Báo cáo giải pháp Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kết nối với phụ huynh trong các hoạt động chăm sóc-giáo dục trẻ 3-4 tuổi trong thời gian nghỉ dịch covid-19 tại nhà

Cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt. Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của cả dân tộc, việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ là trách nhiệm của mọi người, của toàn xã hội. Vì vậy, việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em không chỉ dừng lại ở nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi gia đình mà còn là trách nhiệm của nhà trường, cô giáo ở mỗi cấp học, quan trọng nhất là cấp học Mầm non. Do đó, giáo dục trẻ luôn đòi hỏi phải có sự kết nối chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, đặc biệt là sự kết nối giữa phụ huynh với giáo viên trong các hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ tại lớp học hay khi ở nhà. Trước tình hình dịch bệnh covid vẫn đang tăng cao và kéo dài, trẻ nghỉ học ở nhà phải làm sao để việc kết nối với gia đình trẻ trong chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao. Việc kết nối giữa nhà trường với gia đình trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, kết nối là một cộng đồng giáo dục có sự gắn kết, tương tác và là nền tảng cho môi trường giáo dục thông minh trong thời đại mới. Mô hình giáo dục thông minh cần sự liên kết chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - học sinh, tạo điều kiện cho việc đổi mới phương thức tương tác, tiếp cận thông tin, cùng đóng góp ý kiến để hướng đến mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh. Để đưa chương trình chăm sóc hướng dẫn các bậc phụ huynh về cách chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần, nhận thức, tình cảm, thẩm mĩ, ngôn ngữ giao tiếp ứng xử cũng như trẻ có sức khỏe tốt để phòng chống dịch bệnh. Đặc biệt là trong tình hình hiện nay, dịch bệnh Covid đang diễn biến hết sức phức tạp, trẻ không được đến trường mà phải nghỉ tại nhà. Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ mà không bị kiến thức và kỹ năng của trẻ bị mai một.

doc 26 trang vuthom 08/10/2022 9962
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo giải pháp Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kết nối với phụ huynh trong các hoạt động chăm sóc-giáo dục trẻ 3-4 tuổi trong thời gian nghỉ dịch covid-19 tại nhà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo giải pháp Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kết nối với phụ huynh trong các hoạt động chăm sóc-giáo dục trẻ 3-4 tuổi trong thời gian nghỉ dịch covid-19 tại nhà

Báo cáo giải pháp Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kết nối với phụ huynh trong các hoạt động chăm sóc-giáo dục trẻ 3-4 tuổi trong thời gian nghỉ dịch covid-19 tại nhà
là cách nâng cao hiệu quả kết nối giữa phụ huynh với trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ rất hiệu quả bởi phụ huynh biết được trong 1 tuần con học những gì và sự tiến bộ của con như thế nào trong các bài tập của cô giáo. Từng tuần quay video bố mẹ sẽ thấy con tiến bộ, tự tin hơn trong các hoạt động. (Phụ lục hình ảnh 8)
Một hình thức nâng cao hiệu quả kết nối cha mẹ trẻ trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ nữa vô cùng hiệu quả đó là về chăm sóc sức khỏe, để phòng những dịch bệnh như chân tay miệng, bệnh về đường hô hấp, cúm A, sốt xuất huyết. ngoài việc tôi nhắc nhở phụ huynh vệ sinh đảm bảo cho con khi ở nhà thì tôi thường xuyên gửi các video chia sẻ về các chế độ dinh dưỡng, cách phòng tránh dịch bệnh để phụ huynh cùng tham khảo và cho con thực hiện khi ở nhà. Đặc biệt có văn bản, sự hỗ trợ của các ban ngành tới các trường để hướng dẫn các con biết cách phòng chống. (Phụ lục hình ảnh 9)
Ví dụ: Để kết nối cha mẹ trẻ về phòng chống dịch bệnh thì tôi sẽ sưu tầm các video clip về cách chăm sóc bản thân, xử lý khi bị ốm hay nhờ phụ huynh làm nghề bác sỹ có thể làm video hướng dẫn cách phòng chống dịch bệnh để tuyên truyền đến các bậc phụ huynh khác ở lớp. Đồng thời, hàng ngày tôi luôn nhắc nhở phụ huynh theo dõi, báo cáo hàng ngày tình trạng sức khỏe của con, của phụ huynh có vấn đề gì kết nối trực tiếp đến với các cô. 
