Báo cáo biện pháp Phát huy năng lực học sinh trong tiết luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu

Trong cuộc sống, Tiếng Việt là vốn ngôn ngữ phát triển toàn diện nhất, có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu giao tiếp trong xã hội. Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông của cả nước, có vai trò đặc biệt quan trọng trong cộng đồng người Việt Nam nói chung và trong trường phổ thông nói riêng mà đặc biệt là trường tiểu học. Bên cạnh đó, Luyện từ và câu là một trong những phân môn quan trọng góp phần hình thành tri thức và kĩ năng diễn đạt cho học sinh ở nhà trường tiểu học.Tuy nhiên, việc dạy Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng còn nhiều băn khoăn và trăn trở bởi sự diễn đạt trong Tiếng Việt rất phong phú và đa dạng. Đặc biệt là làm sao cho học sinh hiểu được nghĩa từ, rồi vận dụng những từ đó để viết thành câu cho đúng, diễn đạt làm sao cho rõ ràng, các câu liên kết chặt chẽ quả không phải dễ. Mục tiêu của phân môn này cần đạt được:

- Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ và trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ, câu và văn bản.

- Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu.

- Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói viết thành câu; Có ý thức sử dụng ngôn ngữ vào trong giao tiếp.

 

docx 24 trang Khương Huỳnh 21/08/2023 2040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Phát huy năng lực học sinh trong tiết luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Phát huy năng lực học sinh trong tiết luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu

Báo cáo biện pháp Phát huy năng lực học sinh trong tiết luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu
Giúp học sinh hiểu được thế nào là hiếu học?
Sưu tầm tranh ảnh về các tấm gương hiếu học (thời xưa và hiện nay) sau đó mới tổ chức học sinh viết đoạn văn.
Đưa ra một số tấm gương hiếu học tiêu biểu của lớp mình
Còn bài tập 3 này, tôi sẽ yêu cầu các mức độ từ dễ đến khó để học sinh có thể đạt được:
+ Những học sinh học chưa thật tốt thì tôi chỉ yêu cầu các em thay thế được ít nhất 2 từ ngữ cho nhân vật được nói đến.
+ Những học sinh có khả năng, năng lực thì tôi chỉ yêu cầu các em thay thế được ít nhất 3 từ ngữ cho nhân vật được nói đến và diễn đạt cần phù hợp và lưu loát.
Như vậy, việc chuẩn bị về nội dung với các mức độ yêu cầu cùng với hình thức và phương pháp dạy học như trên sẽ giúp tôi thực hiện tốt tiết dạy để phát huy năng lực của học sinh.
Đồ dùng dạy học:
Đồ dùng dạy học có rất nhiều loại, giúp cho giáo viên thuận lợi, nhẹ nhàng hơn trong việc giảng dạy, giúp cho học sinh hứng thú học tập hơn.	Nhưng để sử dụng đồ dùng nào cho hiệu quả, với từng hoạt động, bài tập sao cho phù hợp, phát huy được hết tác dụng của nó đòi hỏi người giáo viên phải suy nghĩ và lựa chọn.Với bài Luyện từ và câu này, tôi chọn sử dụng các đồ dùng: Máy chiếu, máy tính, đoạn phim, tranh ảnh, máy chiếu hắt
Soạn bài cụ thể trên phần mềm Powerpoint.
Chuẩn bị của học sinh:
Trên cơ sở chuẩn bị của mình, giáo viên phải nhắc học sinh những việc cần làm để chuẩn bị cho tiết học:
Học sinh đọc kĩ thông tin và yêu cầu trong sách giáo khoa
Sử dụng vốn kiến thức hiểu biết của mình
Sưu tầm tài liệu liên quan đến nhân vật, nội dung được nói đến trong bài.
Vì một tuần có hai tiết Luyện từ và câu (thứ ba – thứ năm) nên thông thường việc chuẩn bị của học sinh sẽ được tiến hành sau khi bài Luyện từ và câu ngày thứ năm kết thúc. Giáo viên sẽ dặn dò học sinh chuẩn bị đồ dùng học tập và nội
dung có liên quan tới bài học của hai bài tuần sau. Như vậy, các em sẽ có thời gian dài vào ngày cuối tuần để sưu tầm tài liệu, thông tin.
