Báo cáo biện pháp Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi qua dạy trẻ biết chơi đàn organ, góp phần xây dựng lớp học hạnh phúc
Lứa tuổi mầm non có vị trí rất quan trọng trong suốt quá trình phát triển
cuộc đời của mỗi con người. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học dưới góc độ
sinh lý, tâm vận động, tâm lý xã hội. đã khẳng định sự phát triển của trẻ từ 0 - 6
tuổi là giai đoạn phát triển có tính quyết định để tạo nên thể lực, nhân cách, năng
lực phát triển trí tuệ trong tương lai. Những kết quả nghiên cứu về sự phát triển
đặc biệt của não bộ trong những năm đầu tiên của cuộc đời, những nghiên cứu
về ảnh hưởng và ích lợi của các dịch vụ giáo dục mầm non có chất lượng đã
khiến các Chính phủ ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam
ngày càng quan tâm phát triển GDMN.
Ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng giáo dục mầm non, xác định
nhiệm vụ giáo dục mầm non là thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
trẻ từ ba tháng tuổi đến bảy mươi hai tháng tuổi nhằm giúp trẻ phát triển về thể
chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách,
chuẩn bị cho trẻ vào học lớp Một. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục
mầm non chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, đây là bậc học đầu tiên, là nền
tảng đầu tiên của ngành Giáo dục & đào tạo. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ
ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp
theo, là cơ sở để hình thành nên nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học.
Nhằm tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TƯ ngày 4-11-
2013 của Ban Chấp hành Trung ương “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, ngày 22/4/2019,
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã chủ trì Lễ phát động “Triển khai Kế hoạch nâng
cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc”,
đồng thời chỉ ra các tiêu chí quan trọng, nòng cốt để xây dựng nên một trường
học hạnh phúc. Phong trào thi đua xây dựng trường học hạnh phúc đã và đang
thổi luồng gió mới, tạo thêm sinh khí cho toàn xã hội, cho ngành giáo dục có
thêm sức mạnh để hoàn thiện thiên chức “Trồng người” của mình.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi qua dạy trẻ biết chơi đàn organ, góp phần xây dựng lớp học hạnh phúc
phần xây dựng lớp học hạnh phúc 16/20 độ làm quen và cơ bản nhất, sau khi lựa chọn tác phẩm âm nhạc (lựa chọn bản nhạc không lời để dạy trẻ đàn), mã hóa các nốt nhạc thông thường thành các kí hiệu trẻ dễ hiểu, cho trẻ xướng âm thuộc bản nhạc, tôi tiến hành cho trẻ thực hành trên đàn Organ với các bước sau: * Bước 1: Đàn mẫu cho trẻ nghe: Khi đàn cho trẻ nghe, tôi sử dụng các hình thức khác nhau từ đơn giản đến phức tạp. Trẻ nghe và cảm nhận giai điệu vang lên từ cây đàn và bắt đầu lắc lư, di chuyển, vận động với giai điệu bản nhạc. Cuối cùng là thán phục và tò mò, muốn thử chơi đàn. Sau khi trưng cầu ý kiến của trẻ về việc tập luyện và chơi đàn, hầu như cháu nào trong lớp tôi cũng bày tỏ ý kiến như “ Con muốn học đàn”, “ Cô dạy con tập đàn đi cô”, hay “ Cô ơi, con thích chơi đàn lắm”,Tôi chuyển sang bước tiếp theo cho trẻ thực hành trên đàn * Bước 2: Cho trẻ tập đàn: Trẻ luôn tò mò và “muốn làm được ngay điều mà trẻ thích”. Vì vậy, tôi mời trẻ vào đàn bản nhạc luôn trên các phím có ghi sẵn kí tự mà tôi đã cho trẻ xướng âm. Ban đầu chỉ cho trẻ dạo các nốt có trong bản nhạc. hướng dẫn trẻ đàn từng câu một, các nốt lặp lại hai lần trở lên trẻ rất dễ bỏ sót nốt nhạc, nên tôi phải phân tích kỹ cho trẻ. Hát nốt nhạc như nào thì cần bấm đầy đủ các nốt trong bài hát. Sau khi trẻ đàn thành thạo các nốt cơ bản, tôi mới giới thiệu các phím chức năng cơ bản khác như: tắt, bật đàn (Power), chỉnh độ to – nhỏ (Volume), kết thúc (Pause), bắt đầu/ tạm dừng (Play/Stop), chọn Tone nhạc và các bản hòa âm, nhạc đệm sẵn có. * Bước 3: Cho trẻ biểu diễn: Khi trẻ đã thành thạo, tôi không cần ghi các kí hiệu nữa, trẻ đã quen với vị trí các nốt nhạc trên phím đàn cho trẻ biểu diễn qua các giờ liên hoan văn nghệ cuối tuần, cũng có khi tôi chọn bản nhạc đó cho trẻ đàn thay cô, cho các bạn hát trong phần đầu ổn định giờ học và một số hoạt động khác. b) Điều kiện thực hiện biện pháp Để trẻ thực hiện trên đàn được thành công, không kỳ vọng quá cao ở trẻ. Có thể trẻ chỉ đàn được một đoạn nhạc, cũng có khi trẻ đàn chưa đúng một hai nốt nhạc. Dùng nhạc cụ để dạy trẻ những hợp âm đơn giản và đánh những bài hát. Dạy trẻ hát rồi đàn lại. Nên mềm mỏng, linh động và luôn có phương án dự phòng, giúp trẻ luôn năng động, luôn học hỏi và hứng thú với những gì đang làm. Qua âm nhạc, dạy trẻ những khía cạnh cuộc sống. Trẻ nào được tiếp xúc với âm nhạc trong thời gian dài, sẽ có sự mềm mại trong tâm hồn và tinh tế trong suy nghĩ. Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, guồng quay của cuộc sống cũng có khi xô bồ phức tạp. Việc dành một chút thời gian cho trẻ thả hồn vào những bản nhạc sẽ khiến cho cuộc sống trở nên thư thái và dễ chịu hơn. Chính điều đó khiến cho biết bao trái tim phải rung động làm cho cuộc sống của trẻ thêm phần ý nghĩa với nhiều niềm vui, niềm lạc quan. Chơi đàn giúp trẻ luôn cảm thấy hạnh phúc và cuộc sống tràn đầy thi vị. 6. Biện pháp 6. Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh a) Mục tiêu của biện pháp: “Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 5 – 6 tuổi qua dạy trẻ biết chơi đàn Organ, góp phần xây dựng lớp học hạnh phúc 17/20 Vì đàn organ dễ chơi, nhiều tính năng dạy học và mang nhiều lợi ích đối với tinh thần, thể chất và sự phát triển trí óc của trẻ. Chính vì thế, tôi khuyên các bậc phụ huynh nên cho con mình học đàn organ càng sớm càng tốt. Qua tuyên truyền với phụ huynh, tôi lắng nghe ý kiến từ phía các bậc cha mẹ. Trường học hạnh phúc cũng là nơi mà phụ huynh cảm thấy hạnh phúc, an tâm và tin tưởng gửi gắm tương lai của con em họ. b) Nội dung và cách thực hiện: Giáo dục mầm non là giáo dục mang hình thức gia đình. Cô giáo mầm non vừa đóng vai trò một nhà giáo dục vừa là người mẹ của trẻ. Trẻ được sinh ra từ gia đình và gia đình là trường học đầu tiên của trẻ. Vai trò của phụ huynh, đặc biệt là vai trò của cha mẹ trẻ có một vị trí quan trọng trong giáo dục trẻ. Do phụ huynh của địa phương luôn phải xa nhà do công việc buôn bán nên cha mẹ trẻ thường giao công việc đưa đón trẻ cho ông bà