+ Nếu là kết nối cha mẹ trẻ trong hoạt động sự kiện, phong trào thi đua, tổ chức các cuộc thi thì tôi sẽ gửi thông báo tới từng phụ huynh. Đồng thời chia sẻ với phụ huynh hãy tham gia cùng con để hỗ trợ con tổ chức các hoạt động theo yêu cầu cuộc thi. (Phụ lục hình ảnh 10)
+ Nếu kết nối cha mẹ trẻ trong các hoạt động về giáo dục thì tôi gửi bài học hàng tuần bằng các video clip. Phụ huynh, xem, ngồi học cùng con trong các video clip cô gửi để chỉ cho con những chỗ con không hiểu hay quay lại video clip con tương tác lại cho cô. (Phụ lục hình ảnh 11)
Khi các con chuẩn bị học về chủ đề “Tết trung thu” tôi nhắn tin trên nhóm zalo của lớp nhắc mỗi phụ huynh hãy sưu tầm và chuẩn bị cho con những nguyên liệu như: giấy, hồ, hoa quả có liên quan đến trung thu, rồi phụ huynh chia sẻ, cung cấp thông tin cho con hiểu về ngày Tết trung thu cũng như các hoạt động có trong ngày Tết trung thu để con trải nghiệm làm, hiểu được ý nghĩa của ngày Tết trung thu. Rồi trẻ được trình bày về sản phẩm mình tạo ra. Qua đó phụ huynh cũng nắm bắt được phần nào những kiến thức của con mình cần học trong chủ đề và luôn có sự kết nối với cô giáo để cùng tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ được học và tham gia vào các hoạt động của lớp. (Phụ lục hình ảnh 12)
Để có thể nâng cao hiệu quả giáo dục kết nối giữa phụ huynh với các hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ 3 - 4 tuổi tại nhà, bản thân tôi nghĩ điều quan trọng là mình phải đổi mới hình thức, nội dung trao đổi, kết nối với phụ huynh dựa vào tình hình thực tế. Đổi mới hình thức, nội dung kết nối sẽ tạo nên sự gắn kết, liên kết chặt chẽ giữa giáo viên - phụ huynh - trẻ từ xa khi không gặp trực tiếp hàng ngày được. Hình thức này giúp cho bố mẹ bạn nào bận công việc, đi công tác cũng đều theo dõi được quá trình học tập của con mình để trao đổi với các cô giáo. Trẻ vẫn nắm được các kiến thức, kỹ năng khi không được đến trường.
Việc đổi mới hình thức, nội dung kết nối tạo nên sự tương tác, đồng thuận rất lớn từ phía gia đình trẻ. Không chỉ dừng lại ở việc dạy học trên lớp, thông qua việc kết nối trực tuyến giúp phụ huynh nắm bắt được nhiều hơn về khả năng, sở thích để có kế hoạch dạy dỗ chăm sóc con mình. Có nhiều thời gian dành cho con hơn trong các hoạt động học, chơi tại nhà mà vẫn đảm bảo kiến thức trong năm học cho con.
3. Giải pháp 3: Thực hiện mô hình chuyển đổi số công tác hướng dẫn phụ huynh cùng cô chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà thông qua video clip hướng dẫn các hoạt động học, các hoạt động khác
Ở những năm học trước chúng tôi thường dạy trẻ qua các hoạt động học trên lớp, kỹ năng sống trong phiên chế chương trình học, tuyên truyền qua bảng tin hay trong giờ đưa đón trẻ. Những tiết học trên lớp thường được giáo viên lưu lại bằng các hình ảnh trong giờ học, phụ huynh không nắm được chi tiết của từng buổi học. Vì vậy, với phương châm muốn việc giáo dục trẻ được gắn kết chặt chẽ hơn nữa với phụ huynh tôi thay đổi phương hướng kết nối thông qua mô hình chuyển đổi số công tác hướng dẫn chăm sóc giáo dục trẻ qua video clip hướng dẫn các hoạt động học, các hoạt động khác. 