Việc sưu tầm tư liệu có thể là cá nhân thực hiện hoặc là làm theo nhóm tùy nội dung từng bài, tùy vào năng lực của mỗi học sinh và điều kiện gia đình của các em. Giáo viên sẽ thống nhất ngày nộp tài liệu hoặc thu thập tài liệu của học sinh trước ngày học bài đó. Học sinh ngồi cùng bàn hoặc cùng nhóm sẽ chủ động kiểm tra, báo cáo với giáo viên về sự chuẩn bị đồ dùng hỗ trợ cho bài học. Từ đó, nếu cá nhân, nhóm nào làm tốt thì giáo viên tuyên dương, động viên, còn nếu chưa tốt thì giáo viên nhắc nhở kịp thời.
Tư liệu học sinh sưu tầm cần có định hướng để tránh việc nội dung bị lặp lại, có rất nhiều thông tin không phù hợp vì thế giáo viên phải kiểm tra, lựa chọn các thông tin, tư liệu phù hợp với nội dung bài, với trình độ kiến thức của học sinh, thời gian của tiết hoc.
Đối với bài Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu, những thông tin, câu chuyện về Phù Đổng Thiên Vương hay Bà Triệu thì rất nhiều như: tên gọi, cuộc đời  Nhưng giáo viên sẽ chọn lọc những thông tin cần thiết, phục vụ cho bài học như: tên gọi, quê quán, và những từ có thể thay thế cho các nhân vật nhằm để liên kết câu.
Bởi vậy, học sinh đã sưu tầm được rất nhiều tư liệu, thông tin, tranh ảnh phục vụ rất hiệu quả cho tiết học.
Tiến trình thực hiện tiết dạy:
Kiểm tra bài cũ:
Trong tiết này, tôi không kiểm tra bài cũ với nội dung kiến thức là mở rộng vốn từ “Truyền thống” mà thay vào đó tôi kiểm tra nhanh học sinh về kiến thức đã học qua hai câu hỏi:
+ Nêu các cách để liên kết các câu trong bài?
+ Khi các câu trong đoạn cùng nói về một đối tượng, để thay thế các từ ngữ dùng ở câu trước, ta cần lưu ý điều gì?
Qua việc kiểm tra nhanh, tôi sẽ nắm bắt được các em có nhớ kiến thức của bài trước không? Vì đây là bài Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu, tức là các em đã hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ và trong bài này các em sẽ được vận dụng, thực hành nhiều hơn. Bởi vậy, phần kiểm tra bài cũ sẽ gắn kết với nội dung bài mới hơn.
Các hoạt động chính:
Học sinh được vận dụng, thực hành cách liên kết câu qua ba bài tập:
a, Bài 1: Tìm từ ngữ được thay thế cho nhân vật Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng)? Cách thay thế đó có tác dụng gì ?
Mục tiêu: Rèn kĩ năng nhận biết từ ngữ được sử dụng để thay thế trong đoạn văn.
Để đạt được mục tiêu này, tôi đã chọn cách cho học sinh xem đoạn phim về nhân vật được nói đến là Phù Đổng Thiên Vương.
Trước khi xem phim, tôi sẽ đặt các câu hỏi để giúp định hướng cho học sinh.
+ Đoạn phim nói về nhân vật nào?
+ Trong đoạn phim, con nghe thấy để cùng chỉ nhân vật đó, tác giả còn dùng những từ ngữ nào khác?
Việc xem đoạn phim này, giúp cho học sinh hình dung bước đầu về nhân vật được nói đến, các em cũng có hứng thú hơn thay vì đọc ngay đoạn văn ở trong sách.
Sau đó, tôi tiến hành khai thác nội dung của đoạn phim qua những câu hỏi đã đặt lúc trước.
Tiếp theo, tôi lựa chọn hình thức tổ chức là hoạt động lớp, dẫn dắt, hướng dẫn để học sinh tìm hiểu nội dung đoạn văn trong bài 1, yêu cầu của bài, để từ đó đạt được mục tiêu phải thực hiện.
