Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế, sưu tầm một số học cụ, trò chơi dậy kĩ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai, trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh, gánh vác mọi công việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc – xã hội chủ nghĩa. Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, tồn tại và phát triển toàn diện về mọi mặt: đức, trí, thể, mỹ.
Trẻ em có khả năng học hỏi, ghi nhớ tốt, đồng thời dễ uốn nắn nên giai đoạn 2 – 6 tuổi cần thổi cho trẻ những nguyên tắc và những kỹ năng cơ bản phục vụ cho bản thân. Nhưng một sự thật đó là những kỹ năng tự phục vụ đó chưa được cha mẹ coi trọng.
Trẻ em ngày nay hầu như không biết tự phục vụ bản thân trong sinh hoạt đời thường. Mỗi gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con, mà thường thì bố mẹ ngày xưa đã từng sống vất vả nên muốn cho con sung sướng hơn mình, bao bọc trẻ quá mức, không để trẻ tiếp xúc với thế giới xung quanh, không để trẻ được trải nghiệm những điều mà bố mẹ cho là nguy hiểm, cho là không cần thiết. Thế là các em không những không được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, vui chơi mà còn không phải làm cả việc tự phục vụ bản thân.
Trong khi chúng ta đang cho rằng phải dạy thế hệ trẻ hôm nay kỹ năng sống. Hoàn toàn đúng, nhưng đừng xem kỹ năng sống là cái gì đó quá cao siêu “kỹ năng sống bắt đầu từ nhưng việc nhỏ nhất” gần gũi nhất trong gia đình và trong trường học. Vậy cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ bắt đầu từ đâu? Xin thưa, phải bắt đầu từ việc nhỏ nhất. Những việc ấy có thể chỉ là tự phục vụ bản thân.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế, sưu tầm một số học cụ, trò chơi dậy kĩ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non
n cho trẻ cách tự thể hiện mình, tự làm những việc phục vụ bản thân mình. Có thế chúng ta mới có thể có những người lao động chủ động, tích cực, hòa đồng và đầy đặc biệt. Giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ không chỉ là nhiệm vụ của nhà trường mà còn ở bố mẹ, người thân. Làm sao để trẻ lớn lên trở thành người tự lập, tự chủ trong mọi tình huống. Đó là cái đích mà người lớn chúng ta hướng tới. Từ những ý nghĩa đó giúp tôi nhận thức sâu sắc về việc dạy trẻ kỷ năng tự phục vụ từ đó xác định những kỹ năng tự phục vụ cơ bản cần dạy trẻ ở lứa tuổi mầm non ( tự phục vụ trong khả năng của trẻ- lao động vừa sức). Cụ thể hóa nội dung những kỹ năng tự phục vụ cơ bản cần dạy trẻ, luyện tập cho trẻ hàng ngày trong các hoạt động ở trường. Giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn và thực hiện dạy trẻ các kỹ năng tự phục vụ ở nhà. Khi đã có được những kỹ năng cơ bản trẻ sẽ có được một thái độ sống tích cực và hành vi đúng đắn để luôn chủ động trong cuộc sống của mình bởi: “Những đứa trẻ thành công không chỉ học hoàn toàn trong sách vở, mà còn cần học kiến thức thực tế ngoài đời và kỹ năng tự chăm sóc bản thân. Đó chính là lý do tôi học hỏi tìm tòi và nghiên cứu để: “Thiết kế, sưu tầm một số học cụ, trò chơi dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non” II. PHẦN NỘI DUNG Cơ sở lí luận Lâu nay trong việc giáo dục trẻ em, chúng ta vẫn nghe thấy nói đến cụm từ “kỹ năng tự phục vụ”. Thực chất của kỹ năng tự phục vụ chính là giáo dục cho trẻ những việc hàng ngày để chuẩn bị cho cuộc sống tự lập sau này. Thiếu kỹ năng tự phục vụ sẽ dẫn đến hệ lụy trẻ lười biếng, thụ động và khó khăn khi tham gia vào các hoạt động của tập thể. Vì thế, muốn trẻ nên người, chúng ta cần rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ ngay từ những bậc học nhỏ nhất. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình” - Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dạy thế và điều đó được nhấn mạnh ở một trong 5 điều Bác dạy tùy theo lứa tuổi, các bé sẽ được bắt đầu làm quen với các kỹ năng như giao tiếp, thích nghi, khám phá thế giới xung quanh, kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng tạo niềm vui, tự bảo vệ mình, kỹ năng làm việc nhóm, và kỹ năng tự quyết một số tình huống phù hợp với lứa tuổi. Những bài học với những yêu cầu khác nhau sẽ được các cô giáo thực hiện ở từng lứa tuổi để các cháu có thể tiếp thu và thực hiện. Với lứa tuổi lớp mẫu giáo bé, các bé đã được cô giáo hướng dẫn và tự thực hiện từ những việc đơn giản nhất như việc cầm thìa đúng cách, xúc cơm, cầm cốc uống nước, uống sữa, nhận biết đồ cá nhân...Lớn hơn trẻ được hướng dẫn các kỹ năng khó hơn như tự mặc cởi quần áo, tự đi tất, tự đi giày, gấp quần áo.. Kỹ năng tự phục vụ là một yếu tố quan trọng điều khiển ý thức và hành vi của con người. Giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non sẽ mang lại cho các bé rất nhiều lợi ích về mặt sức khỏe, giáo dục và cả văn hóa xã hội, giúp các cháu sớm có ý thức và khả năng thích nghi với cuộc sống, làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như cho cộng đồng, giúp các bé phát triển đúng tâm sinh lý lứa tuổi, tự tin, mạnh dạn để học tập và sống tích cực, phát huy tốt những khả năng và sở trường của mình. Rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho bé là một trong những nội dung chính của việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục cho trẻ. Nếu trước đây có những việc giáo viên phải làm thay thì bây giờ xu hướng giáo dục là phải dạy trẻ biết làm những công việc đơn giản nhẹ nhàng mà mục đích trước hết là tự phục vụ bản thân mình”. Không ít trẻ do giáo dục của gia đình chưa đến nơi đến chốn nên chưa hình thành được những thao tác cần thiết trong đời sống hàng ngày để tự phục vụ mình. Nếu không hướng dẫn thì các cháu dễ trở thành người thụ động, thiếu kỹ năng làm việc và nguy hại hơn là để cho người khác phải phục vụ cho mình nhất là khi bước vào tuổi trưởng thành.Với vai trò làm cha làm mẹ, các bậc phụ huynh nên coi đây là một yêu cầu cần thiết đối với việc hình thành nhân cách trẻ ngay từ những bước đi chập chững đầu tiên. Và giáo dục kỹ năng tự phục vụ không phải là cái gì cao siêu xa vời. Hãy bắt đầu cho các em làm quen với cuộc sống từ những việc nhỏ nhất hàng ngày. Cơ sở thực tiễn 2.1.Thuận lợi - Ban Giám Hiệu thường xuyên tạo điều kiện cho tôi đi học chuyên môn và tham gia kiến tập học hỏi các đồng nghiệp ở trường bạn cũng như đồng nghiệp trong trường. - Nhà trường được đầu tư cơ sở vật chất khang trang, đầy đủ - Được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các phụ huynh học sinh - Trẻ đã có nề nếp, thói quen trong các hoạt động ở trường. 