Để thực hiện được các video clip, giáo viên các khối cùng xây dựng với khối trưởng, có sự thống nhất của tổ trưởng chuyên môn, bam giám hiệu để từ đó xây dựng đề tài cho cả tháng, xây dựng kịch bản, chuẩn bị đồ dùng địa điểm quay, cắt ghép chỉnh sửa video qua các phần mềm Capcut, Powerpoint, Ulike.
Hàng tuần tôi quay các đoạn video clip khác nhau có thể là hoạt động khám phá, văn học, làm quen với toán, phát triển thể chất, tạo hình, kỹ năng sống, thoát hiểm, bảo vệ bản thân.. Sau khi được sự phê duyệt của ban giám hiệu chúng tôi gửi các đoạn video này vào nhóm zalo lớp, padlet, đăng lên youtube, website trường. Trong các đoạn video clip đều có các câu hỏi hay giao bài tập cuối giờ yêu cầu trẻ thực hiện. Từ đó tôi tương tác, hướng dẫn phụ huynh tham gia học và quay lại quá trình đó gửi lại cho cô. (Phụ lục hình ảnh 13)
Ví dụ 1 : Tôi thực hiện hoạt động cho trẻ làm thí nghiệm đề tài: “ Hoa nở trong nước”. Tôi chuẩn bị các nguyên liệu như: giấy A4, màu sáp, kéo, khay nước. Đây là những nguyên liệu mà phụ huynh có thể tìm thấy một cách dễ dàng ngay trong chính nhà mình. Tôi thực hiện làm mẫu trên đồ dùng của mình, lưu ý khi thực hiện phụ huynh giáo dục con bằng phương pháp học qua chơi, chơi mà học và phải có sự giám sát của người lớn.
Với kế hoạch đã xây dựng, cứ đầu tuần giáo viên trong lớp tập trung xây dựng giáo án và quay video và hoàn thành trong ngày để chuyển tới phụ huynh. Tôi đều nhắn gửi phụ huynh cùng phối hợp với cô dạy trẻ và hướng dẫn trẻ tham gia, phản hồi bằng những hình ảnh, những dòng tin nhắn, hình ảnh, video 
Những câu chuyện bố mẹ cho con kể lại chuyện cô đã kể hoặc chuyện trẻ sáng tạo theo các nội dung đã biết. Những tiết tạo hình được phụ huynh đã chụp ảnh lại các sản phẩm hoặc quay video clip khoảnh khắc của con. Sau cùng khi có các hoạt động sự kiện, cuộc thi thì hình thức nâng cao hiệu quả kết nối giữa phụ huynh với các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
Sự kết nối giữa phụ huynh và giáo viên ngày càng sâu sắc hơn. Trong suốt thời gian nghỉ dịch vừa qua phụ huynh lớp tôi tham gia rất nhiệt tình trong các buổi họp, trò chuyện, gặp mặt, các hoạt động học, bài tuyên truyền, nội dung thông báo đều nhận được phản hồi tích cực của phụ huynh. Điều đó đã khẳng định rằng công tác kết nối giữa giáo viên và phụ huynh đã có sự đồng thuận và đạt kết quả cao. 
Để đạt được những mong muốn phụ huynh tích cực tham gia các hoạt động tôi phải làm tốt công tác kết nối cha mẹ trẻ thông qua video clip hướng dẫn các hoạt động học, kỹ năng sống, tuyên truyền sinh động, có hình ảnh đẹp, hấp dẫn theo từng tuần, từng tháng, tùy từng hoạt động chủ đề để tạo hứng thú cho trẻ. Giải pháp này giúp tôi có sự chia sẻ, trao đổi và mong muốn phụ huynh tham gia cùng, hoạt động cùng con, từ đó phụ huynh sẽ hiểu hơn hoạt động hàng ngày của con ở lớp và đặc biệt phụ huynh sẽ phát hiện ra con được hoạt động như thế nào. Từ đó phụ huynh cũng sẽ có những chia sẻ, phản hồi ngược lại với giáo viên.