Giáo viên đặt câu hỏi: Bài tập 1 yêu cầu con làm gì? Học sinh sẽ nêu được nhiệm vụ là gạch chân từ chỉ Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng). Giáo viên sẽ yêu cầu học sinh gạch chân vào ngay sách rồi tổ chức cho một vài học sinh báo cáo, rồi nhận xét, bổ sung đồng thời sau đó chốt lại đáp án đúng, hiện slide đáp án trên máy chiếu.
Như vậy, với những học sinh còn chậm, thiếu tập trung, các em vẫn có thể nhìn, theo dõi và đối chiếu lại kết quả của mình thay vì chỉ nghe thôi.
Sau đó, tôi sẽ cho học sinh hiểu vì sao tác giả Nguyễn Đình Thi lại sử dụng nhiều từ đồng nghĩa để chỉ Thánh Gióng, ý nghĩa của từ trong từng trường hợp.
Từ thay thế
Ý nghĩa
Trang nam nhi
Chàng trai trẻ, sức vóc khác người
Tráng sĩ ấy
Người có sức lực cường tráng và chí khí mạnh mẽ
Người trai làng Phù Đổng
Giới thiệu thêm về quê quán của Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng)
Từ đó, giáo viên sẽ giúp học sinh hiểu được tác dụng của việc thay thế từ ngữ là tránh lặp từ và cung cấp thêm thông tin để người đọc rõ hơn về đối tượng. Giáo viên sẽ nhấn mạnh và nhắc học sinh vận dụng cách thay thế từ như thế để liên kết câu.
Qua cách làm này, học sinh sẽ nắm được cách dùng từ ngữ khác để chỉ một nhân vật mà đồng thời còn biết thêm các thông tin khác về nhân vật được nói đến một cách dễ hiểu, dễ nhớ, gần gũi.
b, Bài 2 : Thay thế những từ ngữ bị lặp lại trong hai đoạn văn bằng đại từ hoặc từ ngữ đồng nghĩa:
Mục tiêu: Học sinh có kĩ năng biết thay thế những từ ngữ lặp lại để giới thiệu về Triệu Thị Trinh.
Với mục tiêu của bài này, học sinh không còn chỉ nhận biết mà đã bước đầu phải có kĩ năng vận dụng kiến thức đã học. Chính vì vậy, để thực hiện được yêu
cầu của bài, đầu tiên tôi gợi mở cho học sinh hình ảnh bà Triệu Thị Trinh (Bà Triệu)
Để tìm hiểu yêu cầu của bài, giáo viên sẽ đặt câu hỏi để học sinh nhận xét:
+ Trong bài, từ Triệu Thị Trinh được lặp lại bao nhiêu lần?
+ Con có nhận xét gì khi một đoạn văn có từ lặp lại quá nhiều lần?
+ Để đoạn văn không có từ bị lặp lại quá nhiều lần như vậy, cần phải làm gì?
Sau đó, tôi phát huy năng lực của học sinh bằng việc tổ chức các em giới thiệu những tài liệu đã sưu tầm được về bà Triệu Thị Trinh (tranh ảnh, tiểu sử,). Học sinh cả lớp sẽ lắng nghe.
Tiếp theo, các em sẽ thảo luận nhóm bốn để tìm từ thay thế cho từ Triệu Thị Trinh. Vì đây là nhân vật lịch sử, những từ dùng để thay thế không phải dễ dàng đối với học sinh nên khi thảo luận nhóm sẽ giúp các em có thể hỗ trợ nhau cùng làm kết hợp với tài liệu sưu tầm, thông tin đã được nghe và vốn kiến thức hiểu biết của các em. Đồng thời, giáo viên hỗ trợ các em làm bài bằng cách làm trên phiếu học tập rồi chữa bài trên máy chiếu hắt. Việc thay đổi hình thức như vậy, sẽ giúp:
+ Học sinh giảm được thời gian viết, tránh được cảm giác nặng nề, khó trình bày khi viết vào sách giáo khoa vì không đủ chỗ.