2.2. Khó khăn - Không ít trẻ mầm non vì quá được cưng chiều, cha mẹ làm thay hết mọi việc nên trẻ có thói quen ỷ lại và chỉ biết trông chờ người khác phục vụ. Thực tế đã cho thấy không chỉ có trẻ mầm non mà ngay đến cả học sinh khi đã ngồi trên ghế cấp tiểu học cũng có nhiều khoảng trống trong kỹ năng tự phục vụ. - Trẻ thiếu kiến thức về kỹ năng sống mà trong đó kỹ năng cơ bản nhất là kỹ năng tự phục vụ các con cũng không có. Phần lớn các con sống rất ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến bản thân, chỉ biết nhận, biết hưởng thụ mà không biết cho đi.Đó là do các con sống trong môi trường hoàn cảnh khác nhau. Một là các em được sự quan tâm chăm sóc hết sức chu đáo của phụ huynh vì sống trong gia đình ít con, hoàn cảnh kinh tế ổn định; hai là những em sống trong gia đình khó khăn, phụ huynh bỏ mặc con cái. Chính môi trường hoàn cảnh khác nhau ấy lại mang đến cho các em những thiếu sót lớn trong kỹ năng sống, nhất là trong kỹ năng tự phục vụ bản thân. - Thông thường trước khi cho con vào học lớp 1, cha mẹ thường lo lắng tìm cách cho trẻ học chữ mà quên mất việc giáo dục trẻ có thêm kỹ năng tự phục vụ cho chính bản thân. Khác với trường mầm non, khi vào học lớp 1 các em không còn sự chăm sóc chu đáo từng bữa ăn giấc ngủ của các cô bảo mẫu mà mọi việc đều phải tự lo. - CNTT quá phát triển làm ảnh hưởng đến kỹ năng tự phục vụ của các con Qua quá trình giảng dạy tại lớp, trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ, tôi thấy được tầm quan trọng của việc dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ đối với sự phát triển toàn diện của trẻ mầm non. Bằng thực tế giảng dạy và thực tiễn nói trên tôi nhận thấy cần tăng cường đưa những nội dung dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ vào các hoạt động học tập và vui chơi, thu hút sự chú ý của trẻ bằng những học cụ, đồ dùng sáng tạo, sinh động và hấp dẫn tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia vào các hoạt động học mà chơi, chơi mà học. Chính vì lý do đó mà tôi đã sưu tầm và thiết kế một số đồ dùng, học cụ dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ như sau: 3. Thiết kế, sưu tầm đồ dùng, học cụ dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ 3.1. Học cụ dạy trẻ cài các loại nút áo Học cụ dạy trẻ *Nguyên liệu -Vải thô hoặc vải bò, vải dạ. -Khung bằng nhôm hoặc bằng gỗ kích thước 40x40cm -Các loại khuy áo thông dụng -Đinh ốc, kim, chỉ *Cách sử dụng Nhằm giúp trẻ tập luyện và biết đóng mở thành thạo một số loại nút áo, khuy bấm, khuy cài thông dụng trên trang phục hang ngày của mình. Từ đó dạy trẻ tự thay trang phục mà không cần đến sự hỗ trợ của người lớn. Giáo viên sử dụng để hướng dẫn trẻ cách đóng-mở các loại nút, hoặc có thể làm đồ dùng, đồ chơi để trẻ chơi trong các hoạt động góc, hoạt động chơi tự do rèn luyện kỹ năng mọi lúc, mọi nơi. Học cụ dạy trẻ cài khuy áo Đồ dùng chơi trong góc 3.2. Học cụ dạy trẻ cách kéo khóa (phéc mơ tuya) *Nguyên liệu -Vải thô hoặc vải bò, vải dạ. -Khung bằng nhôm hoặc bằng gỗ kích thước 40x40cm -Các loại khóa kéo thông dụng -Đinh ốc, kim, chỉ *Cách sử dụng -Dạy cho trẻ kỹ năng kéo khóa một cách khéo léo