Những video hay sẽ được các bậc phụ huynh sẽ gửi lên zalo, padlet nhóm lớp để các bố mẹ tham khảo và động lực cho các con khác quay tiếp. So với những năm học trước các con đã có các hoạt động khác vô cùng mới mẻ và bổ ích. Điều này làm cho phụ huynh và các trẻ vô cùng phấn khởi, thấy ý nghĩa quan trọng của cuộc thi, tích cực tham gia, hưởng ứng và tương tác lại. Tuy công việc bận rộn nhưng phụ huynh đã bớt chút thời gian để quay được các đoạn video clip cho con ở nhà. (Phụ lục hình ảnh 14)
Mỗi video chỉ kéo dài có vài phút nhưng lại mất rất nhiều thời gian từ lúc lên ý tưởng, xây dựng giáo án và hoàn thiện. Nội dung của những video xây dựng tập trung hướng dẫn một số kiến thức cơ bản về nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ, chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý; những trò chơi vận động, và giáo dục kỹ năng sống; làm đồ chơi từ những nguyên vật liệu gần gũi, dễ tìm ở nhà Những video tôi xây dựng đều được các cấp chuyên môn phê chuẩn, nhà trường gửi lại cho giáo viên để chuyển đến phụ huynh bằng nhiều hình thức như zalo nhóm lớp, đăng trên facebook của trường.Từ lần đầu “lên hình” bỡ ngỡ, tôi đã thuần thục hơn ở những lần sau, nâng cao chất lượng của video, cắt, ghép, xử lý hình ảnh, xử lý hiệu ứng trên những phần mềm. Đến nay, có nhiều video chất lượng tốt như: Bé vui học toán, bé với thơ ca, kỹ năng không mở cửa cho người lạ khi ở nhà, kỹ năng bé giúp mẹ nhặt rau, gấp quần áo(Phụ lục hình ảnh 15)
4. Giải pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc kết nối, tuyên truyền phối hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc – giáo dục trẻ tại nhà.
Trước đây việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy thường được giáo viên áp dụng trong cái bài giảng điện tử powerpoint, các trò chơi trong các slide. Hay việc lập nhóm zalo riêng của lớp để để phụ huynh theo dõi các hoạt động của con tại lớp và cùng đăng các tin, bài hữu ích trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Qua group nhóm này, tất cả các hoạt động của con trong ngày, các thông báo đều được đăng tải thường xuyên, hàng ngày. Tạo điều kiện cho những phụ huynh công tác xa hoặc do đặc thù công việc không thể đưa đón con hàng ngày cũng có thể cập nhật thông tin một cách nhanh nhất.
Ngày nay ngoài việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy trên lớp học mà tôi còn ứng dụng trong việc kết nối với cha mẹ học sinh trong tình hình mới. Thông báo, họp phụ huynh, trò chuyện gặp mặt với phụ huynh với trẻ qua Zoom. Các giờ học online qua Zoom, các tiết học offline, kỹ năng sống qua các video clip gửi hàng tuần hay các file PDF bài học gửi về cho phụ huynh trên zalo, padlet. Qua group nhóm phụ huynh có thể cho ý kiến, góp ý, nắm được tình hình sức khỏe của trẻ, phụ huynh cũng như sự tăng trưởng phát triển của trẻ qua cân đo chiều cao, cân nặng từng quý. Hoặc các nhu cầu cho trẻ đăng ký tiêm chủng Covid 19, uống Viatmin A để giáo viên nắm bắt và gửi ban giám hiệu. Ngoài ra còn để đưa thông báo tình hình dịch bệnh, cách phòng chống dịch bệnh, tôi luôn đồng hành cùng phụ huynh trong việc chia sẻ bài viết, các bài tuyên truyền, các video clip hữu ích trong chế độ ăn uống tăng cường sức đề kháng, chăm sóc giáo dục trẻ 3 - 4 tuổi một cách tốt nhất để các phụ huynh cùng tham khảo. 