+ Khi báo cáo trước lớp, học sinh được tự do bộc lộ những hiểu biết của mình về bà Triệu Thị Trinh và cách dùng từ thay thế dựa vào vốn hiểu biết của các em, dựa vào tài liệu sưu tầm và các em có thể nêu được các sử dụng từ nhắm thay thế.
+ Giáo viên có thể nắm bắt được nhiều phương án mà các nhóm đưa ra, tổ chức dễ dàng cho học sinh thảo luận, bổ sung kết quả các từ thay thế cho từ Triệu Thị Trinh mà nhóm lựa chọn.
+ Giáo viên sẽ lắng nghe, tổng hợp ý kiến, phân tích, bổ sung những từ các em chưa nêu hoặc phát triển thêm các từ khác.
Và kết quả của một số phiếu học tập như sau:
Qua việc chữa phiếu, giáo viên sẽ giúp học sinh thấy được những từ thay thế nào là phù hợp, những trường hợp nào nên sử dụng từ đó, những trường hợp không được và không nên thay thế, cần sử dụng từ đúng văn cảnh. Ví dụ:
Khi Triệu Thị Trinh còn là người con gái trẻ, chúng ta có thể xưng là nàng, cô gái họ Triệu
Nhưng khi đã xông pha ra trận thì cần sử dụng các từ ngữ khác như nữ chiến binh, nữ tướng, hoặc người con gái vùng núi Quan Yên (giới thiệu và nhấn mạnh quê hương hay sự dũng cảm của Triệu Thị Trinh)
Câu cuối của đoạn phải sử dụng từ Bà hoặc Nhụy Kiều tướng quân (thể hiện sự tôn kính đối với nhân vật được nói đến).
Hay có trường hợp, học sinh thay toàn bộ từ là các tên gọi khác của Triệu Thị Trinh. Nếu như vậy, người đọc mới chỉ biết thêm một thông tin về Triệu Thị Trinh đó là tên gọi mà không biết thêm các thông tin khác (có thể là độ tuổi, quê quán, hay cuộc đời của nhân vật ở từng giai đoạn,)
Hay trong trường hợp này, chúng ta không thể thay thế từ Triệu Thị Trinh (câu đầu tiên và câu bắt đầu của đoạn tiếp theo). Vì như vậy sẽ làm mất đi tính liên kết giữa các câu trong đoạn, giữa các đoạn với nhau cho nên cần chú ý khi thay thế từ.
Qua việc chữa phiếu, giáo viên sẽ giúp học sinh biết được cách từ thay thế từ làm sao cho phù hợp và sử dụng đại từ hay từ ngữ đồng nghĩa để thay thế.
Vậy câu hỏi đặt ra là: Lúc nào nên dùng đại từ và lúc nào nên dùng từ ngữ đồng nghĩa với từ đã cho để chỉ một nhân vật nào đó?
Khi đã giải quyết được câu hỏi này, thì học trò sẽ không bị lúng túng khi gặp các văn bản mới. Giáo viên sẽ giúp học sinh nắm bắt được khi cần ngắn gọn, cung cấp ít thông tin thì có thể dùng đại từ để thay thế nhưng khi muốn cung cấp thêm thông tin khác thì các em nên sử dụng từ ngữ đồng nghĩa. Nếu sử dụng hài hòa hai cách này thì các câu trong đoạn sẽ liên kết chặt chẽ, với nhau, nội dung đoạn văn sẽ hay hơn.
Tóm lại, để liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ , chúng ta cần sử dụng các đại từ và từ ngữ đồng nghĩa cho phù hợp để việc thay thế từ sao cho có hiệu quả.
c, Bài 3: Viết đoạn văn có sử dụng Phép thay thế để liên kết câu có nói về gương hiếu học.