để có thể ứng dụng trên các trang phục quần áo hoặc túi, balo của trẻ, nhất là khi sử dụng các loại áo khoác mùa đông. - Các học cụ này được làm mo phỏng từ chiếc áo khoác có khóa kéo. Khi chơi trẻ sử dụng sự khéo léo của đôi bàn tay để cài khóa và kéo khóa. Bộ học cụ này sử dụng trong các góc chơi hoặc có thể sử dụng để dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ mọi lúc, mọi nơi. - Ngoài ra để gây hứng thú cho trẻ có thể dùng khóa kéo để sử dụng trong các trò chơi ở góc toán hoặc góc kỹ năng. Học cụ dạy trẻ kỹ năng kéo khóa Đồ chơi dạy trẻ kỹ năng kéo khóa 3.3. Học cụ dạy bé xỏ dây giày *Nguyên liệu - Giấy bìa, vải dạ, dây giầy - Kéo, keo nến, băng dính *Cách sử dụng - Các đồ dùng được sử dụng trong các hoạt động cá nhân ở trong góc chơi, giúp trẻ phát triển vận động linh hoạt của đôi bàn tay, sự khéo léo và kỹ năng xỏ dây giày. - Đồ dùng có thể mô phỏng theo hình dáng của đôi giày thật hoặc cũng có thể chỉ là những lỗ nhỏ xếp thành hàng đối xứng để trẻ tập luyện kỹ năng xâu dây. Học cụ dạy trẻ xâu dây giày Đồ dùng dạy trẻ cách xâu 3.4. Học cụ dạy trẻ tự gấp quần áo a. Chuẩn bị nguyên vật liệu -Bìa cacton -Kéo, dao trổ -Băng dính Các nguyên liệu b. Cách làm - Dùng kéo và dao trổ cắt các tầm bìa có kích thước như hình vẽ. -Dán các tầm bìa vừa cắt lại với nhau bằng băng dính. c. Cách sử dụng -Đây là đồ dùng dạy trẻ cách gấp áo. Đồ dùng này có thể sử dụng cả ở lớp và ở nhà bé. Trẻ rất hứng thú khi tham gia vào các hoạt động có tính trải nghiệm và thú vị như thế này vì khi có đồ dùng việc gấp áo trở nên dễ dàng hơn, thay vì việc cha mẹ phải nói nhiều về việc tự gấp quần áo thì giờ đây trẻ hào hứng, chủ động tham gia mà không hề có sự trốn tránh hay khó chịu nào cả. 3.5. Đồ dùng dạy trẻ kỹ năng gắp bằng đũa * Nguyên, vật liệu: - Vải dạ, bìa cứng - Hạt, bông, đũa,... - Kim chỉ * Cách sử dụng: - Trẻ dùng đũa gắp đồ vật từ hộp ra đĩa, lúc đầu sử dụng bông, xốp. Sau khi trẻ có kỹ năng thì sẽ sử dụng hột, hạt. Trẻ gắp hột, hạt và đặt vào nhị của bông hoa. Đồ dùng dạy trẻ kỹ năng gắp 4. Kết quả đạt được Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự đồng thuận hợp tác của tập thể sư phạm, sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ đã giúp tôi đạt được một số kết quả trong việc dạy trẻ mầm non các kỹ năng tự phục vụ cơ bản thể hiện ở các kết quả sau: 4.1. Kết quả trên trẻ: – 100% trẻ có thói quen lao động tự phục vụ, được rèn luyện kỹ năng tự lập; kỹ năng nhận thức; kỹ năng vận động thô, vận động tinh thông qua các hoạt động hàng ngày trong cuộc sống của trẻ; -Đa số các trẻ đều tự làm các công việc tự phục vụ bản thân như: tự cất giày dép đúng nơi quy định mà không cần có sự thúc dục hay giúp đỡ từ người lớn; trẻ tự mặc và cởi áo khoác, áo len hay các trang phục có khóa kéo hay cúc áo mà trước đây bắt buộc phải có sự hỗ trợ từ người khác; -Trẻ gọn gàng và ngăn nắp hơn cả ở lớp và ở nhà vì việc gấp quần áo đã trở nên dễ dàng và thú vị, trẻ tự cất và xếp đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định và ngăn nắp, biết tự gấp và cất áo khoác. – Trẻ đi học đều hơn, đạt tỷ lệ chuyên cần đạt từ 90% trở lên và ít gặp khó khăn khi đến lớp, có kỹ năng lao động tự phục vụ Giờ học trẻ biết tự