Trong thời gian nghỉ dịch, thông qua các website của trường, zalo, padlet, video clip, email, facebook, tôi quay lại các video clip hướng dẫn trẻ, gửi bài tập, giao nhiệm vụ để phụ huynh in ra cho các con làm, chụp ảnh lại sản phẩm hay quay lại video clip con làm rồi gửi cho cô để đánh giá kết quả. Như trong việc triển khai các sự kiện khai giảng các bậc phụ huynh vận dụng công nghệ thông tin trong việc kết nối Zoom trực tuyến với nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp, toàn thể các con học sinh trong trường. Trong ngày 20/11, chào xuân, trẻ được trải nghiệm làm bưu thiếp, cắm hoa cùng bố mẹ và quay video chúc mừng gửi đến các cô. Trong hội thi “ Khoảnh khắc yêu thương” trẻ được tự do thể hiện sở thích, năng lực, trải nghiệm cùng gia đình các hoạt động cắm hoa, giới thiệu về sản phẩm của mình và được đăng tải lên trang panpge của nhà trường.
Vì vậy, việc tổ chức linh hoạt các hình thức học trực tuyến, qua mạng xã hội, qua ứng dụng công nghệ thông tin rất cần thiết đối với giáo viên, phụ huynh và trẻ.
Hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin là rất cần thiết và phù hợp với xu thế chung, và thực tế trong trường tôi đã sử dụng trang web để cung cấp thông tin về các chương trình học, hoạt động của trẻ trong năm học và tiếp nhận những phản ánh, chia sẻ của phụ huynh để giáo viên được nắm bắt hiểu rõ hơn về nhu cầu của phụ huynh, trẻ. Qua nắm bắt tình hình của phụ huynh tại lớp hiện có rất nhiều bậc cha mẹ bận rộn với công việc xã hội, nên việc con cái gần như được phó thác cho ông bà ở nhà, nhiều khi có những việc giáo viên muốn trao đổi, xin ý kiến của bố mẹ nhưng rất khó để gặp được Trong khi đó, mạng xã hội đang phát triển mạnh mẽ, 100% phụ huynh ở lớp đều sử dụng điện thoại thông minh có kết nối zalo, zoom để kết nối thường xuyên hơn với phụ huynh, trẻ. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc kết nối cha mẹ trẻ trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ tôi thấy phụ huynh nắm bắt thông tin cũng như cung cấp dữ liệu một cách nhanh và chính xác nhất. Trong tình hình dịch Covid19 diễn biến phức tạp: Giáo viên và học sinh có thể gặp gỡ, giao lưu với nhau thông qua zoom mà không cần gặp mặt trực tiếp, được chia sẻ thông tin nhiều hơn, có sự trao đổi thường xuyên, hàng ngày nên việc thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ được tốt và hiệu quả hơn. Đồng thời thông qua phản hồi của phụ huynh, chúng tôi cũng được khích lệ, động viên để nuôi dạy trẻ tốt hơn.Mặt khác, các hoạt động có phụ huynh tham gia sẽ có những video clip tương tác hiệu quả, nhờ có sự ủng hộ, đóng góp nhiệt tình của phụ huynh mà trẻ tham gia được nhiều hoạt động có ý nghĩa. 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc kết nối với cha mẹ học sinh trong tình hình mới rất hiệu quả giúp giáo viên- phụ huynh – trẻ hiểu nhau hơn, liên kết chặt chẽ, sát sao trong mọi công việc nhằm hướng tới mục tiêu quan trọng nhất là có cách chăm sóc giáo dục trẻ tốt nhất. Ứng dụng công nghệ thông tin làm cho việc kết nối từ xa trở nên dễ dàng, việc bao quát được cụ thể hơn.