Mục tiêu: Học sinh được luyện kĩ năng sử dụng từ thay thế khi viết đoạn văn
Đây là hoạt động tôi lo lắng nhiều nhất trong cả bài, bởi bài 3 chính là bài vận dụng, kiểm tra xem học sinh có hiểu bài không? Học sinh phải tự mình viết vào vở với hai nội dung: Tấm gương hiếu học và trong đoạn văn phải có sử dụng từ thay thế để liên kết câu. Với bài 1, học sinh chỉ phải tìm và nhận diện từ dùng để thay thế. Rồi đến bài 2, các em đã có sẵn nội dung và chỉ phải làm là thay thế những từ bị lặp. Còn với bài 3 này, học sinh không những phải viết đúng nội dung theo yêu cầu mà còn phải biết cách dùng từ thay thế để liên kết câu. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều làm thế nào để định hướng cho học sinh nhưng vẫn phải phát huy được năng lực của các em. Cuối cùng, tôi cũng tìm ra cách thực hiện:
Trước tiên, tôi cùng học sinh trao đổi về yêu cầu bài tập qua hai câu hỏi:
+ Con hiểu thế nào là hiếu học?
+ Kể tên 1 số tấm gương hiếu học mà em biết.
Sau đó, tôi sẽ sử dụng tranh ảnh kết hợp khai thác tài liệu sưu tầm của học sinh và khai thác vốn sống, hiểu biết thực tế của các em. Khi trao đổi, tôi sẽ đưa ra ba tấm gương hiếu học ở các thời kì khác nhau để học sinh có thể quan sát, hình dung.
Cao Bá Quát, tự là Chu Thần, hiệu Cúc Đường, sinh năm 1809 tại làng Phú Thị, nay thuộc xã Quyết Chiến, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Chữ ông quá xấu nên ông đã kiên trì luyện tập và sau này là người văn hay chữ tốt.
+ Các nhân vật nổi tiếng thời xưa có tinh thần hiếu học: Cao Bá Quát, Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi,
Năm 1951, khi lên 4 tuổi, ông bị bệnh và dẫn đến bị liệt 2 tay. Năm 7 tuổi, ông rất muốn đến trường nhưng vì bệnh nên ông không thể đi học. Hằng ngày, ông đều đến trước cửa lớp để nghe cô giảng. Khi về nhà ông luyện chữ và dùng chân viết các từ ở lớp như các bạn đã học.
+ Các tấm gương hiếu học thời nay như: Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, Nick Vujicic,
+ Các tấm gương hiếu học gần gũi với các em (bố mẹ, anh chị em, bạn bè)
Một số tấm gương hiếu học tiêu biểu của lớp
Hình thức này không những thay đổi không khí căng thẳng của tiết học mà còn khai thác triệt để tài liệu học sinh đã sưu tầm, vốn hiểu biết thực tế của các em. Bên cạnh đó, tôi vừa định hướng được cho các em nhưng vẫn phát huy được năng lực của từng học sinh bởi tôi không áp đặt các em chỉ được viết về một người do giáo viên quy định mà em có thể lựa chọn bất cứ tấm gương nào mà em thích.
+ Với các em có vốn hiểu biết rộng, các em sẽ viết về các nhân vật nổi tiếng thời xưa hay ngày nay.
+ Nhưng với những em còn lúng túng, sợ viết đoạn thì các em có thể chọn ngay các bạn của mình để viết. Bởi đây là những người các em tiếp xúc hàng ngày, biết được những thành tích của các bạn nên sẽ rất dễ viết.
Điều này tạo cho các em sự hứng thú, đỡ được cảm giác lo lắng. Từ đó, các em sẽ chủ động viết bài. Sau đó, giáo viên sẽ chữa các đoạn của học sinh trên máy chiếu hắt. Học sinh cả lớp sẽ lắng nghe và nhận xét, bổ sung xem bạn đã viết đúng nội dung và biết cách thay thế từ để liên kết câu khi nói về tấm gương hiếu học.
Dựa trên đoạn viết của học sinh, giáo viên sẽ giúp các em không những biết thêm được nhiều tấm gương hiếu học mà còn học tập được lẫn nhau cách dùng từ, thay thế từ để liên kết câu. Từ đó các em sẽ tự tin, chủ động hơn trong giao tiếp, nói và viết. Như vậy là tôi đã đạt được mục tiêu đã đề ra.