lấy và cất đồ dùng học tập đúng nơi quy định; - Giờ ăn: trẻ biết sắp xếp bàn ăn, tự bê cơm về chỗ, tự xúc cơm ăn, tự biết lấy thêm cơm, tự cất bát và thìa đúng vị trí quy định, vệ sinh cá nhân trước khi đi ngủ, biết phân công trực nhật sắp xếp bàn ăn; Giờ ngủ tự xếp nệm trước và sau khi ngủ,tự lấy và cất gối 4.2.Kết quả từ phía các bậc cha mẹ: – Cha mẹ luôn coi trọng trẻ và tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục trẻ ở nhà trường. – Các bậc cha mẹ đã có thói quen liên kết phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc dạy trẻ các kỹ năng tự phục vụ, trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức thông qua bảng thông tin dành cho cha mẹ, bảng đánh giá trẻ ở lớp. – Đa số cha mẹ thay đổi trong cách rèn kỹ năng cho trẻ, phân việc cho trẻ, không cung phụng trẻ thái quá, kiên nhẫn chờ đợi con hơn, không còn hình ảnh ba bế con, mẹ đi sau xách cặp cho con, tranh thủ đút cho con ăn, ngược lại xuất hiện khá nhiều hình ảnh trẻ tự đeo ba lô, tự đi lên cầu thang, tự xúc cơm ở trẻ nhỏ .. – Cha mẹ cảm thấy mãn nguyện với thành công của trẻ, tin tưởng vào kết quả giáo dục của nhà trường, cha mẹ thông cảm, chia sẻ những khó khăn của cô giáo, cung cấp vật liệu, phụ giúp giáo viên trang trí lớp, làm đồ chơi. PHẦN KẾT LUẬN Ý nghĩa của đề tài Kỹ năng tự phục vụ là một yếu tố quan trọng điều khiển ý thức và hành vi của con người. Giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non sẽ mang lại cho các cháu rất nhiều lợi ích về mặt sức khỏe, giáo dục và cả văn hóa xã hội, giúp các cháu sớm có một cơ thể cường tráng, lành mạnh về trí tuệ cũng như thể lực, sớm có ý thức và khả năng thích nghi với cuộc sống, làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như cho cộng đồng. Hiện nay, việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho học sinh trong nhà trường đã được quan tâm chú ý, những bài học với những yêu cầu khác nhau sẽ được các cô giáo thực hiện ở từng lứa tuổi để các cháu có thể tiếp thu và thực hiện.Ở lứa tuổi từ 3-4 tuổi, trẻ mẫu giáo sẽ được học các kỹ năng tự phục vụ như tự xúc ăn, tự uống nước, tự mặc áo quần và một số kỹ năng vệ sinh cá nhân đơn giản như rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Lớn lên thêm một chút, các cháu được học về kỹ năng bảo vệ mình như tránh xa các nơi nguy hiểm, bảo vệ môi trường, vệ sinh răng miệng, cơ thể, kỹ năng tự phục vụ mình như tự mặc quần áo, xếp áo quần và để đúng nơi qui định. Lý thuyết luôn đi đôi với thực hành thông qua nhiều hoạt động hỗ trợ được tổ chức theo một thời khóa biểu nhất định hàng tuần trong chương trình giáo dục, khiến cho trẻ cảm thấy hứng thú với bài học theo phương pháp học mà chơi, chơi mà học. Ở trường cũng như ở nhà, các con hầu như hoàn toàn thiếu sự sáng tạo, luôn ỷ lại, phụ thuộc vào người lớn; mỗi khi gặp các tình huống trong thực tế thì lúng túng không biết xử lý thế nào Thậm chí, phụ huynh chỉ biết phàn nàn với giáo viên rằng: Ở trường các con có thể tự ăn, tự thực hiện một số thao tác cá nhân đơn giản nhưng khi về đến nhà thì không chịu làm gì, không quan tâm đến ai không biết phụ giúp bố mẹ dù những việc đơn giản như: tự xúc cơm, tự mặc quần áo, đi dép, cất đồ chơi.... Đối với trẻ việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ không phải là những công việc quá to tát mà chỉ là những thao tác đơn giản như rửa mặt, đánh răng, rửa tay chân Ngoài vệ sinh cá nhân các con còn biết sắp xếp đồ dùng cá nhân như để dép ngay ngắn, phơi khăn mặt đúng chỗ. Trong giờ học trẻ phải biết lựa chọn đồ chơi theo chủ đề, sau khi học xong nên biết sắp xếp đồ đạc theo chỗ cũ. Nếu ở trẻ lớp bé cô giáo phải bón cơm cháo cho cháu thì lên lớp nhỡ và lớn các cháu phải biết cách cầm thìa và tự đưa thức ăn vào miệng. Nhiều cha mẹ vì quá yêu thương mà bao bọc, làm hết tất cả mọi việc cho trẻ mà không biết rằng điều đó vô tình dẫn đến việc trẻ thiếu hụt kỹ năng sống, không biết cách tự phục vụ bản thân. Bên cạnh đó, việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cũng chưa được quan tâm. Điều này khiến trẻ gặp phải khó khăn khi trưởng thành trong việc sống độc lập. Hiện nay dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ đang là vấn đề được rất nhiều cha mẹ quan tâm. Họ đua nhau đưa con đến các lớp dạy kỹ năng sống mà không biết rằng đáng lẽ nếu chú ý hơn mình đã có thể dạy con ngay khi còn nhỏ. Cha mẹ có thể tận dụng tất các cơ hội, các hoạt động, sự kiện để dạy kỹ năng tự phục vụ cho con. Vấn đề ở đây là chúng ta cần dạy con kỹ năng gì và dạy như thế nào. Giáo dục 3 năm đầu đời có ý nghĩa cho cả cuộc đời. Giáo dục mầm non là những viên gạch đầu tiên có ý nghĩa hết sức quan trọng cho những năm tiếp theo và cả cuộc đời của bé và kỹ năng tự phục vụ bản thân là một trong những kỹ năng quan trọng thúc đẩy trẻ hoàn thiện mình một cách tốt nhất. Đây còn là cơ hội vàng giúp trẻ nhanh chóng khôn lớn và trưởng thành trong cuộc sống. Kiến nghị, đề xuất 2.1.Đối với nhà trường - Nhà trường tổ chức bồi dưỡng và nâng cao nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ. - Nhà trường tạo điều kiện, cung cấp nguyên vật liệu để giáo viên sáng tạo và thiết kế các đồ dùng, đồ chơi mới cho các hoạt động của trẻ. - Nhà trường xây dựng và đưa các nội dung dạy trẻ các kỹ năng tự phục vụ vào kế hoạch tổ chức hoạt động cho trẻ. 2.2.Đối với giáo viên - Thứ nhất, giáo viên cần nhận thức đúng đắn về việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Việc rèn kỹ năng này không phải là những công việc quá to tát, mà chỉ là những thao tác rất đơn giản như: Rửa tay, lau mặt, tự lấy thức ăn, tự thay quần áo, tự sắp xếp các đồ dùng học tập, -Thứ hai, giáo viên phải dành thật nhiều thời gian để trò chuyện và quan sát hành vi ứng xử của từng trẻ trong giờ chơi, giờ ăn, giờ ngủ để hiểu tính ý của từng trẻ.Từ đó, đề ra những kỹ năng tự phục vụ cần rèn cho trẻ. Từ những kỹ năng đơn giản cho đến những kỹ năng có tính tập thể trong các giờ hoạt động bán trú mỗi ngày của lớp. - Trong quá trình tổ chức lao động để rèn kỹ năng tự phục vụ giáo viên cần đảm bảo các yêu cầu sư phạm sau: Sớm cho trẻ làm quen với các công việc lao động. Đảm bảo các công việc trẻ lao động phải vừa sức, phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí trên cơ sở đòi hỏi trẻ có sự cố gắng cao. Không áp đặt trẻ phải làm gì và không được làm gì. Luôn đảm bảo nguyên tắc tự giác, tôn trọng sự độc lập, sáng tạo của trẻ. Tạo tâm lí thoải mái và giải thích rõ cho trẻ biết tại sao phải làm việc này và để cho các con tự kiểm tra lẫn nhau trong khi thực hiện.Tạo không khí làm việc tập thể, làm việc theo nhóm, sở thích và chú trọng “hiệu ứng lan tỏa” để tạo sự tương tác, sự cộng hưởng, lôi kéo tất cả trẻ tham gia. Đặc biệt cần có sự công bằng, khách quan trong việc đánh giá từng kỹ năng tự phục vụ của trẻ. Và các kỹ năng mà giáo viên chọn để rèn luyện cho trẻ phải luôn xuất phát từ chính nhu cầu của các con 2.3. Đối với phụ huynh -Tham gia vào quá trình hình thành thói quen kỹ năng tự phục vụ cho trẻ không chỉ có nhà trường mà còn có gia đình. Do đó, trong suốt quá trình rèn luyện kỹ năng này, giáo viên cần có sự liên hệ và phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để cùng hỗ trợ trẻ thực hiện. Tại lớp, giáo viên trang bị một góc nhỏ bảng thông tin tuyên truyền về các kỹ năng tự phục vụ cần thiết đối với trẻ dành cho phụ huynh. Bên cạnh đó,phụ huynh cần mạnh dạn giao những công việc nhà vừa sức để các con thực hiện. -Cần rèn luyện con ý thức tự giác lao động. Muốn vậy phải bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, mà bước đầu tiên là tự phục vụ mình khi không có người lớn ở bên. -Cha mẹ cũng nên quy định rõ những việc nào trẻ cần tự làm (thường là những việc liên quan đến sinh hoạt cá nhân), bởi những việc này không ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của trẻ, mà ngược lại rèn cho các em nhiều kỹ năng, đức tính tốt . Hãy dạy con tự phục vụ bản thân: Tự vệ sinh cá nhân, tự sắp xếp chăn gối khi ngủ dậy, tự ăn, tự mặc quần áo, tự gấp đồ, tự học bài -Nếu có được tâm lý sẵn sàng thì trẻ dễ dàng nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống hơn và luôn biết làm chủ bản thân mình. Chính vì thế hõn ai hết các bậc phụ huynh cần có ý thức và hiểu biết trong vấn đề này. Không chỉ biết cách tự phục vụ, chúng ta phải dạy cho trẻ biết cách phục vụ người khác mà trước hết là ông bà cha mẹ trong nhà. Trước khi đến trường phải biết lấy nón mũ, đi giày dép, mang ba lô; đến bữa ăn phải biết lấy chén đũa, lấy nước lấy tăm mời người lớn. Những việc làm này còn giúp trẻ có thêm niềm vui, mở rộng tình nhân ái nhanh chóng đẩy lùi tính ích kỷ và nhỏ nhen khi nào cũng chỉ biết chăm lo cho cá nhân mình mà thôi. Kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non rất cần thiết, quyết định đến sự thành công sau này của một con người. Nhân cách của con do cha mẹ xây lên, viết nên từ những viên gạch nhỏ thành một “thành trì” vững chắc, bền vững theo thời gian chứ không phải là thói quen tạm thời. Trên đây là bài viết “ Thiết kế, sưu tầm một số học cụ, trò chơi dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non”, tôi hy vọng sẽ đóng góp một phần vào việc hình thành những kỹ năng tốt cho trẻ, thúc đẩy trẻ hoàn thiện mình một cách tốt nhất, tạo nền tảng cho các giai đoạn tiếp theo ở những cấp học trên và cuộc sống tự lập sau này. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết không sao chép nội dung của người khác. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày 29 tháng 03 năm 2016 XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRÊN
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_suu_tam_mot_so_hoc_cu_tro_cho.docx