và người giúp việc nên tôi phải tuyên truyền với cha mẹ trẻ qua nhiều hình thức khác nhau. *Trao đổi qua điện thoại, tin nhắn điện tử đến cá nhân phụ huynh và lập nhóm zalo của lớp: Qua kênh thông tin này, cha mẹ có thể nắm bắt được tình hình ăn ngủ, học tập cũng như các hoạt động vui chơi của trẻ nói chung, nghệ thuạt chơi đàn Organ nói riêng mà không cần phải trao đổi trực tiếp với các cô giáo. Có thể chụp ảnh, quay video hay phát trực tiếp để bố mẹ trẻ cũng được xem và thảo luận về năng khiếu nghệ thuật của các con * Trao đổi qua góc tuyên truyền: Góc tuyên truyền được đặt vào vị trí dễ nhìn, bắt mắt nhất với phụ huynh. Nội dung tuyên truyền được cập nhật hàng ngày qua bảng thông báo trang trọng. Ngoài cha mẹ trẻ thì ông bà, bố mẹ hay người giúp việc, anh chị em, của trẻ cũng có thể xem được các hoạt động của các hoạt động âm nhạc mà trẻ cùng các bạn tham gia. * Trao đổi qua giờ đón trả trẻ: Qua trao đổi, trò chuyện cùng phụ huynh để nắm bắt thói quen, hành vi và các hoạt động tâm lý khác của trẻ khi trẻ ở nhà cũng như ở lớp. Từ đó, có biện pháp giáo dục phù hợp. Với nghệ thuật chơi đàn Organ, có thể phát tờ rơi về lời bài hát, bản xướng âm, để phụ huynh có thể cùng trẻ học đàn *Trao đổi qua các buổi họp phụ huynh: Mỗi năm chỉ có 1-2 buổi họp phụ huynh nhưng tôi cũng tranh thủ để đưa ra các hoạt động văn nghệ cũng như tổ chức các trò chơi âm nhạc, các bước để dạy trẻ chơi đàn Organ thành công. Phụ huynh nắm được và rất ủng hộ vật chất và tinh thần cho lớp. Qua thực hiện các hình thức trao đổi như trên, phụ huynh rất phấn khởi và ủng hộ vải vụn, bìa cứng, lõi chỉ, các loại khuy hột hạt, để cô giáo làm sân khấu và trang phục cho trẻ biểu diễn. Phụ huynh tham gia hóa trang, trang điểm cho trẻ, mua đàn cho con tạp luyện ở nhà, góp phần cho ước mơ chơi đàn, dạo nhạc của trẻ được thành công. c) Điều kiện thực hiện biện pháp: Giáo viên có kế hoạch rõ rang cho từng bản nhạc muốn dạy trẻ và nắm bắt rõ ràng khả năng của từng trẻ để tuyên truyền, phản ánh tới phụ huynh một cách chính xác nhất. Qua tuyên truyền với phụ huynh, tôi thấy các bậc phụ huynh rất hoan hỷ ủng hộ ý kiến của cô để con em mình có thể chơi đàn thành công một bản nhạc nào “Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 5 – 6 tuổi qua dạy trẻ biết chơi đàn Organ, góp phần xây dựng lớp học hạnh phúc 18/20 đó. Có phụ huynh cho tôi hay, cho con đi học nhạc ở trung tâm đã lâu nhưng cháu chưa đọc được nốt nhạc, cũng chưa đàn được bản nhạc nào trọn vẹn. Điều đó càng khích lệ tôi cho trẻ được tiếp xúc với đàn nhiều hơn nữa, trẻ và các bậc cha mẹ được thưởng thức nhiều hơn các bản nhạc từ chính bàn tay và tài năng của con em mình. Đó là những nguồn động lực giúp tôi thêm yêu nghề, yêu trẻ, muốn tìm ra nhiều giải pháp mới trong giáo dục để giúp các em ngày càng được bồi đắp về tâm hồn và nhận thức được nhiều điều hay, mới mẻ trong cuộc sống! IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: * Đối với trẻ: Sau khi thực hiện các biện pháp trên, trẻ trong lớp tôi rất thích đi học, thích đến lớp. Đi học để được chơi và được xem các bạn đàn. Qua các bản nhạc, trẻ lĩnh hội được thêm nhiều kinh nghiệm sống cũng như được bồi dưỡng tâm