Sau các hoạt động chính của bài, tôi đặt câu hỏi liên hệ, giáo dục thái độ, tình cảm cho học sinh:
+ Con học tập được điều gì qua những tấm gương đó?
+ Qua bài học hôm nay, con rút ra cho mình những hiểu biết gì?
Câu hỏi mang tính mở, nội dung câu trả lời của học sinh không bó buộc nhưng gắn với nội dung bài học, phải thể hiện rõ thái độ, việc làm cụ thể của các em. Bởi vậy, các em phải tích cực trong suy nghĩ, chủ động liên hệ với bản thân, với các bạn, Qua đó, giáo dục lồng ghép đạt hiệu quả hơn, thiết thực hơn đồng thời cũng phát huy được năng lực của học sinh.
Củng cố, dặn dò:
Kết thúc bài học, phần này, học sinh sẽ nêu lại những kiến thức trọng tâm của bài đồng thời giáo viên dặn dò những việc cần làm sau bài học như sưu tầm thêm các tấm gương khác, các đoạn văn nói về các nhân vật rồi tự luyện tập thay thế từ để liên kết câu cùng với những việc cần chuẩn bị cho tiết học sau. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên đôi lúc xem nhẹ phần dặn dò này và chỉ làm cho đủ bước nhưng không làm tốt, không dặn dò cẩn thận thì kết quả chuẩn bị cho bài dạy sau sẽ không tốt, như vậy hiệu quả bài dạy sẽ không cao.
5. Kết quả:
Sau khi thực hiện các bước làm như trên, kết quả tôi đã thu lại được sau tiết dạy “Luyện tập thay thế từ để liên kết câu”. Với lớp tôi có 49 học sinh, tôi cảm nhận được là các em đã rất hào hứng và tập trung tiếp thu kiến thức.
Mức đạt được
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Bài 1
39
10
0
Bài 2
20
29
0
Bài 3
16
30
3
Như vây, từ bài 1 đến bài 3, mức độ kiến thức và độ khó đã được tăng lên theo từng bài.
Bài 1: Yêu cầu của bài dừng lại ở phần nhận diện, nên số lượng lớn học sinh đều làm được.
Bài 2: Yêu cầu của bài lúc này, học sinh không phải nhận diện nữa mà còn phải hiểu rồi vận dụng. Bởi vậy, những em có năng lực, nắm chắc kiến thức mới hoàn thành tốt được.
Bài 3: Yêu cầu của bài chính là áp dụng những thức vừa học để làm. Để làm được ngay, các em viết được đoạn văn đúng yêu cầu, diễn đạt lưu loát điều đó không phải dễ. Chắc chắn cũng sẽ có các em không làm được ngay là chuyện bình thường nhưng các em sẽ luyện tập thêm.
Theo thông tư 22, cách đánh giá học sinh không dùng điểm số mà bằng nhận xét. Việc giáo viên nhận xét học sinh và học sinh nhận xét học sinh là việc rất quan trọng nhằm đánh giá năng lực của học sinh qua mỗi bài, mỗi tiết học. Việc giáo viên cho các em nhận xét nhau về ý thức học tập, thái độ, trách nhiệm
sự hợp tác khi làm việc nhóm cần rất linh hoạt. Có thể là ngay sau câu trả lời của bạn, sau quá trình hoạt động nhóm hoặc sau cả tiết học.
Để nhận xét được, bản thân các em phải tập trung lắng nghe câu trả lời, ý kiến của bạn, làm việc nhóm phải thực sự, để các bạn bộc lộ những khả năng mình, điểm mạnh và điểm yếu từ đó các em mới có được sự đánh giá, nhận xét đúng.
Trong quá trình nhận xét, bản thân tôi nghĩ rằng trước tiên:
+ Cần ghi nhận những gì học sinh đã làm được, đã cố gắng, có tiến bộ
+ Lời nhận xét cần thể hiện sự khích lệ, động viên với các học sinh.
+ Đối với những gì học sinh chưa làm được, tôi sẽ chỉ ra mặt hạn chế để nhắc nhở nhẹ nhàng từ đó các con sẽ khắc phục, chứ tránh không làm tổn thương các em. Ví dụ như với những em hoàn thành tốt, tôi có thể nhắc cả lớp tặng cho các bạn bằng tràng pháo tay,
Sau đó, tôi cũng lưu ý học sinh cũng sẽ nhận xét nhau như vậy. Nếu được thực hiện thường xuyên thì chắc chắn các em sẽ quen và các em sẽ có nếp và việc đánh giá, nhận xét với các em không còn là khó nữa.
Để học sinh làm tốt việc này, bản thân tôi luôn xác định mình phải là tấm gương cho các em noi theo.
Qua thực tế giảng dạy tiết nói trên, tôi nhận thấy:
Đối với học sinh:
+ Các em rất sôi nổi, không còn sợ tiết Luyện từ và câu.
+ Các em đã chủ động, tự giác chuẩn bị tài liệu sưu tầm.
+ Các em biết nêu lên các câu hỏi, các thắc mắc cần giải đáp.
+ Nắm bắt kiến thức vừa học tốt hơn, hiểu chắc bài.
Đối với giáo viên:
Khi tôi làm tốt việc dạy học theo hướng đổi mới phát triển năng lực của học sinh, tôi đã giúp cho các em chủ động tiếp thu kiến thức, tránh được tình trạng học thụ động, nắm được kiến thức nhưng lại không hiểu sâu, vận dụng không được.
Khi đã chuẩn bị kĩ cho bài dạy, tôi sẽ chủ động trong mọi tình huống, động viên, khích lệ học sinh kịp thời. Kiến thức vững vàng giúp tôi tự tin trong việc giải đáp các câu hỏi thắc mắc phát sinh từ học sinh.
Bởi vậy, dạy học nhằm phát huy năng lực của học sinh không những đánh giá được khả năng của từng em mà còn giúp giáo viên vững vàng trong chuyên môn, biến những tiết học tưởng như khô khan, khó hiểu thành những giờ học lí thú.
KẾT LUẬN- KHUYẾN NGHỊ
Dạy học đối với giáo viên chính là một sự rèn luyện toàn diện. Luyện từ và câu là một phân môn đòi hỏi trình độ hiểu biết và năng lực của giáo viên một cách toàn diện. Cho nên mỗi giáo viên cần phải tự bồi dưỡng kiến thức, tự tìm tòi, nghiên cứu tài liệu để cập nhật cho mình những kiến thức về nội dung chương trình, về đổi mới phương pháp dạy học, chủ động ứng dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ cho việc soạn giảng có hiệu quả. Đó là những điều hết sức cần thiết đối với mỗi giáo viên Tiểu học hiện nay. Nhu cầu phát triển của xã hội nói chung và của ngành Giáo dục nói riêng đòi hỏi chúng ta không ngừng học tập vươn lên, nâng cao tri thức để hoàn thành sứ mệnh “trồng người” cho đất nước trong mai sau.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên đạt được hiệu quả trong các tiết dạy Luyện từ và câu theo hướng phát triển năng lực học sinh, tôi xin đề xuất với các Ban giám hiệu một vài ý kiến sau:
+ Cần trang bị cho giáo viên các sách tham khảo, các đoạn phim cho giáo viên.
+ Thường xuyên mở lớp bồi dưỡng, chuyên đề để giáo viên trao đổi kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau, nhằm nâng cao chuyên môn và chất lượng giáo dục đạt hiệu quả cao.
Trên đây là một số suy nghĩ, tìm tòi của tôi trong quá trình dạy bài Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu. Trong quá trình thực hiện, tôi trình bày không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng từ các thầy cô, các bạn đồng nghiệp để tôi có thể rút kinh nghiệm và vận dụng vào giảng dạy ngày càng tốt hơn!
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tôi cam đoan đây là SKKN mình, không sao chép nội dung của người khác.
Khương Mai, ngày 3 tháng 4 năm 2017
Ý kiến của hội đồng xét duyệt.

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_phat_huy_nang_luc_hoc_sinh_trong_tiet_luye.docx
  • pdfltvc5giangthkhuongmai_811201815(1).pdf