi thì cũng đã mạnh dạn hơn, lịch sự hơn trong giao tiếp với giáo viên và phụ huynh. Với phụ huynh khi cô giáo đưa thông tin lên nhóm lớp thì đa số các bậc phụ huynh đều bày tỏ cảm xúc vào tin nhắn. III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Qua quá trình nghiên cứu đề tài “Một số kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin trong việc phối hợp với phụ huynh chăm sóc - giáo dục trẻ tại nhà thời gian nghỉ dịch” tôi đã thực hiện một cách nghiêm túc. Việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học là vô cùng hữu ích, nó giúp cho giáo viên đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức dạy học. Qua đó giúp giáo viên linh hoạt hơn trong việc lựa chọn nội dung phù hợp với chủ đề, phù hợp với lứa tuổi cũng như sự phát triển của trẻ. Việc phối hợp với phụ huynh chăm sóc - giáo dục trẻ trong thời gian phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại nhà là giải pháp hữu hiệu tạo nên sự liên kết tốt giữa nhà trường, cô giáo và cha mẹ trẻ, nhằm chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ, đáp ứng kịp những nhu cầu phát triển của trẻ về các mặt: Thể chất, tinh thần, nhận thức, tình cảm, thẩm mỹ, ngôn ngữ, giao tiếp ứng xử, giáo dục kỹ năng trẻ. Tạo các điều kiện tối ưu cho việc thực hiện có hiệu quả mục tiêu chăm sóc - giáo dục trẻ. Giáo dục trẻ tốt là khẳng định chất lượng giáo dục được nâng lên. Chất lượng giáo dục là đáp ứng đúng và đầy đủ các yêu cầu của ngành giáo dục. Vậy giáo dục mầm non có chất lượng tốt đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường, chất lượng giáo dục tốt phải đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ của các bộ phận từ Ban giám hiệu đến các nhóm lớp, từ chăm sóc nuôi dưỡng đến chăm sóc giáo dục. Một việc không thể thiếu được là sự phối hợp giữa phụ huynh với nhà trường để chia sẻ, trao đổi và thống nhất biện pháp giáo dục trẻ tốt nhất. Chính vì vậy ứng dụng công nghệ thông tin trong việc phối hợp với phụ huynh chăm sóc - giáo dục trẻ trong thời gian phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại nhà có ý nghĩa to lớn và đặc biệt quan trọng trong bối cảnh dịch bệnh đang còn diễn biến rất tạp. Có tuyên truyền tốt thì phụ huynh mới hiểu và cùng với nhà trường thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao và hoàn thành kế hoạch đã đề ra. Có phối hợp tốt với phụ huynh thì phụ huynh mới hiểu và chia sẻ cùng giáo viên những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ cũng như chăm sóc giáo dục trẻ tốt nhất. 2. Kiến nghị: Để công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non được hiệu quả tốt hơn tôi xin đề xuất: - Đối với Phòng giáo dục: Các cấp lãnh đạo xem xét tang cường mở thêm các lớp học cho cán bộ, giáo viên được bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức về công nghệ thông tin, nhất là kỹ năng thiết kế bài giảng E-Learning. - Đối với Ban giám hiệu: Tham khảo và mua một số phần mềm cho giáo viên để kích thích khả năng học hỏi, sáng tạo của giáo viên trong việc xây dựng giáo án điện tử, video dạy học. - Tăng cường tổ chức tham quan, học tập nhiều hơn ở các trường trọng điểm trong quận về cách sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy để cán bộ, giáo viên học hỏi thêm kinh nghiệm của đồng nghiệp. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân đã áp dụng vào việc đưa “Một số kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin trong việc phối hợp với phụ huynh chăm sóc - giáo dục trẻ tại nhà thời gian nghỉ dịch” và cũng có một số kinh nghiệm rút ra từ thực tế của lớp học để áp dụng vào. Bản thân tôi sẽ cố gắng học hỏi hơn nữa để tìm ra những giải pháp tối ưu nhằm đáp ứng nhu cầu cho trẻ theo chương trình hiện hành. Từ những cơ sở thực tiễn trên, tôi nhận ra rằng giữa giáo viên, nhà trường, gia đình trẻ phải có sự thống nhất trong toàn bộ quá trình chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em ở cả hai môi trường: trường mầm non và gia đình. Trẻ mầm non còn rất non nớt, không thể tự phát triển mà không có vai trò dẫn dắt của người lớn. Vì vậy, việc giáo dục mầm non phải thể hiện được vai trò chủ đạo của giáo viên, đưa ra những yêu cầu phù hợp với đặc điểm cá nhân, trong tình hình dịch bệnh COVID. Qua các bước phân tích trên, tôi đã đạt hiệu quả trong việc đưa kiến thức đến với trẻ và rất mong sẽ có nhiều phụ huynh tin yêu gửi con luôn an tâm về cách chăm sóc, giáo dục trẻ theo các hướng đã đề ra khi học sinh được trở lại trường. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của lãnh đạo cấp trên cũng như ban giám hiệu nhà trường và bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi được áp dụng một cách hiệu quả. Tôi xin chân thành cảm ơn! Xác nhận của người có thẩm quyền Hiệu trưởng Đặng Thị Hường Người viết sáng kiến Nguyễn Hồng Nhung PHỤ LỤC Hình ảnh 1: Giới thiệu các cô giáo lớp MGB C1 và CBGVNV trong nhà trường Hình ảnh 2: Đăng tải bài qua Zalo nhóm lớp, Faceboock trường Hình ảnh 3: Các phần mềm dùng thiết kế bài giảng điện tử và phiếu bài tập Hình ảnh 4: Phụ huynh chia sẻ ảnh trẻ học và làm qua video cô gửi
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_so_kinh_nghiem_ve_ung_dung_cong_nghe_t.doc