hồn và những rung động thảm mỹ. Để kiểm tra tính hiệu quả, mức độ khả thi của các biện pháp với trẻ, tôi đã tiến hành đánh giá trẻ, so sánh kết quả đạt được trước và sau khi áp dụng sáng kiến. kết quả cụ thể được thể hiện ở Bảng 3: Đánh giá trẻ trước và sau khi áp dụng sáng kiến So sánh bảng đánh giá trẻ đầu năm và cuối năm cho thấy, tỉ lệ trẻ đạt yêu cầu về các tiêu chí tăng rõ rệt. Quá trình phát triển thẩm mỹ cho trẻ 5 - 6 tuổi qua trò dạy trẻ chơi đàn Organ đã tạo ra động cơ học tập tốt hơn. Cùng với thực tế trải nghiệm có thể nói rằng: Phát triển thẩm mỹ cho trẻ 5 - 6 tuổi qua dạy trẻ biết chơi đàn Organ đã thực sự góp phần xây dựng trường lớp mầm non hạnh phúc, đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non 2. Đối với giáo viên: - Xây dựng được kế hoạch hoạt động giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ 5 - 6 tuổi qua dạy trẻ biết chơi đàn Organ một cách khách quan, khoa học, có tính khả thi. - Chủ động tạo ra một sân chơi lý thú cho trẻ theo các tiêu chí trường học hạnh phúc một cách linh hoạt và sáng tạo. Giáo viên ngày càng có kinh nghiệm chuẩn bị phong phú các đồ dùng trực quan, đạo cụ, âm nhạc,... Từ đó, giáo viên được nâng cao về phương pháp, hình thức tổ chức dạy trẻ chơi đàn Organ đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục mầm non hiện nay, nhằm giúp cho trẻ em, phụ huynh và cô giáo ngày càng gắn bó và hạnh phúc hơn trong cuộc sống. 3. Đối với nhà trường: Đề tài góp phần xây dựng nhà trường thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học hạnh phúc”, thực hiện tốt khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” 4. Đối với phụ huynh: Phụ huynh yên tâm, tin tưởng gửi con, thường xuyên phối kết hợp cùng giáo viên, ủng hộ các nguyên vật liệu để cô giáo tạo ra các đồ dùng đồ chơi phục vụ cho công tác chăm sóc - giáo dục trẻ ngày càng tốt hơn. Qua việc dạy trẻ đàn được một số bản nhạc thành công trong một thời gian ngắn, phụ huynh càng quý mến cô giáo. “Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 5 – 6 tuổi qua dạy trẻ biết chơi đàn Organ, góp phần xây dựng lớp học hạnh phúc 19/20 PHẦN III. KẾT LUẬN CHUNG VÀ KHUYẾN NGHỊ SƯ PHẠM Giáo dục thẩm mỹ là một trong 5 lĩnh vực phát triển của Chương trình giáo dục mầm non, có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ. Giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ 5 - 6 tuổi qua dạy trẻ biết chơi với đàn Organ góp phần hình thành cho trẻ 5 - 6 tuổi các phẩm chất năng lực về thẩm mỹ và nhân cách, chuẩn bị tâm thế tốt cho trẻ em 5 tuổi vào lớp Một. Dạy trẻ biết chơi đàn Organ được coi là một trong những con đường dẫn lối hạnh phúc của trẻ thơ, thiết thực góp phần vào phong trào thi đua thực hiện “Triển khai Kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ từng nhấn mạnh: Có ba tiêu chí quan trọng để xây dựng nên một trường học hạnh phúc đó là yêu thương, an toàn và tôn trọng. Để thực hiện tốt ba tiêu chí này, thầy cô cần thay đổi, đổi mới nhận thức và tầm nhìn trong giáo dục trẻ, mở rộng các hình thức và phương pháp trong giáo dục các em. Giáo viên vừa là nhà giáo dục, vừa luôn luôn là người bạn tri kỉ của trẻ, sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ trẻ. Phong trào thi đua “Xây dựng trường học hạnh phúc” đã và đang là nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành giáo dục. Muốn xây dựng trường học hạnh phúc thì mỗi lớp học phải là một lớp học thực sự hạnh phúc. Học đàn Organ không chỉ là niềm vui mà còn là một cách phi thường để cải thiện trạng thái tinh thần của trẻ. Giống như hầu hết các nhạc cụ, Organ cải thiện cho trẻ em chỉ số IQ, EQ . Với trẻ 5 – 6 tuổi, nếu cho trẻ học đàn organ sớm sẽ có tác dụng phát huy tư duy, tính sáng tạo qua các tác phẩm âm nhạc, bồi dưỡng năng lực cảm thụ âm nhạc và cảm nhận được nét đẹp nghệ thuật trong âm nhạc. Âm nhạc nói chung, đàn organ nói riêng là một môn nghệ thuật của tâm hồn, của cuộc sống tươi đẹp mà chúng ta nên bồi đắp. *Bài học kinh nghiệm: Muốn dạy trẻ chơi đàn organ thành công, điều đầu tiên phải hiểu biết cơ bản về nhạc lý và các chức năng cơ bản trên đàn Organ. Muốn trẻ hạnh phúc qua chơi đàn thì giáo viên phải là người mang hạnh phúc cho các em qua cử chỉ, lời nói, tác phong, sự quan tâm đời sống nội tâm của trẻ. Tôi luôn đặt mình vào suy nghĩ và cái nhìn của trẻ, rồi sau đó phát triển theo tâm lý của trẻ 5 - 6 tuổi, dẫn dắt và dạy dỗ các em qua từng bài học được gắn kết với tác phẩm âm nhạc. Các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của lâm thanh, nhạc điệu cũng như nội dung của tác phẩm âm nhạc. Để giúp đỡ, hướng dẫn các em đúng người, đúng việc, cần phải thăm dò khảo sát để biết được các sở trường, sở đoản, điểm mạnh hay yếu của trẻ, Từ đó có phương pháp, biện pháp giáo dục thẩm mỹ phù hợp, giúp trẻ đạt tới các mục tiêu mong đợi. Việc lựa chọn tác phẩm chiếm một vị trí quan trọng đầu tiên của việc giáo dục âm nhạc cho trẻ qua dạy trẻ đàn. Tác phẩm lựa chọn cho trẻ đàn thường là các ca khúc thiếu nhi, có giá trị nhân văn và nghệ thuật giản dị phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và được trẻ chấp nhận. Tác phẩm phải có ý nghĩa giáo dục nhân cách trẻ, ngắn gọn và giàu cảm xúc. Để trẻ dễ dàng xướng âm, ghi nhớ trình tự các nốt nhạc trong bản nhạc thì việc mã hoá các nốt nhạc thành các “Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 5 – 6 tuổi qua dạy trẻ biết chơi đàn Organ, góp phần xây dựng lớp học hạnh phúc 20/20 ký hiệu dễ hiểu, phù hợp với nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi là hết sức cần thiết. Nhiều trẻ học đàn phải dừng lại ở bước này do việc ghi nhớ quá khó khăn các nốt nhạc có ký hiệu thông thường. Sauk hi mã hoá lại các ký hiệu nốt nhạc thành các kí hiệu dễ hiểu thì tổ chức đa dạng các hình thức cho trẻ xướng âm, giúp trẻ học bằng chơi, chơi mà học hiệu quả, Trẻ thuộc bản xướng âm sẽ làm tiền đề cho quá trình tập luyện đàn thành công, Khi tổ chức cho trẻ thực hành, luyện tập trên đàn cần chú ý yếu tố vừa sức với trẻ, không yêu cầu quá cao ở trẻ. Âm nhạc cần sự thư thái và cảm nhận, làm sao giữ cho các em có được tinh thần phấn khởi, hạnh phúc với những gì mình đã đạt được. Cuối cùng, công tác với phụ huynh là yếu tố làm nên thành công cho việc dạy trẻ chơi đàn Organ, giúp cho “bản nhạc” của các em có sức lan tỏa trong cộng đồng. Từ đó, cha mẹ trẻ càng quan tâm giúp đỡ đến các hoạt động giáo