IV. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm:
Mỗi giải pháp tôi đưa ra có một cách làm khác nhau nhưng lại có mối liên kết chặt chẽ hỗ trợ lẫn nhau như những mắt xích không thể tách rời và mang lại hiệu quả nhất định cho việc chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao.
Qua việc sử dụng một số giải pháp tôi nhận thấy: Công tác chăm sóc giáo dục trẻ muốn đạt hiệu quả cao cần có sự thống nhất, gắn kết chặt chẽ, đồng thuận giữa nhà trường - phụ huynh – trẻ. 
- Đổi mới và xây dựng được một kế hoạch, nội dung cụ thể về việc kết nối cha mẹ trẻ trong các hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ để không chỉ tôi mà giáo viên trong lớp, trong khối có thể thực hiện một cách dễ dàng.
- Các hình thức và nội dung trao đổi, kết nối với phụ huynh phong phú, đa dạng phù hợp với điều kiện, nguyện vọng của phụ huynh.
- Cha mẹ trẻ nhiệt tình tham gia ủng hộ về thời gian và tâm huyết.
- Trẻ được tham gia rất nhiều hoạt động ý nghĩa. Nắm được các kiến thức, giao lưu với các cô và các bạn ngay cả khi không đến lớp.
- Cha mẹ trẻ nắm bắt được thông tin, các hoạt động của con một cách nhanh và chính xác nhất.
- Phụ huynh hiểu hơn về giáo viên. Từ đó tin tưởng, cảm thông, gần gũi, thường xuyên chia sẻ, giúp đỡ để trẻ được chăm sóc – giáo dục tốt hơn.
Việc nâng cao hiệu quả kết nối với phụ huynh trong các hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ 3 - 4 tuổi trong thời gian nghỉ dịch Covid 19 tại nhà là điều cần thiết, quan trọng giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản cho bản thân khi không được đến trường.
 BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT CUỐI NĂM
Đối tượng tham gia: Phụ huynh trẻ lớp MGB 3
Số lượng: 40/40 phụ huynh
TT
Tiêu chí đánh giá
TS
Trẻ
Tỷ lệ đầu năm
Tỷ lệ cuối năm
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
SL
TL%
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
1.
Nắm được các thông tin ở lớp nhanh chóng, kịp thời.
40
12
34,2
23
65,8
35
100
0
0
2
Thường xuyên trao đổi, kết nối với giáo viên về các hoạt động của con, của tập thể lớp.
15
42,9
20
57,1
33
94,2
2
5,8
3
Tham gia cùng con trong các nội dung chăm sóc – giáo dục.
10
28,5
25
71,5
34
97,1
1
2,9
4
Sử dụng, tích cực tham gia ý kiến tại nhóm group để liên lạc với giáo viên về tình hình hoạt động lớp.
10
28,5
25
71,5
35
100
0
0
5
Tích cực tham gia vào các hoạt động sự kiện, phong trào thi đua của lớp.
13
37,1
22
62,9
32
91,4
3
8,6
6
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc kết nối với giáo viên trong chăm sóc giáo dục trẻ.
7
20
28
80
35
100
0
0
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Qua quá trình giảng dạy, tương tác và áp dụng công tác kết nối với phụ huynh trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ qua các kênh thông tin của mình tôi nhận thấy phụ huynh đã thực hiện rất tốt và đã đạt những kết quả đáng khích lệ. Nhờ đó mà chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ cũng đã có nhiều thay đổi. Để công tác kết nối cha mẹ trẻ trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ giữa giáo viên và phụ huynh đạt được kết quả tốt trong các hoạt động của lớp, góp phần đẩy mạnh nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường mầm non nhất là trong thời gian trẻ không được đến trường. Điều đó càng thể hiện rõ nét khi trao đổi hàng ngày với phụ huynh qua kênh thông tin, qua điện thoại, công nghệ thông tin Internet, góc tuyên truyền trên group chung của lớp Trong thời gian tới tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác kết nối phụ huynh với các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ một cách toàn diện nhất.  
2. Kiến nghị:
 	Qua nghiên cứu và áp dụng giải pháp trên tôi thấy biện pháp này đã mang lại hiệu quả cao trong việc kết nối phụ huynh trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, tôi xin khuyến nghị 1 số vấn đề như sau:
- Đối với giáo viên:
+ Tạo mối quan hệ hài hòa, thân thiện, tin tưởng giữa phụ huynh và nhà trường. 
+ Giáo viên thường xuyên quan tâm, cập nhật văn bản chỉ đạo của các cấp để kết nối với phụ huynh. 
+ Giáo viên tích cực trong việc quan tâm đến sự tương tác của phụ huynh để kịp thời nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của phụ huynh để chia sẻ, tháo gỡ.
+ Triển khai các kế hoạch, nhiệm vụ, thông tin giáo dục của trường, lớp tới 100% phụ huynh một cách chính xác, nhanh, khoa học. 
- Đối với phụ huynh:
+ Phụ huynh tạo mối liên hệ 2 chiều giữa phụ huynh và giáo viên. Phụ huynh hiểu và tin tưởng giáo viên hơn.
+ Phụ huynh nắm bắt được thông tin, các hoạt động của con một cách nhanh, chính xác nhất.
+ Phụ huynh thường xuyên tham gia các hoạt động cùng con. Tích cực học cùng, quay video clip tương tác cho cô giáo.
+ Phụ huynh chủ động tham gia đóng góp ý kiến với các hoạt động của lớp, trường trên Zalo, padlet hoặc điện thoại.
- Đối với trẻ:
+ Trẻ tích cực phối hợp với phụ huynh để thực hiện các hoạt động trong chăm sóc bản thân và các hoạt động khác.
+ Trẻ được tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa.
+ Trẻ nắm được các kiến thức, được giao lưu với cô và các bạn ngay cả khi không đến lớp. 
Trên đây là “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kết nối với phụ huynh trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ 3 – 4 tuổi trong thời gian nghỉ dịch covid 19 tại nhà” những giải pháp mà thực tế tôi đã thực hiện tại lớp MGB số 3. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi hoàn thiện hơn. 
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tôi xin cam đoan bài viết SKKN trên là của tôi, không sao chép của người khác.
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
.........................................................................
.........................................................................
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
Thanh Xuân, ngày 15 tháng 4 năm 2022
Người viết
Nguyễn Thị Phượng
D. PHỤ LỤC ẢNH MINH CHỨNG
 Hình ảnh 1: Lập nhóm zalo kết nối PHHS – Họp qua zoom
 Hình ảnh 2: Video cô làm quen – giới thiệu về bản thân.
 Hình ảnh 3: Trẻ tham gia ngày khai giảng qua zoom
 Hình ảnh 4: Thông điệp 5K – Trẻ thực hiện kỹ năng rửa tay.
Hình ảnh 5: Chia sẻ cách chế biến 1 số món ăn dinh dưỡng cho trẻ
 Hình ảnh 6: Chương trình kết nối với PHHS – Tuyên truyền tới PH. 
Hình ảnh 7: Chia sẻ video bài giảng
Hình ảnh 8: Phụ huynh học sinh tương tác với cô trong hoạt động.
 Hình ảnh 9: Nhà trường chia sẻ cách cân đo – chế độ dinh dưỡng tới PH.
 Hình ảnh 10: Sự kiện Cuộc thi Khoảng khắc yêu thương.
Hình ảnh 11: Trẻ tham gia các hoạt động cùng cô qua video.
Hình ảnh 12: Video truyện Sự tích Tết Trung Thu.
 Hình ảnh 13: Trẻ gấp quần áo - Trẻ dọn nhà giúp ba mẹ
 Hình ảnh 14: Trẻ tích cực tham gia bài học qua video. 
Hình ảnh 15: Ba mẹ cùng thực hiện các hoạt động khi ở nhà.

File đính kèm:

  • docbao_cao_giai_phap_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_ket_noi.doc