dục của lớp, của trường. Qua thực nghiệm các biện pháp đã đề xuất tại lớp do tôi phụ trách, cho thấy, các biện pháp tôi đưa ra là khả thi và dễ áp dụng thực hiện, đem đến niềm vui, sự hứng khởi cho học sinh và phụ huynh. Để thực hiện áp dụng các biện pháp giáo dục đạt hiệu quả và nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non, nhằm xây dựng trường học hạnh phúc được tốt hơn, tôi xin phép trình bày một vài kiến nghị như sau: II. KIẾN NGHỊ: 1. Đối với phòng GD&ĐT huyện Gia Lâm: - Cần tiếp tục chủ động công tác chỉ đạo các nhà trường xây dựng trường học hạnh phúc, tiếp tục thực hiện Công văn số 101/CĐGD của Công đoàn ngành giáo dục thành phố Hà Nội về việc hướng dẫn công đoàn phối hợp với chính quyền các cấp tổ chức tham gia xây dựng trường học hạnh phúc trên địa bàn huyện. - Tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, tổ chức các chuyên đề, hội thảo về Xây dựng Trường lớp mầm non hạnh phúc để giáo viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau 2. Đối với Ban giám hiệu và Công đoàn nhà trường: - Tiếp tục chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, đẩy mạnh việc thực hiện Bộ quy tắc ứng xử trong trường học để Trường học thực sự là môi trường hạnh phúc của học sinh, phụ huynh và những người làm công tác giáo dục trong nhà trường. Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi về phát triển thẩm mỹ cho trẻ 5 - 6 tuổi qua dạy trẻ biết chơi đàn Organ, nhằm góp phần xây dựng trường lớp hạnh phúc. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các cấp lãnh đạo cùng các bạn đồng nghiệp để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện đầy đủ hơn, góp phần tạo ra nhiều niềm vui, sự thú vị và bổ ích cho trẻ. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Gia Lâm, ngày 6 tháng 4 năm 2021 Tác giả Nguyễn Thị Thuý “Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 5 – 6 tuổi qua dạy trẻ biết chơi đàn Organ, góp phần xây dựng lớp học hạnh phúc 21/20 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1. DANH SÁCH BIỂU BẢNG BĂNG 1: Kết quả khảo sát lĩnh vực phát triển thẩm mỹ đầu năm theo các mục tiêu mong đợi Mục tiêu đánh giá trẻ Trước khi áp dụng sáng kiến Đ % CĐ % 1. Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và các tác phẩm nghệ thuật MT96. Tán thưởng, tự khám phá, bắt chước âm thanh, dáng điệu và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình khi nghe các âm thanh gợi cảm và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng. 12 37, 5 20 62,5 MT97. Chăm chú lắng nghe và hưởng ứng cảm xúc (hát theo, nhún nhảy, lắc lư, thể hiện động tác minh hoạ phù hợp) theo bài hát, bản nhạc; thích nghe và đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ; thích nghe và kể câu chuyện 15 46,9 17 53,1 2. Một số kĩ năng trong hoạt động âm nhạc MT99. Hát đúng giai điệu, lời ca, hát diễn cảm phù hợp với sắc thái, tình cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ 14 31,3 18 68,7 MT 100. Vận động nhịp nhàng phù hợp với sắc thái, nhịp điệu bài hát, bản nhạc với các hình thức (vỗ tay theo các loại tiết tấu, múa). 16 50 16 50 3. Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật âm nhạc, MT 107. Tự nghĩ ra các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động, hát theo các bản nhạc, bài hát yêu thích. 15 46,9 17 53,1 MT 108. Gõ đệm bằng dụng cụ theo tiết tấu tự chọn. 13 40,6 19 59,4 Tổng số trẻ 32 “Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 5 – 6 tuổi qua dạy trẻ biết chơi đàn Organ, góp phần xây dựng lớp học hạnh phúc 22/20 Bảng 2: Một số bài ca khúc lựa chọn cho trẻ chơi đàn theo từng tháng Tháng Chủ đề Ca khúc/bản nhạc lực chọn Tháng 9 Trường mầm non của bé Em đi mẫu giáo, Hoa bé ngoan; Lớp chúng mình; Tháng 10 Bản thân Cái mũi; Khuôn mặt cười; Vì sao bé không lắc; Tháng 11 Gia đình Cả nhà thương nhau; Cháu yêu bà; Tháng 12 Nghề nghiệp Cháu yêu cô chú công nhân; Cháu yêu cô thợ dệt; Tháng 1 Giao thông Sắp đến tết rồi; Em di qua ngã tư đường phố; Đi trên vỉa hè bên phải; Em đi chơi thuyền, Tháng 2 Thực vật Lý cây xanh, Quả gì; Tháng 3 Động vật Vì sao con mèo rửa mắt; hãy xoay nào; Đố bạn; Tháng 4 Nước - mùa hè - thủ đô Hà Nội Cho tôi đi làm mưa với; Yêu Hà Nội Tháng 5 Quê hương – Bác Hồ - trường tiểu học Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ; Quê hương tươi đẹp; “Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 5 – 6 tuổi qua dạy trẻ biết chơi đàn Organ, góp phần xây dựng lớp học hạnh phúc 23/20 BẢNG 3: Kết quả khảo sát lĩnh vực phát triển thẩm mỹ cuối năm theo các mục tiêu mong đợi Mục tiêu đánh giá trẻ Trước khi áp dụng sáng kiến Sau khi áp dụng sáng kiến Đ % CĐ % Đ % CĐ % 1. Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và các tác phẩm nghệ thuật MT96. Tán thưởng, tự khám phá, bắt chước âm thanh, dáng điệu và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình khi nghe các âm thanh gợi cảm và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng. 12 37, 5 20 62,5 30 93,8 2 6,2 MT97. Chăm chú lắng nghe và hưởng ứng cảm xúc (hát theo, nhún nhảy, lắc lư, thể hiện động tác minh hoạ phù hợp) theo bài hát, bản nhạc; thích nghe và đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ; thích nghe và kể câu chuyện 15 46,9 17 53,1 31 96,9 1 3,1 2. Một số kĩ năng trong hoạt động âm nhạc MT99. Hát đúng giai điệu, lời ca, hát diễn cảm phù hợp với sắc thái, tình cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ 14 31,3 18 68,7 31 96,9 1 3,1 MT 100. Vận động nhịp nhàng phù hợp với sắc thái, nhịp điệu bài hát, bản nhạc với các hình thức (vỗ tay theo các loại tiết tấu, múa). 16 50 16 50 30 93,8 2 6,2 3. Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật âm nhạc, MT 107. Tự nghĩ ra các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động, hát theo các bản nhạc, bài hát yêu thích. 15 46,9 17 53,1 30 93,8 2 6,2 MT 108. Gõ đệm bằng dụng cụ theo tiết tấu tự chọn. 13 40,6 19 59,4 32 100 32 100 Tổng số trẻ 32 “Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 5 – 6 tuổi qua dạy trẻ biết chơi đàn Organ, góp phần xây dựng lớp học hạnh phúc 24/20 PHỤ LỤC 2 ẢNH MINH HỌA ĐỀ TÀI “Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 5 – 6 tuổi qua dạy trẻ biết chơi đàn Organ, góp phần xây dựng lớp học hạnh phúc 25/20 PHỤ LỤC 3. ĐĨA CD: MỘT SỐ BẢN NHẠC TRẺ TẬP LUYỆN TRÊN ĐÀN ORGAN
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_phat_trien_tham_my_cho_tr.pdf